“Game” thực sự là gì?
1. Định nghĩa về “game”
Trong tiếng Đức một “game” là bất kỳ hoạt động nào nhằm mục đích tạo ra sự hài lòng, thỏa mãn mà không có chủ định. Theo định nghĩa này thì mọi hoạt động tạo ra sự hài lòng đều có thể được gọi là “game”. Ví dụ như nhảy, chơi nhạc cụ, diễn kịch, hoặc chơi mô hình.
Nhưng đối với nhận thức của chúng ta thì cách định nghĩa này quá rộng, chúng ta nên xác định “game” một cách ngắn gọn hơn. Vì vậy, tôi đang viết về những game thuộc về thể loại như Cờ Vua, Man’s Morris, Checkers, Halma, Go, Parchisi, Cờ Tỷ Phú, Scrabble, Skat, Rummy, Bridge, Memory, Jack Straws, Dominoes, vâng vâng. Tiếc là ngôn ngữ của chúng ta không đủ phong phú để gọi những game này. Nhiều thuật ngữ như game bàn cờ (table games), game xã hội (society games), game đối kháng (tournament games) là quá hạn hẹp. Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng tốt nhất nên gọi chúng là “game có luật” (games with rules).
2. Một game luôn luôn có thành phần và luật chơi
Trong hầu hết các game, luật chơi thường quan trọng hơn thành phần vật lý. Nhưng có những game mà vai trò này được đảo ngược: nơi mà thành phần trở nên quan trọng và luật chơi thì không quan trọng lắm. Thường đó sẽ là những game hành động (action games) như Looping Loutie.
Thành phần là phần cứng (hardware), luật chơi là phần mềm (software). Cả hai cần để xác định một game. Cả hai có thể tồn tại độc lập, nhưng nếu tách biệt, thiếu một trong hai thì không thể hoàn thành một game được.
Những nhà khảo cổ đã tìm thấy bàn cờ (game board) và những thành phần quân cờ, nhưng không một ai biết luật mà những người cổ đại đã từng chơi game của họ. Chúng ta sẽ không bao giờ biết chính xác những game này được chơi như thế nào.
Thành phần và luật chơi có thể được kết hợp:
· Một bộ thành phần có thể sử dụng nhiều luật chơi khác nhau.
· Một bộ luật chơi có thể dùng nhiều thành phần khác nhau để chơi.
Giả sử chúng ta có một bộ luật của trò chơi Halma, nhưng không hề có bàn cờ và quân cờ, và chúng ta cần xây dựng lại game này.
· Bàn cờ sẽ trông như thế nào?
· Bao nhiêu ô bàn cờ nên có?
· Hình dạng của ô như thế nào: ô vuông, lục giác hay hình tròn?
· Các ô nên được bố trí thế nào?
· Các ô có cùng kích cỡ hoặc khác nhau?
· Bao nhiêu quân cờ nên có?
· Quân cờ sẽ trông như thế nào? Có phải một quân cờ chiếm nhiều hơn một ô khi chơi hay không?
Như vậy, luật chơi không phải là tiêu chí thích hợp để xác định một game! (trừ khi luật chơi có hình ảnh thành phần và các tình huống game)
3. Tiêu chí của một game là gì?
Có những tiêu chí áp dụng cho tất cả game và những tiêu chí mà áp dụng cho những “game có luật”:
· Luật chơi
· Mục tiêu
· Tiến trình của game không bao giờ tương tự như mỗi lần chơi – cơ hội (chance).
· Cạnh tranh
3.1 Luật chơi
Như đã thảo luận trước đó, luật chơi và các thành phần sẽ xác định một game. Mọi thứ trong luật chơi là một phần của game. Mọi thứ mà không nằm trong luật chơi thì không thuộc về game đó. Luật chơi là biên giới và trái tim của một game.
3.2 Mục tiêu
Tất cả game đều có mục tiêu của nó. Có hai loại định nghĩa mục tiêu:
· Điều kiện chiến thắng hoặc yêu cầu.
· Chiến thuật cần để thắng game đó.
Tôi sẽ làm rõ sự khác biệt của hai định nghĩa bằng một ví dụ. Trong game Go (Cờ Vây), điều kiện chiến thắng là kiếm nhiều điểm nhất. Để đạt được điều này, một người chơi phải chiếm ô. Vì vậy tôi xác định mục tiêu game là chiến thuật, mà người chơi cần thực hiện để chiến thắng.
Có hàng ngàn game, nhưng chỉ có một số lượng nhỏ mục tiêu game. Có nghĩa là hầu hết game có mục tiêu như nhau. Thoạt đầu điều này dường như đáng bất ngờ. Nhưng khi nhìn kỹ thì mọi game đều có người thắng và người thua cuộc, mục tiêu của game phải là một thứ gì đó có thể đo lường, tương đối đơn giản và được diễn đạt trong game.
3.3 Tiến trình của game không bao giờ tương tự như mỗi lần chơi – cơ hội
Thuộc tính này, trong tất cả các phương tiện giải trí, chỉ được tìm thấy trong game. Một người nào đó có thể đọc sách, xem phim, hoặc nghe nhạc, kinh nghiệm này là lặp lại ở bất kỳ thời điểm nào, tiến trình của nội dung luôn luôn vẫn như nhau, không thay đổi. Tuy nhiên đối với game, bạn có thể chơi vô số lần mà tiến trình của mỗi lần chơi sẽ luôn khác nhau. Hơn nữa, đối với mỗi game, tiến trình của nó là bí ẩn và không hề chắc chắn ai sẽ chiến thắng. Điều đó làm cho game trở nên thú vị và hứng khởi. Lý do nằm trong luật chơi và cơ hội của game, đóng vai trò ít nhiều trong mỗi ván.
Chơi là một thí nghiệm với cơ hội. Cơ hội sẽ được kinh nghiệm trong một game qua yếu tố ngẫu nhiên (may mắn và rủi ro). Tuy nhên những game mà phụ thuộc rất nhiều vào cơ hội, đưa ra rất ít khả năng phát triển cho người chơi thì thường thường rất chán.
Mặt khác, cơ hội tạo cho game yếu tố không thể dự đoán và thú vị, và làm cho tiến trình game phát triển khác nhau mỗi lần chơi. Đây là cách cơ hội đi vào một game:
· Với các công cụ ngẫu nhiên (ví dụ xí ngầu)
· Với các tình huống bố trí ban đầu khác biệt (ví dụ chia bài)
· Với thông tin không hoàn hảo (ví dụ chơi cùng lúc, chiến thuật ẩn giấu của người chơi khác)
· Với một số lượng rất lớn nhưng lựa chọn.
Những game thuần chiến thuật vẫn có những yếu tố cơ hội. Nếu không phải vậy thì tiến trình của game sẽ quá dễ dự đoán, và chúng ta sẽ không thích một game mà kết quả của nó được biết từ lúc ban đầu. Trong những game thuần chiến thuật như vậy, cơ hội được thể hiện ở số lượng lớn các khả năng tính toán. Bởi vì quá nhiều khả năng tính, không một ai biết được chiến thuật tốt nhất mà dẫn đến chiến thắng.
Tất cả những game tạo ra tiến trình không thay đổi, theo định nghĩa trên thì không thuộc về “game có luật”. Ví dụ như các câu đố (puzzle), mà mất đi độ hấp dẫn của nó khi vấn đề đã được giải quyết. Những game chơi một mình (solitaire) có tiến trình thay đổi khác biệt mỗi lần chơi thì cũng thuộc về “game có luật”. Ví dụ game bài như Patience.
3.4 Cạnh tranh
Mỗi game đều thể hiện sự cạnh tranh. Những người chơi cạnh tranh trong một game. Có người thắng và người thua. Thậm chí trong những game co-op hoặc khi những người chơi cùng trong một team, cạnh tranh vẫn tồn tại. Trong trường hợp này, những người chơi đấu tranh với nhau chống lại một tình huống được định trước, có nghĩa là họ chơi cùng nhau chống lại hệ thống game. Tương tự như vậy đối với các game chơi một mình (như Patience, Solitaire), khi cạnh tranh cần một hệ thống trong đó kết quả game có thể được so sánh.
4. Tiêu chí cơ bản
Để xem xét những gì là hoặc không là game, có những tiêu chí cơ bản, mà không chỉ áp dụng đến “game có luật” nhưng đến tất cả game. Đây là các tiêu chí mà tất cả game đều có.
· Kinh nghiệm thông thường
· Công bằng
· Tự do
· Hoạt động chủ động
· Đắm mình trong thế giới game
4.1 Kinh nghiệm thông thường
Game mang mọi người đến cùng nhau, bất kể giới tính, tuổi tác và chủng tộc. Hầu hết các game đều là nhiều người chơi, điều này dẫn đến những kinh nghiệm nhóm, mà vẫn kéo dài sau khi game kết thúc. Cũng có những game được chơi một mình. Những game này được gọi là solitaire game và hầu hết là game máy tính (computer).
4.2 Công bằng
Trong một game, tất cả người chơi đều được công bằng và có cùng cơ hội để chiến thắng. Còn nơi nào khác nữa mà sự công bằng tồn tại? Tôi nghĩ rằng đó là một trong những lý do mà trẻ em thích chơi game, bởi vì khi chơi có người lớn chúng vẫn được công bằng.
4.3 Tự do
Bất kỳ ai chơi game đều là lựa chọn của người đó. Người đó không bị người khác ép buộc để chơi. Chơi game không phải là làm việc, không có cam kết, không có gì bạn PHẢI làm. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng chơi game nghĩa là được tự do. Sự tự do này là nền tảng của tất cả game. Ở đây ta có thể tìm thấy giá trị của thuật ngữ game.
4.4 Hoạt động chủ động
Bất kỳ người nào có thể đọc sách, xem ti vi, hoặc nghe nhạc, nhưng không phải là hoạt động chủ động. Trong khi ngày nay hầu hết những hoạt động giải trí hấp dẫn người ta vào tình huống bị động, thì game có thể làm cho con người hoạt động tích cực, chủ động. Tùy vào game, những hoạt động sau có thể thực hiện:
Lĩnh vực tinh thần
· Suy nghĩ, kết hợp
· Lập kế hoạch
· Đưa ra quyết định
· Tập trung
· Rèn luyện tâm trí
· Tiếp thu kiến thức
· Hiểu sự tác động của hệ thống
Lĩnh vực cảm xúc
· Luật chơi, chấp nhận luật
· Học cách để làm việc cùng người khác
· Học cách chấp nhận thất bại
· Học về chính mình và người khác
· Sử dụng sự sáng tạo
Lĩnh vực kỹ năng
· Tập luyện kỹ năng
· Tập luyện phản ứng
Tôi chắc rằng game không cần mục đích, nhưng chúng không vô ích. Hoạt động là nền tảng của tất cả game và chứng minh giá trị của nó.
4.5 Đắm mình trong thế giới game
Người chơi luôn bỏ lại thực tại đằng sau và đắm chìm vào thế giới của game. Thế giới game này có thể so sánh với thực tại. Tiến trình của thực tại và tiến trình của thế giới game vẫn được chỉ đạo bởi những yếu tố tương tự:
· Luật/ quy luật (luật tự nhiên và luật con người – luật game)
· Cơ hội
· Ý chí tự do (trong giới hạn của luật định trước)
· Cạnh tranh (đạt được điều tốt nhất)
· Tiến trình và kết thúc là bí ẩn
Mặc dù có những điểm tương đồng này, thế giới game không phải là thế giới thường ngày và thực tại không phải là thế giới game. Thế giới game có một không gian giới hạn và có một sự hiểu biết khác biệt về thời gian.
Một game chỉ là một game, khi mà mọi thứ xảy ra trong game ở trong thế giới game. Không tính đến trường hợp kết quả ảnh hưởng mạnh đến thực tế. Trong trường hợp này, game là thực tế, ví dụ những game cơ hội (Roulette, Poker, Black Jack) hoặc những hoạt động thể thao chuyên nghiệp (Rugby, Baseball, ice hockey, Cricket, Olympic games, chess championships vâng vâng). Với những game thực tế, nguyên tắc của “tự do” bị mất đi. Với những game thực tế, bạn chơi game từ sự cam đoan, không phải từ tự do. Kết quả của những game như vậy ảnh hưởng đến thực tế.
Game mang tính giải trí và vui vẻ. Những người chơi chỉ có thể nhận được cảm xúc từ thế giới game và mang nó vào thực tế. Bất kỳ ai cũng có thể dành một buổi tối thú vị và vui vẻ để chơi game với bạn bè, và mang cảm giác vui vẻ này vào thực tế. Bằng cách băng ngang biên giới nhỏ bé này giữa thế giới thật và thế giới game, người chơi có thể được thư giãn và thoát khỏi thế giới thực tế sau đó trở về một cách vui vẻ và hạnh phúc.
5. Tóm lại
Game là những lĩnh vực bao gồm các thành phần và luật chơi và có những luật chỉ tiêu nhất định, một mục tiêu, luôn thay đổi mỗi lần chơi, cơ hội, cạnh tranh, kinh nghiệm thông thường, công bằng, tự do, hoạt động tích cực, đắm chìm vào thế giới khác và không tác động đến thực tế.
– Wolfgang Kramer (tác giả của El Grande và nhiều board game khác được đề cử và thắng giải Spiel des Jahres)
(Dịch bởi BoardgameVN)