GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM OCOP SƠN LA – OCOP SƠN LA, SIÊU THỊ SẢN PHẨM

OCOP là gì, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” OCOP Sơn La là gì?  dưới đây xin được giới thiệu cụ thể.

OCOP là gì? Chương trình mỗi xã một sản phẩm là gì?

OCOP là gì?

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Cắt băng khai mạc hội chợ.Cắt băng khai mạc hội chợ OCOP 2019!

Trên thế giới có chương trình OCOP chưa?

Ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng điều phối (VPĐP) Nông thôn mới Trung ương: Chương trình OCOP có thể nói là không mới trên thế giới. Trước đây, đã có chương trình “Làng mới” của Hàn Quốc, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của Nhật Bản… cũng có nhiều nội dung tương tự. Nhưng những chương trình này thường bao hàm nhiều nội dung phát triển ở nông thôn, từ hạ tầng, cơ sở sản xuất, vai trò chủ thể của người dân… Sau này, Thái Lan được coi là quốc gia thành công nhất về OCOP khi hình thành được 72.000 sản phẩm với nhiều kênh phân phối hiệu quả sau 16 năm triển khai chương trình.

VÀI NÉT VỀ OCOP SƠN LA

Ocop Sơn La là gì?

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(Chương trình OCOP) tỉnh Sơn La là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và thành phần kinh tế tập thể (Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, tổ hợp tác) thực hiện. Các sản phẩm tạo ra từ chương trình có sự khác biệt, mang đặc thù gắn với nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên riêng của Sơn La để chiếm ưu thế khi đưa ra thị trường phân phối trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Sơn La đánh giá: “Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có nhãn mác thương hiệu và vươn ra ngoài phạm vi địa phương. Chương trình có giá trị xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có chiều sâu, bền vững”.

Nhà nước sẽ đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển Hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ) sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, tập trung phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Thông qua việc phát triển tại địa bàn khu vực nông thôn, sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, tận dụng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển xã hội khu vực nông thôn Sơn La theo hướng bền vững.

Ocop Sơn La triển khai từ bao giờ? 

Ngày 5/6/2019, UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định 1288/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án: ““Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La (OCOP Sơn La). Theo quyết định Chương trình thực hiện theo 2 giai đoạn:

  1. Giai đoạn 2019 – 2020, mục tiêu giai đoạn này tiến hành Hỗ trợ nâng cấp 52 sản phẩm, phát triển 30 sản phẩm. Tư vấn, hỗ trợ tái cơ cấu bộ máy 25 – 30 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Phát triển nguồn nhân lực; Duy trì chu trình OCOP; Xây dựng hoàn thiện hệ thống, quản lý điều hành Chương trình OCOP.
  2. Giai đoạn 2 từ 2021 – 2030.

ocop sơn la- nâng cao chất lượng hàng hóa

Phát triển ít nhất 150 – 200 sản phẩm OCOP đến năm 2030, trong đó 100 -200 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao cấp tỉnh, 20 – 25 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao cấp quốc gia. 100% các xã tham gia chương trình OCOP SƠN LA.

Đối tượng thực hiện: Sản phẩm bao gồm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặ biệt là đặc sản vùng trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương

Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

Nguyên tắc thực hiện: Đề án OCOP thuân thủ 3 nguyên tắc: Hành động địa phương hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực.

Nội dung hoạt động chủ yếu của đề án bao gồm: Triển khai thực hiện Chu trình OCOP; Phát triển sản phẩm dịch vụ OCOP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Hệ thống quản lý chất lượng, thống kê, kiểm soát; Công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực…

Trong quá trình thực hiện có sự vào cuộc mạnh mẽ của các ngành tỏng tỉnh, trong đó Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất sản phẩm thuộc chương trình OCOP SƠN LA. Tư vấn hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện xây dựng, quản lý, bảo vệ, duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm, thiết kế mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Trích Quyết định 1288/QĐ-UBND tỉnh Sơn La

LỢI THẾ CỦA SƠN LA KHI LÀM OCOP

Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP trong tương lai gần. Trong đó, lâm nghiệp, thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ là những sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền của Sơn La khá phong phú về chủng loại bao gồm 5 nhóm chính gồm thực phẩm; đồ uống; thảo dược; lưu niệm; dịch vụ nông thôn.

Hiện địa phương đã có 18 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ và đã có thương hiệu, cụ thể là 3 sản phẩm chỉ dẫn địa lý: chè Shan tuyết Mộc Châu, quả xoài tròn Yên Châu, cà phê Sơn La; 13 nhãn hiệu chứng nhận: chè Olong Mộc Châu, chè Phổng Lái Thuận Châu, rau an toàn Mộc Châu, nếp Mường Và Sốp Cộp, cá tầm Sơn La, cá sông Đà Sơn La, cam Phù Yên, nhãn Sông Mã, khoai sọ Thuận Châu, sơn tra Sơn La, na Mai Sơn, bơ Mộc Châu, chuối Yên Châu; 2 nhãn hiệu tập thể: chè Tà Xùa và mật ong Sơn La.

Số lượng sản phẩm theo các nhóm được đánh giá phân hạng, kết quả đánh giá cấp giấy chứng nhận cấp tỉnh: Có 28 sản phẩm của 18 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất đã được đánh giá, phân hạng chấm đạt từ 50 điểm trở lên, bao gồm: 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 19 sản phẩm đạt hạng 3 sao được công nhận tại Quyết định số 3246/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, về việc phê duyệt kết quả đánh giá, chấm điểm xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia.

Nhằm phát triển sản phẩm OCOP Sơn La bền vững, tỉnh Sơn La đang củng cố, phát triển tổ chức kinh tế. Toàn tỉnh có 452 doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực ngành nông nghiệp (không tính doanh nghiệp, HTX hoạt động dịch vụ nông nghiệp), trong đó: trồng cây ăn quả có 216 tổ chức; trồng rau 38 tổ chức; thủy sản 74 tổ chức; chăn nuôi 29 tổ chức; cây lâu năm (chè, cà phê, mắc ca, dược liệu) có 45 tổ chức; bảo quản, chế biến nông sản 36 tổ chức; giống cây trồng và lĩnh vực khác 14 tổ chức.

Ngoài ra, chăn nuôi có 28 doanh nghiệp, HTX; thủy sản 72 doanh nghiệp, HTX; trồng trọt và lĩnh vực khác 335 doanh nghiệp, HTX.

UBND tỉnh Sơn La đã quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Sơn La, năm 2019, công nhận sản phẩm đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao đối với 28 sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh thuộc Chương trình OCOP Sơn La, gồm: 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 19 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Sản phẩm đạt hạng Ocop Sơn La 4 sao gồm:

1, Cá tép dầu khô, HTX Thái Tuấn 2, Mận sấy gừng, HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 3, Mận sấy mật ong, HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 4, Mận sấy thảo dược, HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 5, Trà xanh mây (Tà Xùa), Công ty TNHH trà và đặc sản Tây Bắc

6, Hồng giòn sấy dẻo, HTX nông nghiệp Quyết Thanh 7, Cà phê bột nguyên chất, HTX cà phê Bích Thao Sơn La 8, Trà vỏ cà phê, HTX cà phê Bích Thao Sơn La 9, Chè Trọng Nguyên – Phổng Lái, HTX sản xuất kinh doanh và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận

măng nứa khô mộc châu

Sản phẩm đạt hạng Ocop Sơn La 3 sao gồm:

1,Xoài sấy dẻo, HTX nông nghiệp Xuân Tiến 2,Chuối sấy giòn, Hộ kinh doanh Nguyễn Xuân Chiến 3, Măng trúc muối ớt, HTX nông nghiệp, dược liệu Háng Đồng 4, Rượu Mận, HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 5, Rượu Mơ, HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5

6, Rượu trưởng Bản, HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 7, Mận sấy dẻo, HTX nông nghiệp Quyết Thanh 8, Xoài sấy dẻo, HTX nông nghiệp Quyết Thanh 9, Chuối sấy dẻo, HTX nông nghiệp Quyết Thanh 10,Chè bát tiên đặc biệt, HTX sản xuất kinh doanh chè Tân Lập

11, Chè Shan đặc biệt, HTX sản xuất kinh doanh chè Tân Lập 12, Long nhãn sấy khô, HTX Bảo Minh 13, Tỏi đen, THT sản xuất và kinh doanh tỏi Phù Yên 14, Tỏi khô, THT sản xuất và kinh doanh tỏi Phù Yên 15, Thịt Trâu hun khói, Hộ kinh doanh Tòng Ngọc Hoa

16, Gạo nếp tan Mường Và, HTX nông nghiệp Nam Phượng 17, Mật ong, Hộ sản xuất kinh doanh Hồ Văn Sâm 18, Tinh dầu xả, HTX sản xuất tinh dầu và dược liệu Mường La 19, Long nhãn sấy khô Nguyễn Phòng, HTX dịch vụ nông nghiệp nhãn chín muộn

DANH SÁCH SẢN PHẨM OCOP  SƠN LA

Sản phẩm OCOP tiêu biểu của thành phố Sơn La

Thành phố Sơn La là đơn vị đầu tiên của tỉnh được công nhận hoàn thành  xây dựng Nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, thành phố đã chỉ đạo các xã, phường quan tâm lựa chọn phát triển các sản phẩm nông nghiệp mang tích đặc trưng, thế mạnh theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” là trọng tâm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP Sơn La các xã, phường và các HTX trên địa bàn đã tổ chức rà soát thực trạng sản phẩm hiện có tại các địa phương, dự kiến sản phẩm đặc sản, truyền thống, các sản phẩm đặc trưng có lợi thế để thực hiện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Chỉ tính năm 2019 thành phố đã có 14 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ.

Một số sản phẩm tiêu biểu như: Cà phê Bích Thao, bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, là một trong những đơn vị đi đầu của thành phố trong áp dụng KHKT vào sản xuất và chế biến cà phê. Mỗi năm HTX tham gia ký kết thu mua sản phẩm cà phê tươi cho người dân trên địa bàn từ 2.000 – 4.000 tấn, trong đó trực tiếp chế biến cà phê thành phẩm, cà phê bột từ 10-12 tấn/năm; sản phẩm cà phê của HTX được bán ở thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm chất lượng cao của HTX hiện nay là cà phê bột nguyên chất và trà siro vỏ cà phê – đây là 2 sản phẩm mới nhất của HTX được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công phục vụ xuất khẩu. Quy trình sản xuất, chế biến loại sản phẩm này phải tuân theo quy trình hết sức nghiêm ngặt. Năm 2019, sản phẩm cà phê bột nguyên chất và trà siro vỏ cà phê của HTX đã được Thành phố lựa chọn là sản phẩm đặc trưng địa phương trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP và sản phẩm của HTX đã  đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Ngoài ra, thương hiệu “Mật ong Sơn La” của cơ sở Trung tâm Ong Sơn La cũng là sản phẩm chất lượng. Ông Hồ Văn Sâm, Giám đốc Trung tâm Ong Sơn La   chia sẻ: muốn đạt được thành công từ nuôi ong cần sự kiên trì học hỏi, tìm tòi tập tính sinh học của loài ong, người nuôi ong phải hiểu rõ kỹ thuật chăm sóc đàn ong và nắm được thời gian các mùa hoa trong năm, thì một đàn ong có thể cho sản lượng cao. Với mong muốn xây dựng thương hiệu mật ong Sơn La nói chung và mật ong Hồ Sâm nói riêng ngày càng phát triển, ông Sâm và các cộng sự đã tập trung nghiên cứu, ứng dựng KHKT vào vào sản xuất và chế biến mật ong đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hiện nay Mật ong Sơn La đã được cấp chứng nhận thương hiệu, riêng sản phẩm mật ong của gia đình ông Sâm đã được công nhận OCOP Sơn La tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh.

 Là một trong những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái Sơn La, món thịt Trâu hun khói hay là thịt Trâu gác bếp đã được nhiều hộ gia đình trên địa bàn thành phố sản xuất để giới  thiệu quảng bá và trở thành món ăn ưa thích của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, những hộ chuyên kinh doanh sản phẩm này đã đăng ký nhãn hiệu và được các ngành chức năng chứng nhận và lựa chọn làm sản phẩm OCOP Sơn La, điển hình là sản phẩm “Thịt trâu gác bếp Hoa Xuân”.

Một trong những cửa hàng được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến bởi sản phẩm không chỉ thơm ngon, độc đáo mà còn được cơ quan chức năng chứng nhận an toàn thực phẩm. Gia đình anh Tòng Ngọc Hoa, bản Lầu, phường Chiềng Lề đã sản xuất thịt Trâu hun khói đã được 20 năm, với nhiều bí quyết riêng để người tiêu dùng nhớ mãi; đồng thời, gia đình đã đóng gói sản phẩm với mẫu mã bao bì riêng.

 Khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế về nông nghiệp gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm thực sự là một điểm nhấn,, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, cách nghĩ, cách làm của người dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đem lại hiệu quả kinh tế cho hộ sản xuất và địa phương. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền thành phố cần quan tâm tạo hành lang pháp lý phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, nông thôn và tạo ra sản phẩm, ngành nghề để có sự khác biệt, từng bước xây dựng thương hiệu, tạo khả năng cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế đô thị.

1
Xoài sấy dẻo
HTX Nông nghiệp Xuân Tiến
Bản Sai, Xã Sập Vạt
3 sao

2
Chuối sấy giòn
Hộ kinh doanh Nguyễn Xuân Chiến
TK 6, Thị trấn Yên Châu
3 sao

3
Tinh bột nghệ
HKD Vũ Văn Thược
Bản Kim Chung I, xã Phiêng Khoài,
OCOP SƠN LA

III
SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU, TINH DẦU

1
Sản phẩn tỏi

OCOP SƠN LA

2
Tỏi đen Châu Yên
HTX Tây Bắc
Tiểu khu 4, TT Yên Châu
OCOP SƠN LA

III
SẢN PHẨM RƯỢU

1
Rượu chuối

Chuối sấy dẻo

Công ty CP rượu Việt Pháp
Tiểu khu 1, thị trấn Yên Châu, huyện Yên
OCOP SƠN LA

 

Chè bát tiên đặc biệt
HTX sản xuất kinh doanh chè Tân Lập
Xã tân Lập, huyện Mộc Châu

Chè Sen Mộc Châu
Chi nhánh Tổng công ty Chè Việt Nam- Công ty CP tại Sơn La Vinatea Mộc Châu
TK Chè đen I,  thị trấn Nông trường Mộc Châu

Olong Kim Tuyên
Công ty CP Chè Cờ Đỏ Mộc châu
TK Cờ Đỏ, thị trấn Nông trường Mộc Châu

Olong Chà Thanh Tâm
Công ty TNHH Chè Mộc Sương
xã Tân Lập, huyện Mộc Châu

Mận hậu sấy dẻo
HTX NN Quyết Thanh Mộc Châu

Mận sấy gừng
HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5
TK Chè Đen, Thị trấn nông trường Mộc châu

Si rô Dâu Tây
Công ty CP Chimi Việt Nam
Xã Đông Sang

Mật ong Mộc Châu
HTX  dịch vụ Cựu chiến binh Mộc Châu
TK Bản Mòn, Thị trấn Mộc Châu

Rượu Ngô
HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5
TK Chè Đen, Thị trấn nông trường Mộc châu

Đông trùng hạ thảo khô
Cơ sở đông trùng hạ thảo Phong Mộc
TK Bệnh viện, Thị trấn Nông trường Mộc Châu

Miến  Giong Kiên Sơn
Công ty TNHH Kiên Sơn
TT Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu

Đơn vị sản xuất
Địa chỉ
Tên sản phẩm
Xếp hạng
Tổng sản lượng /năm
Sản lượng bình quân

4 sao
3 sao

HUYỆN QUỲNH NHAI

HTX Thái Tuấn
Xóm 7, xã Mường Giàng, Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
Cá tép dầu khô
4 sao

1,896 tấn
0,158 tấn

Hợp tác xã Thảo mộc
Xã Mường Giàng,Huyện Quỳnh Nhai,Sơn La
Trà cỏ ngọt

3 sao
4,2 tấn
0,350 tấn

Hợp tác xã Lò Mạnh Sáng
Xã Chiềng Khay,Huyện Quỳnh Nhai,Sơn La
Mật Ong chiềng khay

3 sao
1,002 tấn
0,167 tấn