Gia Lai ở đâu, Gia Lai thuộc miền nào, đặc điểm Gia Lai
Đối với những người yêu thích du lịch, chắc chắn sẽ có một lần nào đó bạn nghe qua tỉnh Gia Lai tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội được đến ghé thăm vùng đất này. Hay hiểu rõ những đặc điểm, đặc trưng nổi bật của Gia Lai. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tỉnh thành này. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu Gia Lai ở đâu, Gia Lai thuộc miền nào, đặc điểm của Gia Lai là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để có cho mình những thông tin hữu ích về vùng đất này nhé.
Về vị trí địa lý của Gia Lai?
Gia Lai là một trong những tỉnh thuộc khu vực phía Bắc của Tây Nguyên. Được biết tới là một tỉnh miền núi thuộc Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 700 đến 800 mét so với mực nước biển. Diện tích của tỉnh thành này khá rộng, khoảng 15. 536, 92 km2. Với tọa độ trải dài từ 12 Độ 58’20 đến 14 Độ 36’30 khu vực Vĩ Bắc. 107 độ 27’23 tính 108 độ 54’40 khu vực Kinh Đông. Khu vực phía Bắc của Gia Lai giáp với tỉnh Kon Tum, phía Nam thì giáp với Đắk Lắk, và phía Tây giáp với Campuchia, phía đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Đây là tỉnh thành có 90km là đường biên giới quốc gia. Chính vì vậy mà vị trí của tỉnh hàng này khá quan trọng trong chính trị và kinh tế Việt Nam.
Về đặc điểm của tỉnh Gia Lai?
Để nói hết được đặc điểm của tỉnh Gia Lai, chúng ta sẽ kể đến nhiều yếu tố khác nhau tại khu vực như khí hậu, dân số, tài nguyên thiên nhiên,.. Cụ thể:
Về khí hậu của tỉnh Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh thành có nhiệt độ theo dạng nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Với đặc điểm một năm chỉ có hai mùa chính được bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau. Với lượng mưa trung bình hàng năm ngày 2.200mm đến 2.500mm. Do là một trong những tỉnh thành nằm ở trên khu vực vùng cao nên Gia Lai có khí hậu khá mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 đến 25 độ C. Đây là mức nhiệt độ rất thuận lợi cho việc phát triển và kinh doanh các loại cây nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đồng thời, với mức nhiệt độ này thì đây trở thành một trong những vùng đất được ưa chuộng bởi các du khách lui tới.
Về dân số của tỉnh Gia Lai
Theo liệt kê của năm 2008, thì Gia Lai là tỉnh thành có khoảng 1.213.750 người đến từ 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống khác nhau tại đây. Một trong số đó lượng người Kinh sinh sống chiếm 52% trên tổng dân số. Còn lại là những dân tộc khác như: Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Thái, Mường,… Với sự đa dạng các dân tộc tại Gia Lai đã tạo nên những nét văn hóa đa dạng và đặc trưng riêng biệt cho vùng đất này. Tại đây được chia ra hai bộ phận người định cư khác nhau, đó là dân định cư lâu năm tại Gia Lai là Jrai, Bahnar, còn những dân tộc như Kinh, Mường, Thái là đến sau này mới di cư đến vùng đất này.
Về tài nguyên thiên nhiên
Gia Lai là một trong những tỉnh thành được biết đến với diện tích rừng rộng lớn và đa dạng hệ sinh thái. Vì vậy tại đây tài nguyên thiên nhiên của Gia Lai được đánh giá rất cao. Cụ thể:
Về tài nguyên đất
Theo như sự nghiên cứu và phân loại của FAO- UNESCO thì đất đai tại Gia Lai gồm có 5 phần khác nhau là: Đất Phù Sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá. Một trong số đó, diện tích của đất vàng với 756.433 ha, chiếm gần một nửa diện tích tự nhiên tại Gia Lai. Đặc điểm này, đã tạo cơ hội cho các ngành nuôi trồng phát triển. Đặc biệt là tại vùng đất đỏ bazan, người dân Gia Lai đã tận dụng đến trồng Những cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su và các loại cây ăn quả khác. Mang lại nguồn kinh tế và việc làm cho người dân tại khu vực.
Về tài nguyên nước
Tại Gia Lai, gồm có 3 hệ thống sông chính đó là: Sông Ba, sông Sê San, phụ lưu hệ thống sông Sêrêpôk. Đây là 3 con sông trữ lượng nước rất lớn tại Gia Lai. Đặc điểm của các dòng sông này là ngắn và dốc. Giúp tạo ra nguồn năng lượng tiềm năng cho ngành thủy điện tại đây. Một trong số đó, sông Sê San có tiềm năng thủy điện lớn nhất tại Việt Nam, chiếm đến 11,3% tổng số tiềm năng thủy điện của nước ta. Chỉ đứng sau sông Đà và sông Đồng Nai. Nhờ đặc điểm này, mà Gia Lai góp phần quan trọng vào ngành thủy điện của Việt Nam ta, tạo nên nguồn điện cung cấp cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Về tài nguyên rừng
Do là một trong những tỉnh thành miền núi ở Bắc thuộc Tây Nguyên. Gia Lai có diện tích rừng khá lớn và hệ sinh thái đa dạng. Cụ thể, Gia Lai có 871.645 ha là đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích rừng lên đến 719.314 ha, với lượng chữ gỗ 75,6m3.
Với những con số ấn tượng này, Gia Lai trở thành một trong những tỉnh khai thác và cung cấp gỗ tự nhiên hàng năm để tạo ra các sản phẩm từ gỗ bột gỗ, làm giấy trên thị trường với quy mô và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, do là vùng đất còn khá hoang sơ với thảm thực vật đa dạng rộng lớn, thì hệ sinh thái, các loài động thực vật ở đây cũng đa dạng như vậy.
Theo như kết quả nghiên cứu từ Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, thì tại Gia Lai gồm có: 375 loài chim thuộc 42 họ 18 bộ khác nhau; 107 loài thú thuộc 30 họ; 48 loài lưỡng cư thuộc 6 họ 2 bộ: 96 loài cá vàng và hàng ngàn loài côn trùng, các loài động vật rất khác nhau,….
Đặc biệt, tại vùng núi của Gia Lai là một trong những khu vực còn xuất hiện các loại thú quý hiếm tại Việt Nam như: Sóc bay, Chó sói đỏ, Culi lùn, Vượn đen, Dơi Đốm hoa, Gấu ngựa, Hạc cổ trắng, Công, Trở sao, Gà lôi, Tắc kè, athằn lằn giun, Trăn hoa,….
Về tài nguyên khoáng sản
Với sự đa dạng về tài nguyên đất, cũng như tài nguyên rừng của mình. Gia Lai trở thành một trong những tỉnh thành có thảm tài nguyên rộng lớn và đa dạng nhất. Cùng với đó, là lịch sử trải dài qua nhiều năm qua, đã tạo nên các loại khoáng sản đa dạng cho vùng đất này. Các loại tài nguyên khoáng sản tiêu biểu có thể kể đến tại Gia Lai như: quặng vàng, quặng bô xít, mỏ sắt, đá granite, đá vôi, cát xây dựng. Với sự đa dạng và nguồn khoáng sản dồi dào của Gia Lai đã tạo điều kiện phát triển ngành khai thác và phát triển kinh tế khu vực. Đồng thời, góp phần không nhỏ vào số lượng khoáng sản tại Việt Nam.
Về tài nguyên du lịch
Gia Lai với sự đa dạng trong thảm thực vật, rừng xanh, sinh vật thiên nhiên. Đã tạo nên tiềm năng lớn cho ngành du lịch tại đây. Bên cạnh đó, tại vùng đất này cũng có nền văn hóa đa dạng, lịch sử trải dài lâu đời. Tạo nên sự đa dạng cho các công trình, kiến trúc, lễ hội lớn. Cụ thể:
Biển Hồ Pleiku
Đây là hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc của Thành Phố pleiKu. Sở dĩ có tên gọi là Biển Hồ, bơi tại đây có gió lớn, mặt hồ sẽ gợn lên từng con sóng nhấp nhô giống như sóng biển vậy. Mang đến vẻ đẹp tự nhiên, yên bình và rất thơ mộng cho vùng đất núi rừng này.
Chùa Minh Thành
Đây là một trong những ngôi chùa lớn tại Gia Lai, được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc chùa Nhật Bản và mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa. Với ngôi bảo tháp gồm 9 tầng, dưới hàng cây liễu, mang lại vẻ đẹp không lẫn vào đâu được cho chùa Minh Thành. Đây là một trong những địa điểm hàng năm thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan và dâng hương tại Gia Lai.
Chùa Bửu Minh
Được biết đến là một trong những ngôi chùa xuất hiện sớm tại Gia Lai vào đầu thế kỷ XX. Ngôi chùa này được xây dựng với sự kết hợp của gỗ và xi măng, mang vẻ đẹp của phong cách kiến trúc miền Bắc thời xưa. Với kiểu dáng như bên Trung Quốc, mang lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách khi ghé thăm .
Thác Phúc Cường Gia Lai
Đây là một con thác khá cao với dòng chảy mạnh, trắng xóa của nước. Tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và đặc trưng của Gia Lai.
Đập Tân Sơn
Đây là một công trình được xây dựng bởi con người, cùng sự kết hợp với thiên nhiên kỳ vĩ và bắt mắt. Giúp mang lại cho chúng ta một địa điểm thăm quan đặc trưng khi đến với Gia Lai.
Đập thủy điện Yaly
Như đã nói ở trên, sông Sê San là một trong những con sông mang lại tiềm năng thủy điện cao đứng thứ 3 trên cả nước. Vì vậy, đập thủy điện Yaly được xây dựng bên con sông Sê San. Đây là một công trình thủy điện ngầm lớn nhất tại Việt nam, mang quy mô và ý nghĩa lớn đối với ngành sản xuất điện của nước ta. Bên cạnh đó, công trình này đã tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp tại Gia Lai, trở thành một trong những điểm đến thu hút khách du lịch khi đến đây.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Đây là một khu vườn quốc gia nằm trên 3 huyện là Đak Đoa, Mang Yang và Kbang của Gia Lai. Tại đây, du khách sẽ được tham quan, khám phá hệ sinh thái tuyệt vời của núi rừng Gia Lai, cùng với sự đa dạng của các loại thú, vật quý hiếm khó tìm trên Việt Nam. Đồng thời, bạn sẽ được đắm mình trong cảnh sắc và không gian thiên nhiên, trong lành, mát mẻ của vùng đất đồi núi thuộc Tây Nguyên này.
Biển Hồ Chè
Đây là một trong những phần đất thuộc biển Hồ, nhưng được người dân Gia Lai trồng chè rất nhiều, nên mới có cái tên gọi Biển Hồ Chè. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ thấy không gian xanh ngát một màu của những cây chè. Tạo nên sự thơ mộng, cái đẹp thiên nhiên “quý hiếm” mà khó ở đâu có thể có được.
Với những thông tin về Gia Lai ở đâu, Gia Lai thuộc miền nào, đặc điểm Gia Lai? Mong rằng, bạn đọc sẽ có cho mình những thông tin bổ ích và cần thiết để hiểu hơn về tỉnh thành miền núi này. Cũng như thấy rõ được nét đẹp văn hóa, nét đẹp thiên nhiên của Gia Lai. Từ đó, có cho mình một địa điểm du lịch mới và độc đáo.