Gia Lai thuộc miền nào?
Gia Lai là một trong những tỉnh thành ngày càng thu hút được lượng khách du lịch lớn cả trong và ngoài nước. Do đó, có rất nhiều người muốn tìm hiểu và có những thông tin cơ bản liên quan đến Gia Lai.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Gia Lai thuộc miền nào?
Vị trí địa lý của Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía Bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 – 800 mét so với mực nước biển. Gia Lai cách Hà Nội tầm 1120 km, cách Đà nẵng tầm 396 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh tầm 491 km.
– Phía Bắc giáp một chút với Quãng Ngãi với đường biên chỉ là mười km lại nằm chính trên khu bảo tồn Kon Chư Răng.
– Phía Đông giáp với tỉnh Bình Định với đường biên giới hơn 115 km, con đường chủ yếu qua hai tỉnh là DT637 và quốc lộ 19.
– Phía Đông Nam giáp với Phú Yên khoảng 100 km đường biên chủ yếu là huyện Krong, một phần huyện la Pa và Kông Chro. Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc lãnh thổ của Campuchia có đường giới chạy dài khoảng 90 km. Gồm các huyện Đức Cơ, Chư Prong và một ít của huyện la Grai.
– Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk và phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.
Gia Lai thuộc miền nào?
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai của nước ta và là một trong những tỉnh cao nguyên nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Gia Lai đứng thứ nhất về diện tích, đứng thứ 2 cả về dân số vùng Tây Nguyên.
Tây Nguyên là một trong ba tiểu vùng thuộc miền Trung. Bao gồm năm tỉnh thành Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Chính vì thế, đối với câu hỏi Gia Lai thuộc miền nào? Thì câu trả lời là thuộc miền Trung.
Gia Lai có bao nhiêu huyện, thành phố?
Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 14 huyện với 220 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 24 phường, 14 thị trấn và 182 xã. Cụ thể:
– Thành phố Pleiku với 14 phường và 08 xã.
– 02 Thị xã là An Khê (với 06 hường và 05 xã), Ayun Pa (với 04 phường và 04 xã).
– 04 huyện bao gồm: Chư Păh (02 thị trấn, 12 xã); Chư Prong (1 thị trấn và 19 xã); Chư Pưh (1 thị trấn, 08 xã); Chư Sê (1 thị trấn và 14 xã).
Tài nguyên thiên nhiên của Gia Lai
– Tài nguyên rừng:
+ Rừng ở Gia Lai rất phong phú về các loài, kiểu, dạng khác nhau về tính chất hay hình thái và ý nghĩa kinh tế. Gia Lai có gần một triệu ha đất lâm nghiệp, diện tích có rừng là hơn 700 nghìn ha.
+ Sản lượng gỗ khai thác hàng năm rất lớn sẽ đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và cho ra sản phẩm chất lượng cao.
– Tài nguyên đất:
+ Tại tỉnh có 27 loại đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ nằm trong 07 nhóm chính.
+ Tài nguyên đất ở Gia Lai đã được khai thác và sử dụng từ lâu, trước kia là khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sinh sống của đồng bào dân tộc, ngày nay nguồn tài nguyên này đặc biệt được chú trọng khai thác và đưa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với quy mô lớn.
– Tài nguyên nước:
Gia Lai là vùng đất đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn như sông Ba, Sê San, chảy xuống vùng duyên hải miền Trung và sông Mê Kông với tiềm năng lớn về thủy điện.
– Tài nguyên khoáng sản:
+ Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của Gia Lai. Theo báo cáo của Liên đoàn địa chất 06 tỉnh Gia Lai có nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, boxit và đá quý.
+ Tỉnh có kháong sản phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng khác như đá bazan xây dựng ở đào Chư Sê,… Sét gạch ngói phân bố rộng khắp toàn tỉnh nhưng tập trung lớn ở An Khê. Cát xây dựng phân bố dọc sông suối, đặc biệt dọc sông Ba và có 40 loại nhỏ, chất lượng khá, đáp ứng nhu cầu xây dựng.
Gia Lai thuộc khu vực tuyển sinh nào?
Các khu vực tuyển sinh tại Việt Nam được chia làm 03 khu vực, cụ thể:
– Khu vực 01:
+ Cộng ưu tiên 0.75 điểm.
+ Khu vực 01 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học Trung học phổ thông hoặc trung cấp của thí sinh, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tiw của chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Khu vực 02:
+ Cộng ưu tiên 0.25 điểm.
+ Khu vực 02 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc khu vực 01).
– Khu vực 03:
+ Không được cộng điểm ưu tiên.
+ Khu vực 03 là các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc khu vực 03 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
Theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tại thang điểm trong bảng phân chia khu vực tuyển sinh, theo đó tỉnh Gia Lai thuộc khu vực 01 được cộng 0.75 điểm.
Như vậy, đối với nội dung Gia Lai thuộc miền nào? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi đã trình bày một số nội dung liên quan đến Gia Lai. Chúng tôi mong rằng nội dung của bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.