GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung: Không có mẫu số chung cho tầm soát tất cả các loại ung thư – Gene Solutions

Ung thư vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong sức khỏe cộng đồng, là gánh nặng cho hệ thống y tế. Mỗi loại ung thư sẽ có các phương pháp tầm soát ung thư khác nhau – GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung khẳng định.

Nhằm nâng cao kiến thức cho người dân về cách phòng ngừa, tầm soát, phát hiện sớm ung thư, Gene Solutions phối hợp cùng VnExpress tổ chức tọa đàm trực tuyến “Cập nhật xu hướng thế giới về tầm soát sớm ung thư”. Chương trình có sự tham gia của các khách mời: GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung – Ủy viên BCH Hội Phòng chống Ung thư Việt Nam và Hội Ung thư TP. HCM; BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh – Nguyên Trưởng Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân – Bệnh viện Nhân dân 115 và TS.BS Nguyễn Duy Sinh – Viện Di truyền Y học – Gene Solutions.

GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung – Ủy viên BCH Hội Phòng chống Ung thư Việt Nam và Hội Ung thư TP. HCM chia sẻ trong tọa đàm “Cập nhật xu hướng thế giới về tầm soát sớm ung thư” (thứ 2 từ phải qua)

Ung thư tại Việt Nam: số ca tăng lên hàng năm

GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung dẫn số liệu của GLOBOCAN cho biết: năm 2018 thế giới có 18 triệu ca mắc mới; năm 2020 tăng đến 19,2 triệu – trong đó châu Á chiếm gần 1/2 số ca mắc mới. Số ca tử vong vì ung thư năm 2020 là 10 triệu, với hơn 5 triệu là người châu Á. Dự đoán từ 2040 thế giới sẽ có 29 triệu ca mắc mới hàng năm.

Theo số liệu thống kê, đối với nam giới, cứ 4 người thì có 1 người mắc ung thư, và 8 người thì có 1 người tử vong vì ung thư. Với phụ nữ, cứ 8 người thì có 1 người mắc ung thư, và cứ 11 người thì có 1 người tử vong vì ung thư.

Trong đó, 5 loại ung thư thường gặp nhất toàn cầu là: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi và ung thư tuyến giáp (cho cả hai giới). Gây tử vong nhiều nhất là ung thư phổi, ung thư đại-trực tràng, ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư vú.

GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung cho biết số ca ung thư tại Việt Nam liên tục tăng. Năm 2000 thống kê có 68.000 ca, 2010 có 126.000 ca, 2018 có 165.000 ca, và năm 2020 lên đến 182.500 ca. Trong năm 2020, có 122.690 ca tử vong (xếp thứ 50 trên thế giới) và 353.000 ca đang sống chung với ung thư.

Với số lượng ca thực tế như trên thì Việt Nam xếp hạng 90/185 nước trên thế giới, hạng 16 ở châu Á, hạng 6 ở Đông Nam Á. Cứ 100.000 người Việt Nam, có 159 người mắc ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Những loại ung thư thường gặp tại Việt Nam tính đến năm 2020 là: ung thư vú, gan, phổi, dạ dày, đại-trực tràng. Gây tử vong nhiều nhất là ung thư gan, phổi, vú, dạ dày, đại-trực tràng.

GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung khẳng định không có mẫu số chung để tầm soát tất cả các loại ung thư

Về nguyên nhân gây ung thư, BS Trung nhấn mạnh có rất nhiều yếu tố:

– Dân số tăng

– Sự già hóa dân số

– Ô nhiễm môi trường

– Thói quen xấu: tiêu thụ nhiều rượu bia, ăn thực phẩm không lành mạnh, ít vận động…

Ngoài ra, số ca ung thư cũng tăng lên hàng năm do ngày càng nhiều người chủ động tầm soát, khi nhận thức chăm sóc sức khoẻ được nâng cao. Thiết bị máy móc hiện đại hơn, hỗ trợ phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm

Xu hướng diễn tiến của bệnh ung thư tại Việt Nam cũng gần giống với thế giới: phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn nhờ trang thiết bị tốt và trình độ chuyên môn của đội ngũ y tế ngày càng cao.

Tận dụng tiến bộ y học để tầm soát sớm bệnh ung thư

BS. Sào Trung khẳng định: “Không có mẫu số chung để tầm soát tất cả các loại ung thư”. Tùy theo loại ung thư mà có cách tầm soát khác nhau. Với ung thư cổ tử cung, có thể tầm soát dễ dàngbằng cách phết tế bào cổ tử cung. Với ung thư vú, phụ nữ cần tự khám vú mỗi tháng sau khi sạch kinh nguyệt, nếu phát hiệnbất thường thì nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa.

GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung bày tỏ niềm vui khi tiến bộ y khoa ngày nay cho phép phát hiện đột biến gen, để sàng lọc, can thiệp hiệu quả các loại ung thư di truyền. Khoảng 10 năm trước, xét nghiệm đột biến gen phải gửi đi nước ngoài, chờ đợi kết quả trong nhiều tháng và giá thành đắt đỏ. Còn hiện nay, Gene Solutions cung cấp xét nghiệm gen rất nhanh, chính xác với mức giá hợp lý.

Đây là tín hiệu đáng mừng cho y tế Việt Nam. Mọi người – nhất là đối tượng có nguy cơ ung thư cao – nên tìm hiểu, cập nhật những phương pháp tầm soát ung thư tiên tiến, nhằm tận dụng tốt thành tựu khoa học để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình.

BS. Trung cũng trăn trở trước thực trạng nhiều bệnh nhân của ông gặp khó khăn khi xin nghỉ phép để khám bệnh. Ông mong muốn các công ty, chủ doanh nghiệp quan tâm hơn đến nhân viên, tạo điều kiện và trao quyền cho họ chủ động chăm sóc sức khỏe, từ đó đóng góp hiệu quả và bền vững cho sự phồn vinh của xã hội.

 

Theo TS.BS Nguyễn Duy Sinh, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm – khi có chưa có triệu chứng – là yếu tố quyết định để điều trị thành công. 

Gần đây, thế giới ứng dụng phương pháp nghiên cứu mới, với hướng tiếp cận phân mảnh DNA (circulating tumor DNA – ctDNA), tức là những mảnh DNA do tế bào khối u phóng thích vào trong máu. Việc lấy máu tìm ctDNA có thể gợi ý có hay không tế bào ung thư và truy tìm nguồn gốc khối u. 

Công nghệ SPOT-MAS™ do Gene Solutions phát triển giúp tìm ctDNA, được xem là công nghệ “lõi” trong xét nghiệm gene hỗ trợ phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. 

TS.BS Nguyễn Duy Sinh cho biết: các nghiên cứu, chương trình lượng giá cho thấy công nghệ SPOT-MAS™ đạt hiệu quả cao trong phát hiện 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là: gan, phổi, vú, dạ dày, đại trực tràng – với độ nhạy 73,9% và độ đặc hiệu 95,9%.