German Everyday Online
Mục Lục
Ostern – Lễ Phục Sinh: Bối cảnh lịch sử
Cùng tìm hiểu về bối cảnh cũng như ý nghĩa của ngày Lễ Phục Sinh, mộ trong những dịp lễ quan trọng nhất của nước Đức.
Table of Contents [hide]
Lễ Phục Sinh – Ostern được xem là một trong những dịp lễ lớn quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito và ở Đức cũng vậy. Chúng ta có thể tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của lễ Phục Sinh khi đọc Sách Thánh. Tuy nhiên không phải tất cả các phong tục và hoạt động diễn ra vào ngày lễ này đều được bắt nguồn và tìm thấy chứng cứ trong Sách Thánh. Thông qua tiến trình lịch sử lâu dài, và ngày này, người dẫn đã thêm vào nhiều hoạt động khác nữa. Giờ chúng ta hãy tìm hiểu nhé!
Ostern – Lễ Phục Sinh ở Đức
Lễ Phục Sinh qua các thời đại
Cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu là trọng tâm của bối cảnh lịch sử và các lễ Phục sinh. Với sự truyền bá của Kitô giáo, các tín đồ bắt đầu chấp nhận nhiều phong tục và truyền thống khác nhau. Biểu tượng đặc trưng, chúng ta luôn bắt gặp trong ngày đại lễ này thường là những chú thỏ Phục Sinh, những quả trứng được vẽ đầy màu sắc, chiếc bánh Phục Sinh xinh đẹp cùng với phong tục đốt lửa trại Phục Sinh.
Ở những đất nước không có ngày Lễ Phục Sinh, mọi người thường hay hỏi “Ostern – Lễ Phục Sinh” trong tiếng Đức, từ này bắt nguồn từ đâu? Không có câu trả lời nào chính xác cho câu hỏi này cả. Trong khi nhiều người cho rằng từ này bắt nguồn từ tên nữ thần Ostara – nữ thần mùa xuân, thì nhiều người khác tin rằng từ này có nghĩa là chỉ hướng Đông “Ost” – điều này thì trùng với thuật ngữ chỉ ngày Lễ Phục Sinh bằng tiếng Anh “Easter”.
Cuộc khổ nạn và sự phục sinh của chúa Giêsu là bối cảnh của Lễ Phục Sinh
Tại sao trứng và thỏ lại là biểu tượng của Lễ Phục Sinh?
Vậy chính xác là hình tượng quả trứng Phục Sinh có liên quan gì tới sự sống, bản ngã của đứa con Đức Chúa Trời – Chúa Giêsu? Người ta lý giải rằng, trứng thường tượng trưng cho khả năng sinh sản và sự sống và trong bối cảnh lễ Phục sinh, hình tượng quả trứng tượng trưng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu. Trông vô hồn, cứng cáp bên bên ngoài, nhưng bên trong một sự sống đang nhú dần nhú dần. Trên tạp chí”Planet Knowledge” có viết, ngay từ thế kỷ thứ nhất, cũng là vào năm Lễ Phục Sinh lần thứ nhất được tổ chức, các tín đồ theo đạo Kito giáo đã tặng cho nhau những quả trứng.
Bên cạnh hình tượng quả trứng, thỏ cũng là tượng trưng cho sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Theo truyền thuyết, hình tượng chú thỏ được bắt nguồn từ sự kiện nữ thần Ostara, do sơ xuất mà mang mùa xuân tới trễ làm mùa màng và chim muông thiệt hại. Sau thấy một con chim đáng thương, nữ thần đã biến nó thành chú thỏ và giao nhiệm vụ đã phát quà mỗi khi xuân về. Xong do một lần phạm sai lầm, nền chú thẻ bị nữ hòang trừng phạt và chỉ cho phép xuống nhân gian một năm một lần vào Lễ Phục Sinh. Xong cũng có nhiều giả thiết cho rằng, linh vật của Lễ Phục Sinh là con cừu.
Thỏ và Trứng màu sắc là biểu tượng của Lễ Phục Sinh
Ngày tổ chức Lễ Phục Sinh
Có nhiều ý kiến khác nhau về tổ chức ngày Lễ Phục Sinh cố định. Vào thế kỷ thứ 4 của thời kỳ Đế Chế Đông La Mã, các tín đồ Kito thường tính lễ Phục sinh diễn ra vào ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân hoặc là ngày Chủ nhật ngay sau đó. Tuy nhiên các hội giáo Kitô giáo khác thường tranh cãi về cách tính này, do đó vẫn có sự khác biệt về thời gian cử hành lễ Phục sinh ngày nay.
Hiện nay, các nhà thờ ở phía Đông tổ chức và tính ngày Lễ Phục Sinh của họ theo lịch Julian, trong khi đó các nhà thờ phía Tây tổ chức theo lịch lịch Gregorian. Vì vậy xảy ra tình trạng những tín đồ theo đạo Chính thống giáo thường tổ chức lễ Phục sinh sau một tuần (theo lịch Julian).
Trứng Phục Sinh được trang trí trên khung cây
Bối cảnh và ý nghĩa của Lễ Phục Sinh ngày nay
Lễ Phục sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Chính thống giáo, Tin lành, Công giáo, Anh giáo). Nền tảng tôn giáo, cái chết và sự phục sinh của chúa Giêsu vẫn có một ý nghĩa sâu sắc đối với các tín đồ Kitô hữu ngày nay, mặc dù nhiều người nghĩ Lễ Phục Sinh là nghĩ đến hình ảnh quả Trứng nhiều màu sắc đầu tiên.
Sự phục sinh kỳ diệu của Chúa Giêsu và hành trình lên thiên đàng tượng trưng cho sự sống sau khi chết, sự bất tử và sự vĩnh hằng của linh hồn con người – những nguyên tắc cơ bản của đức tin Cơ đốc.
Recent Posts
Đàn ông Đức và nửa còn lại của Thế giới
14 June, 2022
Ostern – Easter: Historical Background
26 May, 2022
Berlin – A unique culture and art
24 May, 2022
Germany – The land of classical music
23 May, 2022
Ostern – Lễ Phục Sinh: Bối cảnh lịch sử
29 April, 2022