Giá cả là gì?

Giá của hàng hóa là vấn đề luôn rất được quan tâm, nhưng không có nhiều người có thể định nghĩa được rõ ràng cũng như các yếu tố tạo nên giá cả gồm nhưng gì?

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Giá cả là gì?

Giá cả là gì?

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó.

Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hóa, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hóa đó, trường hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hóa sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hóa đó.

– Yếu tố tác động nên giá trị cả:

+ Quan hệ cung và cầu về hàng hóa.

+ Giá trị của đồng tiền.

+ Giá trị của bản thân hàng hóa đó.

Trong bài viết giá cả là gì? chúng tôi cung cấp các thông tin hữu ích liên quan cho Quý độc giả, do đó, Quý vị đừng bỏ lỡ.

Tầm quan trọng của giá

– Đối với người mua:

+ Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Khi quyết định mua sản phẩm, khách hàng thường cân nhắc kỹ về giá, đặc biệt đối với nhóm khách hàng có thu nhập còn thấp, khách hàng thường coi giá của hàng hóa là biểu hiện của chất lượng.

+ Mặc dù, trên thị trường hiện nay sự cạnh tranh về giá đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ hậu mãi nhưng giá vẫn có một vai trò quan trọng đối với công việc kinh doanh.

– Đối với người bán:

+ Giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định đến yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó. Do vậy, giá cả ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, đế thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty.

+ Giá cả là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp, có thể điều chỉnh giá rất dễ dàng, linh hoạt và nhanh chóng. Các đối thủ cũng dễ dàng điều chỉnh giá để đáp lại.

+ Giá cả là một công cụ cho Marketing có tác động nhanh nhất đến thị trường so với các chiến lược khác. Đồng thời, giá cả chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Vì đó, hiểu biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẽ giúp cho doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn về giá.

Đôi nét về thị trường

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

– Thị trường bao gồm: Tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.

– Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường Bất động sản, thị trường du lịch … cũng có một số nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ ví dụ như: Thị trường Bắc, Trung, Nam…

– Thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn tới khả năng trao đổi. Trong kinh tế thì thị trường được chiểu rộng hơn là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại:

+ Thị trường hàng hóa – dịch vụ (hay còn gọi là thị trường sản lượng).

+ Thị trường lao động.

+ Thị trường tiền tệ.

– Các biểu hiện của thị trường:

+ Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá.

+ Chứng khoán: Người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian.

+ Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được quyền chọn lựa.

+ Chợ online: Nơi người mua được lựa chọn và so sánh giá cả.

+ Chợ truyền thống: Nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận giá của sản phẩm hàng hóa.

– Điều kiện xuất hiện thị trường:

+ Xuất hiện các chủ thể kinh tế độc lập với nhau.

+ Xuất hiện phân công lao động xã hội.

Như vậy, Giá cả là gì? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến giá cả, thị trường. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ có ích đối với quý bạn đọc.