Gan là gì? Nằm ở đâu? Chức năng và điều cần biết
Gan được xác định là cơ quan nội tạng lớn nhất và đảm nhận các chức năng quan trọng nhất của cơ thể người. Trong cơ thể của trẻ em cơ quan này chiếm khoảng 5% trọng lượng và chiếm khoảng 2% trọng lượng đối với người lớn. Theo nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ của gan rất quan trọng đối với sự phát triển và sự sống của con người. Trong đó có chức năng tổng hợp, phân loại các chất, chức năng sản xuất mật, chức năng chuyển hóa và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Mục Lục
Gan là gì? Nằm ở đâu?
Gan được xác định là cơ quan nội tạng lớn nhất và mang nhiều chức năng quan trọng nhất của cơ thể người. Trọng lượng của cơ quan này dao động trong khoảng 1,4 kg đến 1,6 kg. Vì thế trong cơ thể của trẻ em gan chiếm khoảng 5% trọng lượng và chiếm khoảng 2% trọng lượng đối với người lớn.
Gan có màu đỏ sẫm, được bao bọc và được bảo vệ bởi các xương sườn bên dưới cùng. Từ đó giúp cơ quan này tránh khỏi những tác động tiêu cực từ yếu tố bên ngoài dẫn đến chấn thương và tổn thương tế bào.
Trong cơ thể của con người, gan nằm bên phải ổ bụng. Từ vị trí này, nó có thể tiếp giáp với nhiều cơ quan quan trọng khác của cơ thể do được các bộ phận, cơ quan khác bao quanh. Điển hình như ruột già và ruột non (tiếp giáp phía dưới), dạ dày (tiếp giáp tại phía trước bên phải), thận phải (tiếp giáp tại phía sau bên phải). Ngoài ra ở mặt dưới của gan còn có túi mật.
Cấu trúc và vị trí của gan trong cơ thể con người tương tự như việc cắt chếch một quả dưa hấu. Bề gan của cơ quan này có kích thước 28cm, bề trước sau có kích thước 18cm và 8cm là chiều cao trung bình.
Phần dưới của lá gan có cấu tạo và vị trí chạy dọc theo cung sườn phải. Ngoài ra cơ quan này bắt chéo qua vùng thượng vị và ngang qua cung sườn trái. Dưới núm vú, phía sau xương sườn có vị trí thứ 5, bên phải là điểm cao nhất của gan. Theo nhịp thở của con người và sự di chuyển của cơ hoành, cơ quan này có thể di động.
Cấu tạo của gan
Theo cấu tạo, gan được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp màng kép, tương đối mỏng, có tên gọi là phúc mạc. Phúc mạc đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt lực ma sát diễn ra tại gan với những cơ quan lân cận. Đồng thời ngăn chặn một số tác động xấu có thể xảy ra.
Áo xơ – tunica fobrosa nằm bên dưới lớp phúc mạc. Áo xơ có vị trí và cấu tạo đi vào trong gan, bắt đầu từ cửa gan. Khi kết hợp với các mạch, áo xơ sẽ tạo nên bao xơ quanh mạch – Glison (Capsula fibrosa peri- vascularis).
Nhờ sự kết hợp giữa các tĩnh mạch gan cùng với dây chằng hoành – gan, dây chằng hoành, dây chằng liềm và tĩnh mạch chủ dưới, gan được giữ cố định tại vị trí vốn có của nó. Ngoài ra động mạch gan kết hợp với tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch gánh) sẽ cung cấp máu với một lượng vừa đủ cho gan.
Theo giải phẫu cấu tạo của gan
Theo giải phẫu cấu tạo, gan có hai thùy hay còn gọi là lobe (thùy trái và thùy phải). Sự phân chia cũng như cấu tạo và vị trí của hai thùy phụ thuộc vào sự kết nối của dây chằng liềm, liên kết từ gan đến thành bụng trước và đến cơ hoành.
Thông thường, kích thước của thùy phải lớn hơn so với thùy trái. Chúng liên kết với nhau thông qua dây chằng falciform. Trong mỗi thùy sẽ tập trung hàng ngàn đơn vị khác, có hình lục giác và kích thước nhỏ.
Tĩnh mạch trong mỗi đơn vị của thùy di chuyển xuyên qua tâm, cuối cùng tập trung về tĩnh mạch gan. Nhiệm vụ chính của tĩnh mạch này là giúp máu di chuyển nhanh chóng từ gan đến tim. Bên ngoài của đơn vị cấu trúc là các tĩnh mạch, động mạch nhỏ và ống dẫn. Nhiệm vụ chính của chúng là đưa chất lỏng đến và đi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, một lớn máu lớn có thể di chuyển và được truyền tải khắp cơ thể thông qua cấu tạo của gan. Trung bình khoảng 1,4 lít máu được truyền tải trong một phút và 2000 lít máu được truyền tải trong một ngày một đêm.
Máu sẽ được chuyển về tim sau khi qua gan. Điều này giúp tất cả bộ phận, cơ quan khác của cơ thể đều được truyền máu nuôi dưỡng.
Cụ thể cấu trúc của gan gồm những bộ phận sau:
1. Phúc mạc
Phúc mạc kết nối với gan thông qua 4 vị trí. Bao gồm: Dây chằng falciform, dây chằng vành, dây chằng tam giác phải, dây chằng tam giác trái. 4 vị trí kết nối này có tác dụng hỗ trợ chức năng của gan, được các nhà khoa học xác định là các khu vực ngưng tụ trong màng bụng.
- Dây chằng falciform: Cấu tạo của dây chằng falciform có hình cong lưỡi liềm. Falciform chạy dọc theo cơ hoành, liên tục cho đến khi hết biến giới kém của nó. Ngay tại phần đầu phía dưới, dây chằng falciform hình thành dây chằng tròn với nhiệm vụ nối liền gan và rốn.
- Dây chằng vành: Tác dụng chính của dây chằng vành là kết nối và hỗ trợ các hoạt động của phần phía trên gan và cơ hoành.
- Dây chằng tam giác phải và trái: Nằm trên đường viền bên của cả hai thùy trái và phải, dây chằng tam giác phải có nhiệm vụ thắt chặt cơ hoành và gan thông qua mối nối nằm tại hai đầu phía trên gan.
2. Tế bào
Trong mỗi một xoang đi qua mô gan sẽ tồn tại hai loại tế bào chính. Đó là tế bào Kupffer và tế bào gan.
- Tế bào Kupffer: Tế bào Kupffer thực chất là một loại đại thực bào. Nhiệm vụ chính của tế bào này là phá vỡ những tế bào tổn thương và tế bào hồng cầu cũ. Nó sẽ nhanh chóng bị bào mòn khi đi qua các sin.
- Tế bào gan: Thực chất tế bào này là một loại tế bào biểu mô có tên cuboidal lót xoang. Nhiệm vụ chính của chúng là hình thành và phát triển những tế bào trong gan. Chính điều này giúp gan có khả năng đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ quan trọng. Điển hình như chức năng sản xuất mật, chức năng tiêu hóa, chức năng lưu trữ, chức năng loại bỏ độc tố và chức năng chuyển hóa.
3. Các thùy
Cấu trúc bên trong của gan được hình thành từ 100.000 đơn vị chức năng. Theo Y học, các đơn vị chức năng này có tên gọi là tiểu thùy. Kích thước của chúng khá nhỏ và được hình thành với cấu trúc hình lục giác. Có một tĩnh mạch trung tâm tồn tại trong mỗi tiểu thùy. Bên cạnh đó mỗi tiểu thùy còn có 6 động mạch và 6 tĩnh mạch bao quanh.
Ống sinusoids tồn tại trong cấu tạo của mỗi thùy có tác dụng kết nối các mạch máu giống với mao mạch. Theo giải phẫu học, ống sinusoids kéo dài. Để gặp tĩnh mạch trung tâm, những ống này kết nối với động mạch và các tĩnh mạch cửa.
4. Mạch máu
Do có cấu tạo và nhiệm vụ khác với những cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể, gan nhận một lượng lớn máu từ cả hai bên gồm động mạch gan riêng và tĩnh mạch cửa.
- Động mạch gan riêng: Động mạch gan riêng thực chất là nhánh động mạch vị tá tràng. Động mạch này được phân chia từ động mạch thân tạng. Để nuôi dưỡng gan, động mạch gan riêng sẽ phân thành hai ngành. Đó là ngành trái và ngành phải.
- Tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch mạc treo tràng lên kết hợp với tĩnh mạch lách tạo thành tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch này tiếp tục phân thành 2 ngành sau khi di chuyển dọc lên cửa gan, bao gồm ngành trái và ngành phải. Trong suốt đoạn đường di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác, hai bên tĩnh mạch cửa sẽ được kết nối nhiều nhánh. Trong đó có tĩnh mạch túi mật, tĩnh mạch trực tràng, tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch vị.
5. Ống dẫn mật
Thông qua ống dẫn mật, gan được cung cấp đủ dịch mật từ túi mật. Tương tự như động mạch và tĩnh mạch, các ống dẫn mật kết nối lại với nhau tạo nên hệ thống ống mật hoặc cây mật. Do di chuyển dọc trên bề mặt gan nên các ống dẫn mật được tìm thấy ở khắp mọi nơi khi giải phẫu cơ quan này.
Các ống dẫn mật góp phần tạo ra ống gan phải và ống gan trái. Hai ống này có tác dụng mang một lượng mật vừa đủ từ thùy phải và thùy trái đến những cơ quan đang cần. Sự kết hợp giữa hai ống gan tạo nên ống gan chung với chức năng chính là rút hết mật ra khỏi gan.
Ống gan chung và ống nang trong ống mật kết hợp đưa mật đến tá tràng. Lượng dịch mật được sản sinh từ gan sẽ được ống gan chung đẩy ngược lên phía ống nang, cuối cùng di chuyển đến túi mật và hoàn thành lưu trữ. Quá trình này diễn ra suôn sẻ nhờ sự tác động của nhu động.
Các chức năng của gan
Gan được xác định là cơ quan nội tạng lớn nhất và mang nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Bao gồm:
1. Là cơ quan dự trữ quan trọng
Mộ trong những chức năng chính và quan trọng của gan là dự trữ những dưỡng chất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, bao gồm: Các loại vitamin ( vitamin E, vitamin K, vitamin A, vitamin B12, vitamin D), lipid, sắt, protein, glycogen.
Ngoài ra cơ quan này còn có chức năng dự trữ sắt dưới dạng ferritin được phân ra từ hàm lượng hemoglobin. Từ đó giúp quá trình hình thành các tế bào mới được diễn ra suôn sẻ.
2. Chức năng chuyển hóa
Gan là cơ quan trọng đảm nhận chức năng chuyển hóa các chất được đưa vào cơ thể. Cơ quan này có khả năng biến đổi các thành có trong thức uống và thức ăn thành nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, sức khỏe và sự sống.
- Chức năng chuyển hóa carbohydrate: Carbohydrate nhanh chóng được gan chuyển hóa và lưu trữ dưới dạng glycogen. Sau đó cơ quan này tiếp tục phân hủy glycogen để tạo thành một lượng glucose tương ứng, có khả năng giải phóng vào máu khi cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và năng lượng. Từ đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu, giúp nồng độ này được duy trì ở mức bình thường.
- Chức năng chuyển hóa chất béo: Dịch mật do gan sản sinh có khả năng phá vỡ chất béo. Sau đó oxy hóa chất này để tạo thành năng lượng và cung cấp cho cơ thể khi cần. Điều này giúp cơ thể có đủ sức khỏe và năng lượng để hoạt động, vận động trong một ngày dài.
- Chức năng chuyển hóa protein: Hoạt động chuyển hóa protein của gan được thực hiện một cách mạnh mẽ, giúp phá vỡ protein để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và phục vụ cho quá trình tiêu hóa.
3. Chức năng tổng hợp
Gan có chức năng tổng hợp các dưỡng chất quan trọng sau:
- Chức năng tổng hợp protein: Tế bào gan có khả năng sản xuất khoảng 50% lượng protein được tìm thấy trong cơ thể. Nhờ đó khả năng tái sinh của cơ quan này diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Cụ thể nó có khả năng tự tái tạo ngay cả khi bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ một phần.
- Chức năng tổng hợp hormone angiotensinogen: Chức năng tổng hợp hormone angiotensinogen của gan có vai trò điều hòa huyết áp.
- Chức năng tổng hợp các yếu tố, thành phần quan trọng trong quá trình đông máu: Fibrinogen, protrombin, heparin là các yếu tố, thành phần quan trọng được tổng hợp trong quá trình đông máu.
- Chức năng tổng hợp albumin: Quá trình tổng hợp albumin (một protein quan trọng) được diễn ra bởi gan. Loại protein này thường được tìm thấy trong huyết thanh. Thông qua quá trình tổng hợp, albumin trong cơ thể có khả năng vận chuyển tốt các chất gồm acid béo và hormone steroid. Điều này giúp cơ thể ổn định áp lực máu. Đồng thời phòng ngừa phát sinh hiện tượng rò rỉ máu.
4. Chức năng miễn dịch
Gan được xác định là một phần quan trọng của hệ thống thực bào đơn nhân. Theo giải phẫu học, một lượng lớn đại thực bào hay còn gọi là tế bào Kupffer được tìm thấy trong cơ quan này. Trong khi đó đại thực bào tham gia vào các hoạt động hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch.
Chính vì những điều trên, các tế bào Kupffer có khả năng ức chế hoạt động và phá hủy các tác nhân gây bệnh, loại bỏ các yếu tố có hại đang tác động và xâm nhập vào gan từ ruột. Từ đó giúp bảo vệ gan, cơ thể và sức khỏe.
5. Hỗ trợ cục máu đông
Để hỗ trợ quá trình đông máu, vitamin K tham gia vào hoạt động sản sinh các chất cần thiết cho máu và quá trình đông máu. Chính điều này khiến vitamin K được đánh giá cao và cần được hấp thụ một một lượng vừa đủ.
Để cơ thể hấp thụ vitamin K, chức năng sản sinh mật cần được đảm bảo và tăng cường. Trong trường hợp gan bị rối loạn và không đủ khả năng sản sinh lượng mật cần thiết cho cơ thể thì vitamin K cùng những yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đông máu sẽ bị thiếu hụt, không được tạo ra và hấp thụ.
6. Chức năng sản xuất mật
Mật được sản xuất từ gan là một chất lỏng xuất hiện với màu xanh hoặc màu vàng. Nồng độ pH của chất lỏng này thường dao động trong khoảng 7 – 7,7. Theo kết quả nghiên cứu, mỗi ngày có 0,5 lít mật được tiết ra. Trong đó thành phần của mật gồm muối mật, sắc tố mật, holesterol, bilirubin, nước và chất điện giải.
Khi được sản sinh với một lượng vừa đủ, mật sẽ tham gia vào quá trình hỗ trợ ruột non hấp thụ và nhanh chóng phân giải chất béo, cholesterol và vitamin được dung nạp.
7. Chức năng khác
- Cân bằng hormone: Duy trì nồng độ hormone trong cơ thể.
- Hình thành các sản phẩm chuyển hóa và đưa chúng vào dịch mật: Thông thường, hồng cầu tồn tại khoảng 120 ngày. Nếu qua khoảng thời gian này, một số lượng hồng cầu sẽ bị giáng hóa bởi gan để hình thành nên các sản phẩm chuyển hóa. Sau khi hình thành, chúng sẽ được đưa vào dịch mật để hình thức sắc tố mật và các chức năng đi kèm được hoàn thành.
- Góp phần tạo ra hồng cầu cho thai nhi: Gan khỏe mạnh không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai mà còn tốt cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể cơ quan này góp phần tạo ra hồng cầu chính cho thai nhi đến đến tuần thứ 32 khi tủy xương đã phát triển và đảm nhận chức năng tạo hồng cầu.
- Chuyển hóa thuốc: Khi chữa bệnh với các loại thuốc uống, thành phần trong thuốc sẽ được gan chuyển hóa để tạo thành các chất có lợi cho cơ thể và quá trình chữa bệnh.
- Chức năng lọc và đào thải độc tố: Gan có khả năng lọc, loại bỏ các chất bất lợi và độc tố ra khỏi cơ thể. Điển hình như cồn và chất độc trong rượu, thuốc điều trị, hóa chất…
Những bệnh lý thường gặp ở gan
Do có cấu tạo phức tạp, đảm nhận nhiệm vụ và nhiều chức năng quan trọng nên gan dễ bị suy yếu và tổn thương. Từ đó phát sinh nhiều bệnh lý và vấn đề nghiêm trọng. Các bệnh ở gan thường có mức độ nguy hiểm cao, dễ phát sinh biến chứng và đe dọa tính mạng.
- Xơ gan: Mô sẹo hình thành thay thế cho tế bào gan khỏe mạnh (quá trình xơ hóa) là đặc trưng bởi bệnh xơ gan. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Trong đó nhiễm siêu vi, viêm gan, lạm dụng rượu, tích tụ độc là các nguyên nhân thường gặp. Quá trình xơ hoa sẽ tiến triển thành xơ gan khi gan bị tổn thương trên diện rộng cùng với chức năng suy giảm.
- Bệnh gan do rượu: Các bệnh lý về gan thường phát sinh do việc lạm dụng rượu. Nguyên nhân là do các chất trong rượu có khả năng tích độc, làm suy giảm chức năng của cơ quan và gây tổn thương tế bào.
- Viêm gan: Nhiễm trùng gan do nhiễm virus khiến tế bào gan tổn thương, tích độc và suy giảm chức năng là đặc trưng của bệnh viêm gan. Tùy thuộc vào nguyên nhân và thời gian kiểm soát bệnh, nhiễm trùng gan có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp khác, bệnh có thể tiến triển sang thể mạn tính và gây biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị.
- Bệnh gan nhiễm mỡ: Bệnh lý này thường gặp ở những người thừa cân béo phì và uống nhiều rượu bia. Khi mắc bệnh, tế bào gan sẽ bị bao quanh bởi không bào của chất béo. Trong trường hợp rượu bia không phải là nguyên nhân gây bệnh thì căn bệnh này có tên gọi là gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Đây là một dạng rối loạn liên quan đến quá trình kháng insulin. Nguyên nhân gây bệnh thường bắt nguồn từ việc lạm dụng hoặc dùng thuốc điều trị dài ngày, di truyền hoặc d khẩu phần ăn uống chứa nhiều đường fructose. Nguy cơ xơ gan sẽ tăng cao nếu căn bệnh này không được kiểm soát.
- Hội chứng Gilbert: Theo Y học, hội chứng Gilbert là một trong những dạng rối loạn di truyền. Số lượng Bilirubin tồn tại trong cơ thể không bị phá vỡ và loại bỏ hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây hội chứng Gilbert. Tuy nhiên hội chứng này được cho là vô hại mặc dù triệu chứng của bệnh có thể là vàng da nhẹ, thay đổi màu sắc da.
- Ung thư gan: Có hai loại ung thư gan phổ biến gồm ung thư đường mật và ung thư biểu mô tế bào gan. Bệnh có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên thường gặp nhất là lạm dụng rượu bia, viêm gan do nhiễm virus không được điều trị, xơ gan tiến triển. Đây là căn bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong khi không kịp thời điều trị.
Các biện pháp bảo vệ gan
Một số biện pháp được liệt kê dưới đây có thể giúp bạn duy trì chức năng và sức khỏe của gan. Đồng thời loại bỏ các nguy cơ gây tổn thương và sinh bệnh.
- Ăn uống lành mạnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học: Gan là nơi xử lý tất cả mọi thứ được dung nạp vào cơ thể. Vì thế để duy trì sức khỏe của cơ quan này, bạn cần sử dụng các loại thực phẩm sạch, đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho gan. Bạn cần tránh dung nạp nhiều chất béo, nên bổ sung protein từ thực vật. Ngoài ra bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống ngũ cốc nguyên hạt, nhiều loại rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Đồng thời lựa chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Cụ thể như dầu cá, dầu hạt lanh, dầu quả bơ…
- Kiểm soát cân nặng và luyện tập thể dục: Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân thường gặp làm phát sinh chứng gan nhiễm mỡ, khiến cơ quan này gặp vấn đề và làm tăng nguy cơ gây biến chứng. Vì thế để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về gan, bạn cần kiểm soát cân nặng phù hợp và duy trì thói quen luyện tập thể dục.
- Loại bỏ thói quen sử dụng rượu bia: Rượu bia là tác nhân hàng đầu làm suy giảm chức năng và gây ra các bệnh lý về gan. Do đó bạn cần loại bỏ thói quen sử dụng rượu bia. Đồng thời khám sức khỏe định kỳ nếu bạn là người nghiện rượu mãn tính hoặc thường xuyên uống rượu.
- Tránh lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng hoặc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài (thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống trầm cảm 3 vòng…) có thể làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố, suy giảm chức năng và tổn thương tế bào gan. Do đó bạn cần tránh sử dụng thuốc bừa bãi, không lạm dụng thuốc. Nên dùng thuốc đúng liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ và phòng ngừa lây nhiễm: Đối với các bệnh viêm gan siêu vi có khả năng lây truyền virus qua đường tình dục như viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C… bạn cần phòng ngừa lây nhiễm bằng cách quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su. Tốt nhất bạn nên tránh quan hệ tình dục với những người đã có dấu hiệu nhiễm virus.
- Khám sức khỏe định kỳ: Để đảm bảo gan luôn khỏe mạnh, không có vấn đề phát sinh, bạn cần đến bệnh viện, thăm khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường xuất hiện. Cụ thể vàng da, vàng mắt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu…
Bài viết là thông tin cơ bản về gan, vị trí, chức năng và một số vấn đề liên quan. Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về chức năng và tầm quan trọng của cơ quan này đối với cơ thể và sức khỏe tổng thể. Từ đó có các biện pháp chăm sóc và bảo vệ gan phù hợp, tránh phát sinh vấn đề và bệnh lý nguy hiểm.
5/5 – (18 bình chọn)