Ghi nhớ mẹo luật chính tả – 5.4.2 Dạy bài mới – 123docz.net

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 VÀ LỚP 3 TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ VÀ TẬP LÀM VĂN

1. 5.4.2 Dạy bài mới

3.2.2.4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả

Theo Giáo Sư Phan Ngọc trong cuốn “Mẹo chữa lỗi chính tả”,Nhà xuất bản

Khoa học và Xã hội đã đưa ra một số mẹo chữa lỗi chính tả tiêu biểu như sau:

a. Mẹo chữa lỗi về vần

a. 1. Mẹo chữa lỗi lẫn lộn: iêu – iu – ưu

Để khắc phục lỗi này, cần nhớ là vần iu chỉ xuất hiện trong môt số từ như: líu

lưỡi, bĩu môi, địu gạo, ỉu xìu và từ chịu trong chịu chơi, chịu tang, chịu
đựng,… ngoài ra iu chỉ xuất hiện trong từ láy âm như: phụng phịu, đìu hiu,
hiu hắt, … Ngoại trừ những trường hợp trên người Miền Bắc và người Miền

Nam có thể viết với ưu trong các trường hợp có sự phân vân iêu, ưu, iu.
Riêng đối với các từ Hán – Việt thì bao giờ cũng chỉ viết với ưu, iêu.

a. 2. Mẹo chữa lỗi lẫn lộn: iêu – ươu – ưu

Người Miền Bắc thường hay gặp rắc rối với lẫn lộn ươu / iêu

Cách khắc phục lỗi này khá đơn giản: chỉ cần nhớ ươu chỉ xuất hiện một cách
hạn chế trong mấy từ như: cái bướu, con hươu, con khướu, chai rượu, con

tười (con khỉ). Các từ Hán – Việt không thể viết với ươu.
b. Mẹo chữa các lỗi về âm

SVTH: Nguyễn Hồng Hải 52 K34B – GDTH

Để khắc phục ta có thể sử dụng mẹo sau:

*Mẹo thanh điệu trong từ Hán – Việt (mẹo trừng trị)

Mẹo này chỉ áp dụng cho các từ Hán – Việt và diễn giải như sau: Những từ

Hán – Việt mang dấu nặng hay dấu huyền đều đi với tr chứ không đi với ch.

-tr đi với dấu huyền như: lập trường, truyền thông, triều đại,…

-tr đi với dấu nặng như: triệu phú, trạng nguyên, tiền trạm, tương trợ,…
* Mẹo láy âm

Mẹo này diễn giải như sau: ch láy âm với các phụ âm khác ở vị trí đứng trước
hay đứng sau, trái lại tr không láy âm đầu với các phụ âm khác ngoại trừ bốn
ngoại lệ (đều là láy âm với 1): trọc lóc, trẹt lét, trót lọt, trụi lủi. Vậy nếu một
tiếng mà không rõ viết với tr hay ch nhưng có thể láy âm đầu với các âm
khác thì trừ những trường hợp ngoại lệ, tiếng đó sẽ viết với ch,

Theo mẹo này ta có:

– ch đứng ở vị trí thứ nhất:

+ ch láy âm với h: chênh hênh, châng hẩng, chô hô, chồm hỗm,…
+ ch láy với b: chành bành, chèo bẻo, chơi bời, chẹp bẹp,…
+ ch láy với m: chàng màng, chểnh mảng, chào mào,…
+ ch láy với v: chạng vạng, chênh vênh, chót vót, chơi vơi,…
+ ch láy với ng: chìm nghỉm, chán ngán, chóc ngóc,…

+ ch láy với r: chộn rộn, chạo rạo, chàng ràng,…

+ ch láy với 1: cheo leo, chói lọi, chi li,….
+ ch láy âm đầu zêrô: chềnh ềnh, chàng àng,….

+ ch đứng ở vị trí thứ hai:

Đứng sau l: lách chách, lã chã, loạng choạng, lanh chanh,…

* Mẹo đồng nghĩa tranh – giành

Trong Tiếng Việt có nhiều cặp đồng nghĩa một viết với tr và một
viết với ch, chẳng hạn: trai – giai, tranh – giành. . . Một từ chưa biết viết với

SVTH: Nguyễn Hồng Hải 53 K34B – GDTH

tr hay ch mà lại đồng nghĩa với một từ viết với gi thì từ đó phải được viết
với tr: trầu – giầu, tráo trở – giáo giở,…

* Mẹo trường từ vựng

+ Mẹo cha – chú: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì
được viết với ch chứ không viết với tr: cha, chú, cháu, chắt, chị,…

+ Mẹo chum – chạn: Đồ dùng trong gia đình nhà nông dân (ngoại trừ

tráp trong cái tráp) thì đều viết với ch chứ không viết với tr: cái chạn, cái
chum, cái chai, cái chăn, cái chõng, cái chày, cái chuồng (gà),…

* Mẹo kết hợp âm đệm

Về mặt kết hợp âm đệm, tr không đi với các vần: oa, oă, oe. Chỉ có thể

là ch là có khả năng đi với những vần này. Vì vậy ta có thể yên tâm viết:

choảng nhau, choáng váng, choàng vai, loắt choắt, cái choé, . . .
c. 2. Mẹo phân biệt R với D và Gi

*Mẹo về âm đệm

Mẹo này được diễn giải như sau: r và gi không kết hợp với âm đệm,

ngoại lệ roa trong từ cu roa (từ phiên âm gốc pháp) tức là không đứng trước
các vần bắt đầu bằng oa, oe, uê, uy. Vậy khi gặp những vần này ta viết với d.
Ví dụ: dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, vô duyên, . . .

* Mẹo láy âm “co ro, bịn rịn’’

Ta diễn giải mẹo này như sau: r láy âm với b và c là những hình thức
mà d và gi không có:

+ r láy âm với b: bứt rứt, bỉm rủn, bối rối, bã rã, bin rịn, bẵn rẵn, . . .
+ c láy âm với r: cập rận, củ rủ, co ro, kèo rèo, cọn rọn, cà rà. . .

* Mẹo “run rẩy – rừng rực”

Mẹo này giúp nhận biết r dựa trên cơ sở những đặc điểm ngữ nghĩa
những từ láy âm điệp âm đầu với r khác hẳn với những tiếng láy âm điệp
âm đầu yới gi hay d.

SVTH: Nguyễn Hồng Hải 54 K34B – GDTH

+ Những từ láy điệp âm đầu với r mô phỏng tiếng động: kêu ra rả, rả

rích, rào rào, rầm rập, réo rắt, rêu rao, rì rào, rỉ rạ, rên rỉ, . . .

+ Những từ láy điệp âm đầu r chỉ sự rung động ở nhiều cung bậc

khác nhau: run rẩy, rung rinh, rạo rực, rón rén

+ Những từ láy điệp âm đầu chỉ những sắc thái ánh sáng động tươi

chói: roi rói, rừng rực, rập rình, . .:

* Mẹo đồng nghĩa

Trong một số tiếng có phụ âm đầu r đồng nghĩa với tiếng có phụ âm
1 và s do quan hệ nguồn gốc. Vì thế ta có thể dựa vào quan hệ đồng nghĩa
này để viết đúng những trường hợp này.

+ r đồng nghĩa cùng gốc với l: lấp – rấp, lóc -róc, lỗ – rỗ. . . ,

+ r đồng nghĩa cùng gốc với s: riết- nết, rập – sắp, sáng – rạng. . .
* Lưu ý: Xét về mặt lịch sử cặp từ r và gi, r yẫ d là cùng gốc với

nhau: Do đó về mặt chính tả hiện nay có tình trạng viết biến thể r/d hoặc

r/gi chẳng hạn: Tương ứng r/gi: rập khuôn – giập khuôn, chế riễu – chế

giễu, ròn rã – giòn giã, . . .
b. 3. Mẹo phân biệt L hay N
* Mẹo vê âm đệm

Mẹo này diễn giải như sau: l có thể đứng trước âm đệm còn n thì không.

Ta có các âm đệm trong Tiếng Việt là: oa, oă, uê, oe uâ, uy. Theo mẹo này thì
ta có thể yên tâm viết: chói lòa, lóa mắt, luật lệ, luyện tập… mà không bao
giờ có: noa, noe, nuyến… Ngoại trừ noãn có nghĩa là chứng dùng trong từ
Hán -Việt như noãn cầu, noãn sào, …

*Mẹo láy âm

Mẹo này diễn giả như sau: Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm thì
l có thể láy với các âm đầu khác còn n thì không có khả năng này.

SVTH: Nguyễn Hồng Hải 55 K34B – GDTH

láy phụ âm đầu, tiếng đó đứng truức thì có thể viết với

+ l láy với b: lệt bệt, lùng bùng, lõm bõm, lạch bạch, . . .

+ l láy với c (k): lò cò, lục cục, lịch kịch, li kì, lè kè, lẩm cẩm, . . .
+ 1 láy với đ: lờ đờ, lộp độp, lục đục, lao đao, lẻo đẻo, . . .

+ 1 láy với h: leo heo, lúi húi, loay hoay, lủng hủng, . . .

+ 1 láy với d: lai dai, líu díu, lò dò, lộp độp, lở dởm, lạng dạng, . . .

+ l láy với m: lổ mổ, lơ mơ, lan man, lèng mèng, liên miên, lễ mễ, . . .
+ l lấy với ch: lả chả, lạc chạc, lách chách, lau chau, lần chần

+ l láy với x: lài xài, lăng xăng, lao xao, lăn xăn, lô xô, lon xon, . . .
+ 1 láy với t: lăn tăn, lung tung, líu tíu, lạch tạch, le te, lon ton, . . .
+ 1 láy với r: lai rai, lắc rắc, líu ríu, lề rề, lầm rầm, leng reng, . . .
+ 1 láy với v: lởn vởn, lảng vảng, lớ vớ, lặt vặt, lương vương, . . .
+ l láy với nh: lăng nhăng, lải nhải, lí nhí, lảm nhảm, lổm nhổm, . . .
+ l láy với kh: lừng khừng, lừng khừng, lênh khênh, lụ khụ, . . .
+ 1 láy với ng: lơ ngơ, lêu nghêu, lao ngao, . . .

+ 1 láy với qu: láo quáo, lăng quăng, luẩn quẩn, luýnh quýnh, . . .

Nếu xét ở vị trí thứ hai của từ láy âm thì ta lại có một quy tắc khác: 1 láy
âm với các từ khác ngoài gi và âm đầu Zêrô, còn n thì chỉ láy âm với gi và
âm đầu Zêrô mà không láy âm với âm khác.

+ l láy âm với kh: khéo léo, khét lét, khoác lác, khóc lóc, . . .
+ l láy âm với b: lông bông, lảng bảng, lô bô. . .

+ l láy âm với ch: chon lon, cheo leo, chót lọt, chìm lỉm, . . .

Trái lại, n lại láy âm với gi và âm đầu Zêrô: gian nan, ăn năn, ấy náy, . . .
* Mẹo áp dụng với n:

Những từ nào có một từ gần nghĩa với nó bắt đầu bằng đ thì viết vói n

chứ không viết với l. Vì thế, những từ chỉ trỏ chỉ viết với n chứ không viết với: nầy,

SVTH: Nguyễn Hồng Hải 56 K34B – GDTH
đấy, . . .

Những từ chỉ sự ẩn nấp thì viết với n: nấp, né, nương, náu. . .

Từ chỉ phương hướng: nam, nồm, . . .

b. 4. Mẹo kết hợp S v à X
* Mẹo kết hợp âm đệm

S không đi vớỉ bốn âm: oa, oă, oe, uê (ngoa ngoắt khoe quê) chỉ có x đi
với bốn âm này: xoay xở, xuệch xoạc, xoắn lại, . . .

Ngoại lệ, soạn trong từ biên soạn, soạn bài, từ soán trong từ soán đoạn,

soát trong từ soát lại, . . . và những trường hợp do điệp âm đầu trong từ láy:

suýt soát, sột soạt, soạt, sờ soạng, . . .

* Mẹo láy âm

Mẹo này giải thích như sau: chỉ có x mới láy âm với âm đầu khác, còn s thì
không có khả năng này. Nếu gặp một tiếng mà không biết rõ viết với s hay x
mà lại láy âm với âm đầu khác thì tiếng ấy sẽ viết với x.

+ x láy âm với b: bung xung, bờm xờm, bụng xụng, . . .

+ x láy âm với I: liểngxiểng, loan xoăn, lòa xòa, lào xào, lộn xộn, . . .

+ x láy âm với r: xở rở, xo ro, xó ró, . .

Mẹo này ngoại lệ: cục súc, sáng láng, lụp sụp (hay lụp xụp, ). . . s

và x đều láy điệp âm đầu nhưng s lại không láy âm với x. Do đó, cả hai chữ
đều hoặc là điệp s hoặc là điệp x .

+ Điệp s: sừng sững, sớn sác, sù sụ, sửa sang, . . .

+ Điệp x: xao xuyến, xàm xỡ, xăm xắp, xằng xiên, xì xồ, xí xóa. , . .

* Mẹo từ vựng

– Tên các thức ăn, đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng ăn uống thì

viết với x: xôi, xa lát, lạp xường, phở xào, cá xiên, cái xoong,:. .

SVTH: Nguyễn Hồng Hải 57 K34B – GDTH

+ Danh từ chỉ người: ông sư, bà sãi, ngài đại sứ, . . .

+ Danh từ chỉ động vật và thực vật: cây sen, cây sim, con sồ, con sên, . . .
+ Danh từ chỉ đồ vật: cái sọt, song cửa, sợi dây, súc vải, . . .

+ Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: sao, sương, sông, suối, sấm, sét, . . .
Có một số ngoại lệ như: cái xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm

xá, xương, túi xách (hay cái xắc phiên âm tiếng Pháp), bà xơ, cái xô (phiên

âm gốc Pháp), cái xẻng, mùa xuân.

Ta có thể nhớ ngoại lệ này qua một câu văn ngộ nghĩnh sau:

Mùa xuân bà xơ đi xuồng gỗ xoan mang một xắc xoài đến xã, đổi
xẻng ở xưởng về trạm xá chữa xương.