Gen là gì? (Cập nhật 2022)

Việc tiếp cận, chia sẻ và sử dụng nguồn gen có ý nghĩa quan trọng, giúp lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, tìm và tạo ra các dược phẩm mới giúp chăm sóc sức khỏe con người, tạo ra sự đa dạng sinh học cho môi trường sống. Tuy nhiên khái niệm về gen được quy định như thế nào? không phải ai cũng hiểu được thế nào là gen. Vậy, theo pháp luật, gen là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Gen Là Gì

1. Gen là gì?

Về mặt khoa học, Gen là một đoạn xác định của phân tử acid nucleic có chức năng di truyền nhất định. Trong hầu hết các trường hợp, phân tử acid nucleic này là DNA, rất ít khi là RNA (trường hợp gen là RNA hiện mới chỉ phát hiện ở một số virut). Thuật ngữ này dịch theo phiên âm kết hợp Việt hoá từ tiếng Anh “gen”, cũng như từ tiếng Pháp “gène” (phát âm Quốc tế đều là /jēn/). Trong sinh học phổ thông cũng viết là gen (đọc là gien hoặc zen). Gen có thể tạo ra sản phẩm và đươc gọi là sản phẩm của gen.

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.

Thuật ngữ “gen” đóng vai trò cơ bản thiết yếu và quan trọng hàng đầu trong di truyền học. Nội hàm của thuật ngữ “gen” đã thay đổi nhiều kể từ khi di truyền học (gentics – tức khoa học về gen) ra đời (từ năm 1900) cho đến thế kỷ XIX hiện nay. Trong sinh học phân tử hiện đại cũng như di truyền học phân tử hiện đại, tính từ đầu năm 2000 đến nay, đã có ít nhất 6 định nghĩa mới về gen.

2. Quy định của pháp luật về gen

2.1. Quản lý nguồn gen

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật đa dạng sinh học 2008 được hướng dẫn bởi Điều 19 Nghị định 65/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2010 quy định về việc quản lý nguồn gen như sau:

  • Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây:
    a) Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu bảo tồn;
    b) Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen thuộc cơ sở của mình;
    c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng;
    d) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2.2. Quản lý và chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen

Điều 56 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen được chia sẻ cho các bên có liên quan thông qua các hình thức sau đây:

  • Chia sẻ kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại và lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm thương mại của nguồn gen
  • Hợp tác nghiên cứu và phát triển nguồn gen; thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan đến nguồn gen
  • Chuyển giao công nghệ phát triển nguồn gen cho bên cung cấp nguồn gen
  • Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen
  • Đóng góp phát triển kinh tế địa phương, phát triển các công trình công cộng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo
  • Các hình thức chia sẻ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật
  • Các hình thức khác theo văn bản thỏa thuận và quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen
  • Quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Tổng lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen chia sẻ cho các bên có liên quan được xác định thông qua quá trình cấp giấy phép, thỏa thuận giữa các bên nhưng không thấp hơn 30% tổng lợi ích thu được quy đổi thành tiền.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý.

2.3. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen

Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định tại Điều 57 Luật Đa dạng sinh học 2008 và được hướng dẫn cụ thể bởi khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 65/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2010. Theo đó Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen và cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen được quy định cụ thể như sau:

  • Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Đa dạng sinh học để được cấp phép tiếp cận nguồn gen.
  • Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:
    a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải đăng ký bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn gen
    b) Sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhận việc đăng ký tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân tiến hành ký văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. Văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen
    c) Gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.

3. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

Điều 58 Luật đa dạng sinh học 2008 có quy định về Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Mặt khác, Điều này đã được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 15 Nghị định 59/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017. Theo đó, Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được thành lập dựa theo 2 quy định sau:

– Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có các nội dung chủ yếu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2017/NĐ-CP

– Nội dung các thỏa thuận Hợp đồng về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen phải tuân thủ quy định tại Nghị định 59/2017/NĐ-CP.

– Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích chỉ có hiệu lực sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

4. Một số câu hỏi thường gặp

  • Theo quy định của pháp luật, gen được hiểu là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.

  • Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen được chia sẻ cho các bên thông qua hình thức nào?

Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen được chia sẻ cho các bên có liên quan thông qua các hình thức sau đây:

  1. Chia sẻ kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm thương mại và lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm thương mại của nguồn gen
  2. Hợp tác nghiên cứu và phát triển nguồn gen; thông tin khoa học, kỹ thuật liên quan đến nguồn gen
  3. Chuyển giao công nghệ phát triển nguồn gen cho bên cung cấp nguồn gen
  4. Đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển nguồn gen
  5. Đóng góp phát triển kinh tế địa phương, phát triển các công trình công cộng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo
  6. Các hình thức chia sẻ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật
  7. Các hình thức khác theo văn bản thỏa thuận và quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen
  8. Quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

> Xem thêm: Thủ tục kinh doanh sản phẩm biến đổi gen 2022

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề gen là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về gen là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi.

✅ Kiến thức:⭕ Gen là gì✅ Zalo:⭕ 0846967979✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc✅ Hotline:⭕ 1900.3330

5/5 – (3085 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin