GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ (chương 1, 2, 3) – Tài liệu text

GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ (chương 1, 2, 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.83 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh

GIÁO TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ
(Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non)

Vinh 2011

1

2

Lời nói đầu
Giáo trình “Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non” nhằm trang bị
cho sinh viên những vấn đề lý luận mang tính hệ thống và khái quát về mục đích,
nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục thể chất mầm non, đồng thời giới thiệu các
phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các
độ tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo.
Giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1: Mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc giáo dục thể chất mầm non
Chương 2: Nội dung giáo dục thể chất mầm non
Chương 3: Các phương pháp giáo dục thể chất mầm non
Chương 4: Các hình thức và phương tiện giáo dục giáo dục thể chất mầm
non
Chương 5: Hướng dẫn một số nội dung và hình thức giáo dục thể chất mầm
non qua các độ tuổi

Cuốn “Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non” là giáo trình dùng
cho sinh viên hệ đào tạo từ xa ở các trường Đại học sư phạm, ngành Giáo dục mầm
non, đồng thời là cuốn sách cần cho những ai quan tâm tìm hiểu vấn đề giáo dục
thể chất cho trẻ mầm non.
Cuốn sách viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để hoàn thiện thêm.

Tác giả

3

Chương I:
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ
VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON

1. Mục đích của giáo dục thể chất (GDTC) mầm non
1.1. Cơ sở để xác định mục đích GDTC mầm non
– Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, và mục đích của GDTC cho thế hệ trẻ trong giai
đoạn phát triển tương ứng của đất nước. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản
lần thứ VII đề ra mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay
nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.
Dựa vào Nghị quyết nói trên, các văn bản của Nhà nước đã xác định mục
đích của GDTC Việt Nam là đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho con
người, chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể lực cho họ để tham gia tích cực vào sự nghiệp
lao động sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
– Căn cứ vào mục tiêu của GDMN. Trong Luật Giáo dục 2005 (điều 22)
mục tiêu GDMN được xác định là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí

tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào lớp Một”.
– Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ em các độ tuổi, đặc biệt là sự phát
triển tâm lý, sinh lý- vận động.
1.2. Mục đích GDTC mầm non
– Mục đích chung: giúp trẻ em khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài
hoà, cân đối.

4

– Mục đích giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em các độ tuổi từ 18 tháng
đến 6 tuổi được cụ thể trong Chương trình Giáo dục mầm non (2006) cùng các dấu
hiệu đánh giá một cách cụ thể:
Ví dụ:
– ở cuối độ tuổi nhà trẻ:
+ Mục đích giáo dục phát triển thể chất:
* Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong
kênh A.
*Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản.
*Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt của nhà trẻ.
*Trẻ có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.
+ Dấu hiệu đánh giá:
* Đi thẳng người, nhấc cao chân
* Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng
* Lên, xuống cầu tháng có vịn
* Bật xa bằng 2 chân 20 cm
* Ném xa 1,2 m
* Xếp tháp 8 tầng
* Xâu hạt thành chuỗi

* Ghép hình 4 mảnh
* Biết cài cúc, mặc quần
– Ở cuối độ tuổi mẫu giáo:
+ Mục đích giáo dục phát triển thể chất
* Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong
kênh A.
* Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế.

5

*Trẻ có khả năng phối hợp giữa giác quan và vận động, kết hợp vận động
nhịp nhàng có định hướng trong không gian.
*Trẻ thực hiện được các vận động tinh tế, khéo léo.
*Trẻ có thói quen và một số kỹ năng tốt trong việc chăm sóc sức khoẻ, vệ
sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn.
+ Các dấu hiệu đánh giá:
* Đi giật lùi 3 m
* Chạy 18 m khoảng 10 giây
* Bật xa 50-60 cm
* Ném xa 4 m
* Bò chui dưới vật không bị chạm
* Đi nối gót giật lùi 5 bước
* Cắt được theo đường tròn
* Đồ được hình
* Thắt buộc giây giầy
* Tự mặc quần áo.

2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
2.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ

Cơ thể của trẻ mầm non có sự tăng trưởng nhanh về hình thái nhưng các hệ
cơ quan làm việc chưa hoàn thiện, sự phát triển chức năng bảo vệ cơ thể còn yếu.
Khi chịu đựng nhiều tác động không thuận lợi của môi trường trẻ dễ mắc nhiều
bệnh khác nhau. Vì vậy, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực, hoàn
thiện chức năng làm việc của các cơ quan, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC mầm non. Nhiệm vụ bảo vệ sức
khoẻ có thể tiến hành theo 3 hướng sau đây:
– Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng
– Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý.
6

– Hoàn thiện chức năng của các cơ quan thực vật.
a) Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng cho trẻ mầm non
Tuổi mầm non là giai đoạn có những biến đổi hết sức to lớn về hình thái và
chức năng của cơ thể. Đặc điểm của thời kỳ này là lúc đầu cơ thể trẻ có sức chống
đỡ (đề kháng) tương đối thấp đối với những tác động xấu của môi trường xung
quanh, do đó dễ mắc bệnh, nhưng khả năng thích ứng, thích nghi với mọi tác động
từ bên ngoài vào sẽ nhanh chóng nâng cao nếu biết giữ gìn sức khoẻ cho trẻ thật
chu đáo, kết hợp với việc rèn luyện thể dục một cách có hệ thống và đúng phương
pháp khoa học, phát triển vận động, rèn luyện kỹ năng vận động và thói quen giữ
vệ sinh cho trẻ, kết hợp sử dụng tác động của các yếu tố thiên nhiên một cách thận
trọng và có liều lượng. Các biện pháp đó có tác dụng phòng và chống được các
bệnh thông thường như cảm cúm, các bệnh truyền nhiễm cho trẻ và còn là sự rèn
luyện có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trung ương, đối với sức khoẻ nói
chung của trẻ.
b) Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý
ở lứa tuổi mầm non quá trình cốt hoá của hệ xương mới chỉ bắt đầu. Bộ
xương của trẻ phần lớn được cấu tạo bằng các tổ chức sụn, các tổ chức xương đang
được hình thành, độ rắn thấp, độ xốp cao chứa nhiều nước vì thế. Hệ cơ còn tương

đối yếu, dây chằng dễ bị kéo dãn. Vì thế cơ quan vận động chưa được vững chắc,
dễ bị biến dạng, tư thế vận động cơ bản dễ bị sai lệch. Đến 6-7 tuổi thì thành của
xương mới có độ dày đảm bảo sự chống đỡ tương đối với những tác động cơ học.
Vận động tích cực có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của hệ cơ, xương, thúc
đẩy sự phát triển nhanh chóng các xương ống theo chiều dài đồng thời tăng độ
vững chắc của xương nhờ độ đông đặc chung của các tổ chức xương ở trẻ em mẫu
giáo.
Hệ xương: hình dáng của cơ thể phụ thuộc vào bộ xương. Bộ xương có
nhiệm vụ bảo vệ tuỷ sống, não, các cơ quan bên trong của cơ thể khỏi bị va chạm
7

và làm hư hại. Bộ xương của trẻ còn rất yếu, mềm, dễ bị biến dạng, vì trong đó còn
chứa nhiều tố chất sụn, các khớp của trẻ rất linh hoạt, dây chằng dễ bị dãn, các gân
còn yếu và ngắn so với người lớn. Phát triển hệ xương, dây chằng và khớp đúng
lúc sẽ có tác dụng đến việc phát triển các cơ quan, các hệ thống và tư thế của cơ
thể. Những trường hợp bị cong, vẹo cột sống, vai uốn tròn, lòng bàn chân bẹt làm
rối loạn điều kiện làm việc của nhiều cơ quan quan trọng và có thể dẫn đến bệnh lý.
Đối với trẻ mẫu giáo cần đặc biệt chú ý cho sự cốt hoá của xương diễn ra đúng đắn
và đúng lúc, hình thành đường cong sinh lý của cột sống, phát triển vòm bàn chân,
củng cố dây chằng, khớp, ngoài ra cần chú ý đến sự phát triển cân đối giữa các
phần của cơ thể, sự phát triển cân đối chiều cao và trọng lượng của xương.
Hệ cơ: Bám chắc vào các phần riêng biệt của bộ xương, ở trong một tư thế
nhất định giữ cho thăng bằng và thay đổi tư thế đó. Điều này có nghĩa là hệ cơ
tham gia thực hiện chức năng vận động và cũng như thực hiện chức năng bảo vệ:
bảo vệ khỏi sự va chạm, sự nhiễm lạnh của bộ xương và các cơ quan bên trong. Cơ
của trẻ phát triển còn yếu và chỉ bằng 20-25% trọng lượng cơ thể. ở trong cơ thể trẻ
có nhiều nước và ít chất Prôtít, Lipít. Sự phát triển của các nhóm cơ riêng biệt xảy
ra không cùng một lúc liên quan tới những điều kiện trên, cần thiết phải củng cố tất
cả các nhóm cơ đặc biệt là cơ duỗi.

c) Nâng cao khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan trong cơ thể trẻ
Đặc điểm của giai đoạn từ 0-6 tuổi là sự hoạt động vận động tích cực của
trẻ, nhờ đó những động tác vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống được hình
thành. Tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy nhanh chóng quá trình chuyển những động
tác tự nhiên, tản mạn trong những tháng đầu tiên của cuộc sống, thành những động
tác có sự phối hợp tương đối cao như đi, chạy, nhảy, ném…qua đó phát triển khả
năng vận động một cách hiệu quả ở trẻ. Mặt khác, vận động là một trong những
điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Qua sự theo dõi những trẻ
em vì lý do nào đó (như bị ốm) mà hoạt động vận động bị hạn chế cho thấy: hiện
8

tượng thiếu vận động đã gây nên sự phát triển chậm chạp của các hệ thống tim
mạch, hô hấp và các hệ thống khác của cơ thể trẻ. Dưới ảnh hưởng của các hoạt
động và vận động tích cực thì trọng lượng tương đối của tim, phổi, não được tăng
lên. Đặc biệt là vận động thường xuyên sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, cải
thiện được quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc và chức
phận của cơ thể.
Hệ hô hấp: Đối với trẻ các đường hô hấp còn hẹp, niêm mạc của chúng có
nhiều mạch máu. Các tế bào của phổi rất mịn. Độ linh hoạt của lồng ngực bị hạn
chế, xương sườn ở tư thế nằm ngang và sự phát triển của cơ hô hấp thì rất yếu, nên
không thể thở sâu được (trẻ ở lứa tuổi bú mẹ thở 40-35 lần /1 phút, 7 tuổi thì 24-22
lần). Vì thế không khí bị đọng lại và khó vào các phần của lá phổi. Nhịp hô hấp
của trẻ không ổn định, dễ bị rối loạn. Từ cần củng cố cơ hô hấp, phát triển độ linh
hoạt của lồng ngực, tạo khả năng thở sâu tiết kiệm năng lượng khi thở ra, ổn định
nhịp thở, tăng dung tích sống.
Ngoài ra phải dạy trẻ thở bằng mũi. Thở bằng mũi sẽ làm không khí được
ấm lên và lọc sạch. Các bài tập phát triển hô hấp sẽ thúc đẩy sự hoạt động tích cực
của các cơ quan hô hấp, củng cố các cơ hô hấp và sự phát triển toàn bộ của bộ máy
hô hấp, ngoài ra có tác dụng hình thành ở trẻ em thói quen thở đều và sâu, khắc

phục được tật nín thở của trẻ khi thực hiện những động tác mới.
Hệ tim mạch: Ngay từ khi mới sinh hệ tim mạch đã hoạt động mạnh, các
mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, áp lực của máu yếu nhưng tần số co
bóp của tim lại tăng lên, vì thế nhịp điệu co bóp của tim dễ bị rối loạn. Tim nhanh
chóng mệt mỏi nếu phải làm việc căng thẳng và không thể ngay lập tức thích ứng
với sự thay đổi hoạt động đột ngột. Nhịp mạch của trẻ nhỏ đập rất nhanh (120-140
lần/1 phút). Dần dần thì mạch đập chậm lại, và khi 5-6 tuổi thì nhịp đập từ 80- 110
lần/ 1 phút.

9

Cần phải đặc biệt chú ý đến hệ tim mạch của trẻ mầm non, cụ thể củng cố
các cơ tim, các thành mạch nhất là các mạch máu ở não, làm cho nhịp điệu co bóp
của tim tốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi vận động đột ngột.
Các cơ quan nội tạng: Đặc biệt đối với lứa tuổi nhỏ, các cơ quan nội tạng
của trẻ phát triển chưa đầy đủ, dạ dày có những vách cơ yếu. Các lớp cơ và các sợi
đàn hồi của thành ruột phát triển chưa đầy đủ. Vì vậy trẻ dễ bị rối loạn sự hoạt động
của ruột. Từ đó phải củng cố các bắp thịt và các dây chằng của các cơ quan nội
tạng.
Da: có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan và các tế bào nằm sâu bên trongkhỏi bị
thương chấn, không để vi trùng thâm nhập vào, là cơ quan bài tiết cũng như tham
gia vào sự bài tiết và điều hoà thân nhiệt và hô hấp. Da của trẻ mịn hơn da của
người lớn, dễ bị chấn thương hơn và vì vậy cần bảo vệ da không bị hư hỏng.
Hệ thần kinh: Từ lúc sơ sinh hệ thần kinh của trẻ chuẩn bị chưa đầy đủ để
thực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn. ở trẻ
em quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng. Sự hưng phấn mạnh hơn sự ức
chế. Liên quan với những điều kiện nói trên, nhiệm vụ được đặt ra là tạo sự cân
bằng giữa hưng phấn và ức chế, độ linh hoạt của chúng, phát triển ức chế tích cực
cũng như hoàn thiện các cơ quan phân tích vận động, các cơ quan cảm giác (thị

giác, thính giác…).
Tóm lại ở lứa tuổi mầm non luyện tập thể dục thể thao có hệ thống và đúng
phương pháp khoa học sẽ thúc đẩy sự trưởng thành cơ thể trẻ một cách mạnh mẽ.
Các hệ thống bắp thịt, thần kinh, tuần hoàn máu, … được tập luyện tốt. Ngoài ra
còn có tác dụng tốt đối với phát triển các kỹ năng như đi chạy, nhảy, leo, trèo mang
vác…của trẻ. Đó là cơ sở chuẩn bị cho hoạt động chân tay và trí óc sau này của các
em, bồi dưỡng giáo dục và phát triển thói quen hành động tập thể, tính tích cực, kỷ
luật, chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt.
2.2. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức (nhiệm vụ giáo dưỡng)
10

a) Thực hiện các bài tập thể chất phù hợp với lứa tuổi nhằm giáo dục ở trẻ
những tố chất vận động như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai…
Ví dụ:
– Với mục đích phát triển sức mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo thì phải tăng độ
dài, độ cao của bước nhảy, tập ném xa.
– Để phát triển sức bền: cho trẻ tập nhiều động tác chạy với cự ly dài nhưng
không gây ra sự mệt mỏi quá sức.
– Phát triển khả năng ước lượng cự ly băng mắt: dạy trẻ ném trúng đích, sự
chính xác khi chân nhảy chạm đất, quan sát hướng tốt trong lúc đi.
Nếu các tố chất thể lực không được phát triển thì trẻ không thể thực hiện
được thậm chí các chi tiết nhỏ của các động tác, không hoàn thiện được các hình
thức khác nhau của vận động.
b) Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động, những thói quen đúng về tư
thế, các thói quen vệ sinh, nắm được một số kiến thức sơ đẳng về GDTC
– Hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và thông qua đó trẻ nhận thức thế
giới xung quanh, thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, cho phép trẻ
tiết kiệm được nhiều sức hơn khi vận động, hoạt động. Nhờ vậy, tạo ra khả năng
lặp lại các động tác với số lần nhiều hơn và ảnh hưởng tích cực hơn tới hệ tim

mạch, hô hấp và việc phát triển các tố chất thể lực. Việc sử dụng những thói quen
vận động đã được hình thành một cách bền vững cho phép thực hiện những nhiệm
vụ xuất hiện trong những tình huống bất ngờ, trong hoạt động, vận động và trò
chơi. Những thói quen vận động được hình thành trước 6 tuổi là cơ sở cho việc
hoàn thiện tiếp tục khi bước sang tuổi học sinh và cho phép tiếp tục đạt thành tích
cao trong các môn thể thao.
– Rèn luyện thói quen tư thế đúng đắn- có nghĩa là trẻ biết giữ tư thế đúng
đắn của cơ thể trong lúc ngồi, đi, đứng- một việc hết sức quan trọng đối với trẻ

11

mầm non. Giáo dục tư thế đúng đắn có ý nghĩa to lớn đối với sự hoạt động bình
thường của tất cả các cơ quan, hệ thống của cơ thể.
– Trong lứa tuổi mầm non phát triển những thói quen ban đầu về vệ sinh cá
nhân cũng như vệ sinh công cộng: rửa tay, lau sạch mũi, đại tiểu tiện trước khi
bước vào tập luyện, giữ quần áo sạch sẽ, giữ dày cẩn thận, giữ gìn các đồ chơi luôn
luôn sạch sẽ, giữ gìn các dụng cụ thể dục thể thao, nhà cửa… Các thói quen này
được hình thành hay không phần nhiều phụ thuộc vào sức khoẻ của trẻ.
– Đối với trẻ mẫu giáo cần phải truyền đạt một số hiểu biết có liên quan
GDTC. Những kiến thức đã nhận được làm cho trẻ tập luyện một cách tự giác hơn
và việc sử dụng các phương tiện GDTC ở các trường mầm non và ở gia đình được
đầy đủ hơn. Làm cho trẻ hiểu được tác dụng của tập luyện. Về ý nghĩa của các
động tác và các phương tiện khác của GDTC (các điều kiện vệ sinh, các yếu tố
thiên nhiên, lao động chân tay) có được khái niệm tư thế đúng đắn, kỹ thuật động
tác về luật lệ, trò chơi vận động cũng như sự hiểu biết về vệ sinh các nhân cũng
như vệ sinh hoàn cảnh là rất quan trọng. Trẻ cần phải hiểu biết tên gọi của các bộ
phận cơ thể, hướng của động tác (lên cao, hạ xuống, trước sau phải trái…) tên gọi
và ý nghĩa của các dụng cụ thể dục thể thao, nguyên tắc đảm bảo và sử dụng các
dụng cụ đó, điều lệ sử dụng quần áo, dày thể thao. Tất cả các hiểu biết nói trên cần

phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
2.3. Nhiệm vụ giáo dục
a) Giáo dục lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú, tự giác, độc lập
luyện tập thường xuyên.
b) Thực hiện việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động:
Việc thực hiện các động tác, bài tập vận động sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất
để giáo dục những đức tính tốt và các phẩm chất đạo đức (thật thà, công bằng, tinh
thần tập thể, …và cũng như việc hình thành các phẩm chất ý chí (lòng dũng cảm,
kiên định, sự kiền chế…)
12

Cần phải giáo dục cho trẻ sử dụng một cách sáng tạo những sự hiểu biết,
những thói đã hình thành trong hoạt động vận động, xuất hiện tính tích cực, tự giác
nhanh trí…
Đối với trẻ mẫu giáo thì việc giáo dục cảm xúc tốt, sự sảng khoái, tinh thần
vui vẻ, cũng như biết vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực là điều hết sức quan
trọng. Điều đó rất cần thiết bởi vì những cảm xúc tốt sẽ ảnh hưởng một cách thuận
lợi đến sự làm việc của tất cả các cơ quan, các hệ thống của cơ thể, đảm bảo hình
thành một cách nhanh chóng các thói quen vận động.
GDTC tạo ra sự thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ. Trong quá trình thực
hiện động tác vận động khuyến khích sự phát triển khả năng tiếp thu cảm thụ hiểu
biết và đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn: cái đẹp của trang phục thể dục, của các
dụng cụ tập luyện, của môi trường xung quanh, giáo dục trẻ thấy cái đẹp trong tư
thế tác phong, trong phẩm chất đạo đức không nhân nhượng những hành động và
lời nói thô lỗ.
Trong quá trình GDTC có tiến hành giáo dục lao động. Chuẩn bị cho trẻ
bước vào lao động có nghĩa là phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhẹn bằng những
thói quen vận động và giáo dục các tố chất thể lực cần thiết cho lao động. Ngoài ra
trẻ phải nắm vững các thói quen vận động có liên quan tới các trang bị trong phòng

tập, sân tập, (hố có cát để nhảy, dụng cụ tập luyện…) cùng với sự sửa chữa phương
tiện thể dục thể thao, bảo vệ quần áo, dày dép thể thao, chuẩn bị địa điểm để tập
luyện (quét sạch lá rụng, xới hố cát, đường chạy…), khoảng cách đặt các dụng cụ
trên sân.
Ngoài ra trẻ còn tiếp thu những thói quen vận động để trông nom, bảo quản
dụng cụ luyện tập: Lau sạch bụi ở gióng thang, thu dọn cờ, nơ, gậy, vòng, ghế thể
dục, bảng…

13

Các nhiệm vụ nêu trên có liên quan mật thiết, chặt chẽ với nhau. Cần tổ
chức quá trình GDTC cho trẻ mầm non sao cho trong cùng một lúc giải quyết có
hiệu quả tất cả những nhiệm vụ đó.
3. Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
3.1. Nguyên tắc toàn diện và hệ thống
Là nguyên tắc quan trọng trong GDTC. K.Đ.Usinxki (1949) đã viết “Chỉ có
hệ thống mới giúp chúng ta hoàn toàn làm chủ được những kiến thức của chúng ta.
Một bộ óc chứa đầy những kiến thức rời rạc, không liên quan đến nhau, cũng
giống như một kho chứa đồ cũ, trong đó mọi thứ đều rất lộn xộn và ở đó chính bản
thân chủ nhân cũng chẳng tìm thấy cái gì”. Tính hệ thống được thể hiện trong sự
liên tục, tuần tự và có tính kế hoạch của nội dung GDTC trong suốt lứa tuổi mầm
non, trong sự tuần tự của các tiết học thể dục (hay vận động) với sự thay đổi liên
hoàn giữa luyện tập và nghỉ ngơi, trong sự kế thừa, trong mối quan hệ qua lại của
nội dung và tính tuần tự của các tiết học. Tính hệ thống còn thể hiện trong mối
quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: sự hình thành kỹ năng
này cho phép đứa trẻ có cơ sở để lĩnh hội cái mới hơn và cứ như thế, đi từ cái mới
này đến cái mới khác.
Tính hệ thống thể hiện trong việc thực hiện một cách có hệ thống những bài
tập thể chất trong ngày qua các hình thức GDTC khác nhau: thể dục sáng, tiết học

thể dục, hoạt động vận động ngoài trời… cũng như việc dạy trẻ thực hiện chế độ
giáo dục sức khoẻ trong ngày một cách thường xuyên. Khi ngừng thực hiện những
tiết thể dục đã xây dựng theo hệ thống, hoặc thực hiện chúng không liên tục, nhận
thấy sự giảm sút rõ rệt thành tích của các cơ quan chức năng, và đôi khi dẫn đến sự
thoái lùi các chỉ số hình thái thể hiện ở sự giảm sút tỷ trọng (trọng lượng riêng) của
các mô cơ tích cực, sự thay đổi thành phần cấu tạo của chúng và nhiều biểu hiện
tiêu cực khác.

14

GDTC đòi hỏi sự lặp lại những kỹ xảo vận động đã được hình thành. Chỉ
trong điều kiện lặp lại nhiều lần mới hình thành được định hình động lực trong não
bộ. Để tiến hành lặp lại một cách hiệu quả cần một hệ thống mà trong đó những cái
cũ đã hình thành liên kết với những cái mới (khi quá trình lặp lại có tính chất tình
huống: thay đổi bài tập, điều kiện thực hiện, sự khác nhau của những phương pháp
và biện pháp, hình thức và nội dung tiết học một cách tổng thể). Bên cạnh đó, sự
lặp lại cần đảm bảo sự cải tổ trật tự hình thái và chức năng trong quãng thời gian
dài, trên cơ sở đó phát triển các tố chất thể lực (A. N. Crextovnhicop).
Cơ thể con người là một khối thống nhất, đặc biệt cơ là cơ thể trẻ non nớt,
đang thời kì lớn lên và hoàn thiện nếu không được phát triển toàn diện, cân đối thì
qua giai đoạn này khó phát triển bình thường.Ví dụ: nếu trẻ bị suy dinh dưỡng
nặng, thì cơ thể không cân đối, còi cọc, trí óc không phát triển.
Trong thể dục, mỗi bài tập chỉ có tác dụng nhất định đến sự phát triển của
một số bộ phận cơ thể hoặc một số tố chất thể lực. Ví dụ: Động tác tay, vận động
cơ bản ném xa có tác dụng phát triển cơ tay, phát triển cảm giác thăng bằng, rèn
luyện tính chất khéo léo, mạnh mẽ. Động tác chân- bật: phát triển cơ chân, rèn
luyện khả năng phối hợp tay, chân, tố chất mạnh mẽ…Vì vậy, cần lựa chọn những
bài tập nhịp nhàng, cân đối giữa tay và chân, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội
tạng, giữa các tố chất thể lực…để giúp cho các cơ quan, các hệ thống trong cơ thể

trẻ phát triển bình thường hoặc phát triển cục bộ một bộ phận nào đó.
Tính hệ thống và liên tục phải được thực hiện trong kế hoạch giảng dạy toàn
năm, từng học kỳ, từng tháng, từng bài tập, từng động tác sao cho toàn bộ nội dung
khối lượng luyện tập thống nhất thành một khối có tác động thúc đẩy lẫn nhau,
động tác này bổ sung cho động tác kia, bài học trước làm cơ sở cho bài học sau, bài
sau bổ sung, củng cố và phát triển bài học trước. Ví dụ: dạy bò bằng bàn tay và
cẳng chân, động tác tay, động tác chân hỗ trợ cho vận động bò. Bò theo hướng

15

thẳng làm cơ sở để dạy bò dích dắc, bò chui qua cổng. Qua đó rèn luyện, củng cố
kỹ năng bò cho trẻ.
Vận dụng nguyên tắc này cần chú ý:
+ Khi chọn nội dung và hình thức tập luyện cần phải cân nhắc kĩ tác dụng và
ảnh hưởng qua lại của chúng đến các bộ phận của cơ thể…Ví dụ: hướng dẫn bài tập
GDTC phải có đầy đủ các động tác theo thứ tự: tay, chân, bụng, lườn, bật, phải có
động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản. Hoặc sau khi trẻ thực hiện động tác bật,
không nên tổ chức cho trẻ chạy nhanh hoặc chạy chậm ngay, vì như thế trẻ sẻ bị
mỏi chân.
+ Luyện tập toàn diện phải gắn liền với luyện tập có hệ thống thường xuyên
liên tục.
+ Nội dung vận động phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ
đơn giản đến phức tạp.
+ Sắp xếp nội dung hợp lý.
+ Nâng dần cường độ vận động:
Ví dụ: Nếu tiết bài mới yêu cầu trẻ phải thực hiện tối đa là 2 lần, thì ở tiết ôn
luyện yêu cầu trẻ phải thực hiện từ 2,5 đến 3 lần. Từ 1 vận động cơ bản trong tiết
học, sau đó tăng lên từ 2-3 vận động cơ bản.
3.2. Nguyên tắc tích cực và tự giác

Nguyên tắc này dựa trên cơ sở quan hệ tự giác và tích cực của trẻ đối với
hoạt động mà mình tiến hành: để đạt được thành tích khi thực hiện nhiệm vụ này
hay nhiệm vụ khác thì trước hết trẻ phải hình dung rõ ràng: cần thực hiện cái gì và
như thế nào, tại sao phải thực hiện như thế mà không phải khác (P.Ph.Lexgap là
người đề ra nguyên tắc này). Nguyên tắc này được tiến hành theo các hướng cơ bản
sau đây:
– Hình thành hứng thú với nhiệm vụ vận động được giao

16

– Kích thích sự quan sát vận động mẫu một cách có ý thức ở trẻ, sự phân tích
có ý thức các bài tập vận động, hiểu được mục đích và phương pháp thực hiện
nhiệm vụ.
– Khuyến khích sự thể hiện tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở trẻ khi thực hiện
nhiệm vụ vận động: độc lập thay đổi bài tập, tạo ra những tình huống khác nhau,
suy nghĩ về cái mới..
Dạy thể dục cho trẻ là làm cho trẻ nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận
động. Đây là quá trình hoạt động nhận thức và thực hành cho trẻ. ý thức tự giác tích
cực ở trẻ trong luyện tập có giá trị to lớn đối với kết quả bài tập.
Muốn thực hiện tốt nguyên tắc tích cực, tự giác giáo viên cần phải:
– Làm cho trẻ hiểu được nhiệm vụ bài tập một cách đơn giản và cụ thể. Trẻ
càng bé thì nhiệm vụ được giao càng đơn giản. Ví dụ: con sẽ tung bóng bằng hai
tay cho bạn, bạn sẽ bắt bóng và tung lại cho bạn khác.
– Nội dung giảng dạy phải được lựa chọn vừa sức.
– Phải làm cho các bài tập sinh động. Ví dụ: Phải tăng thêm đồ dùng dạy học.
Khi bò chui qua cổng thì ở cổng có treo chuông để giúp trẻ tự đánh giá việc thực
hiện hoạt động của mình đúng hay sai.
– Giáo viên phải làm mẫu chính xác, đẹp, chậm vừa để trẻ dễ nhìn.
– Giảng giải phải đầy đủ nhưng ngắn gọn dễ hiểu, sinh động có tác dụng gây

hứng thú cho trẻ.
– Chú ý động viên trẻ kịp thời.
3.3. Nguyên tắc trực quan kết hợp với lời nói và thực hành
Dạy vận động là một quá trình nhận thức. Trong quá trình dạy vận động các
thành tố của nhận thức có quan hệ khăng khít với nhau. Tuỳ theo nhiệm vụ đặt ra
mà tuần tự của chúng có thể khác nhau: dạy trẻ có thể bắt đầu từ làm mẫu động tác
kết hợp với giảng giải, giáo viên mô tả bằng lời và dùng cử động, vận động của
mình để minh hoạ. Trong trường hợp này hay khác việc quan sát hình ảnh trực
17

quan không loại trừ hoạt động tư duy, còn giải thích không loại trừ sự mô phỏng
bằng những cử động, vận động.Tóm lại: trực quan, dùng lời và thực hành là những
thành tố không tách rời nhau.
Trực quan trong GDTC được hiểu là sự ảnh hưởng qua lại giữa các cơ quan
phân tích cảm giác bên trong và bên ngoài cơ thể con người (trẻ). Bất kỳ nhận thức
trực quan nào của con người cũng bắt đầu từ quan sát, nhìn ngó. Nhận thức cảm
tính kết hợp với phân tích dần dần sẽ nâng sự hiểu biết từ cảm tính lên lý tính.
Nhận thức trong GDTC cũng nằm trong quy luật đó.
Trong giảng dạy thể dục, thói quen vận động chỉ có thể được hình thành trên
cơ sở cảm giác trực tiếp với động tác, cho nên vấn đề trực quan trong giảng dạy thể
dục có ý nghĩa cả với người dạy và người học. Tồn tại trực quan trực tiếp và trực
quan gián tiếp trong GDTC mầm non.
Giáo viên muốn làm cho trẻ nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động
một cách nhanh chóng, thì trong khi dạy cần tác động vào các loại cảm giác ở trẻ
như thính giác, thị giác, xúc giác. Ví dụ: khi dạy một động tác trước hết giáo viên
phải làm mẫu cho trẻ thấy, sau đó giáo viên chỉ dẫn cách làm, giải thích chỗ đúng,
chỗ sai. Khi trẻ thực hành giáo viên quan sát, sửa sai trực tiếp cho trẻ (trực quan
trực tiếp).
Đối với những động tác, vận động khó mà việc làm mẫu không cho phép

kéo dài thời gian để trẻ quan sát được kỹ (ví dụ: nhảy bật từ trên cao xuống), thì
giáo viên có thể dùng hình vẽ mô tả để chỉ cho trẻ biết quá trình diễn biến của động
tác, của vận động. ở mức độ cao hơn có thể dùng phim đèn chiếu, chiếu chậm cho
trẻ xem để trẻ có hình dung chính xác về vận động, động tác (trực qua gián tiếp).
Trong giảng dạy thể dục sử dụng trực quan và lời nói có ý nghĩa rất lớn nếu
tính đến kinh nghiệm vận động và những hình thức vận động trong cuộc sống ở trẻ.
Dần dần vai trò của lời nói cũng có ý nghĩa như quan sát (lưu ý khả năng tiếp thu

18

và kinh nghiệm sống của trẻ). Khi sử dụng lời nói cần ngắn gọn, chính xác, rõ ràng,
đúng lúc.
3.4. Nguyên tắc vừa sức và giáo dục cá biệt
Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét mối tương qua giữa khả năng của từng
trẻ (năng lực thể chất cũng như tinh thần) và độ khó của nhiệm vụ vận động được
giáo viên giao.
Trong GDTC việc đảm bảo nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn vì: việc thực
hiện các động tác vận động khác nhau có những tác động trực tiếp đến chức năng
quan trọng của cơ thể.Thay đổi lượng vận động một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng
xấu cho sức khoẻ, cho nên cần phải xem lại các đặc điểm, khả năng của từng trẻ để
đưa ra nhiệm vụ cho phù hợp.
– Vừa sức (dễ tiếp thu):
Mặc dù trong Chương trình giáo dục mầm non đã có những yêu cầu chung
cho trẻ theo từng độ tuổi, nhưng trong quá trình giảng dạy vẫn phải cần có yêu cầu
cụ thể đối với từng trẻ và chuẩn bị cho trẻ thực hiện yêu cầu ngày càng cao hơn.
Khả năng của từng trẻ được xác định bằng các phương pháp sau đây:
+ Đánh giá thể lực của trẻ theo tiêu chuẩn (Ví dụ: Yêu cầu tối đa đối với trẻ
lớp nhỡ cuối năm phải đạt: Bé trai nặng14,4 kg, cao 100,7 cm) và lập biểu đồ sức
khoẻ cho từng trẻ.

+ Kiểm tra y học. Theo dõi sức khoẻ hàng ngày, tuần, tháng. Nếu thấy có
vấn đề như trẻ sút cân, biếng ăn… thì phải đưa trẻ đi khám ở bệnh viện.
+ Quan sát sư phạm trực tiếp: Cô giáo trực tiếp theo dõi, quan sát khả năng
thực hiện bài tập, vận động của từng trẻ để đưa ra những bài tập phù hợp với khả
năng cuả chúng.
“Vừa sức” không có nghĩa là không có độ khó, mà là khả năng có thể vượt
qua nếu biết động viên thể lực và tinh thần của trẻ. Để kiểm tra sự dễ tiếp thu được
chính xác cần có sự kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm một cách có hệ thống. Một
19

trong những điều kiện cơ bản của tính vừa sức là sự liên tục và phức tạp dần của
các động tác vận động. Vì vậy giáo viên phải biết sắp xếp nội dung các bài tập một
cách hợp lý, buổi tập sau nặng hơn buổi tập trước.
– Giáo dục cá biệt (tính đến đặc điểm cá nhân trẻ). Là sự cân nhắc những khả
năng riêng biệt của từng trẻ trong quá trình giáo dục thể chất để lựa chọn các
phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện hợp lý.
Trong GDTC cho trẻ mầm non tính đến đặc điểm cá nhân được giải quyết
theo 2 hướng: cá biệt hoá theo xu hướng chung và con đường riêng. Cá biệt hoá
theo xu hướng chung là chuẩn bị thể lực chung cho trẻ em các độ tuổi, lựa chọn
những phương pháp, biện pháp giảng dạy, phương tiện và hình thức tổ chức hợp lý
cho mỗi trẻ thực hiện bài tập vận động theo yêu cầu chung của chương trình hiện
hành.
Cá biệt hoá theo hướng chuyên biệt là: chuẩn bị thể lực một cách chuyên biệt
cho những trẻ có năng khiếu (khả năng) về hoạt động thể dục thể thao (chủ yếu là
áp dụng với trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo).
3.5. Nguyên tắc phát triển (nâng cao dần yêu cầu).
Những điều kiện cơ bản của nguyên tắc này bao gồm việc thực hiện những
nhiệm vụ mới, những vận động khó hơn, thay đổi hình thức vận động và nâng dần
khối lượng vận động. Sự phức tạp hoá các hoạt động vận động, sự thay đổi các

hình thức vận động luôn đi kèm với sự tăng lên về lượng vận động.
Ví dụ:
Thay đổi nội dung vận động: Lúc đầu hướng dẫn trẻ bò bằng bàn tay và cẳng
chân theo hướng thẳng, sau đó tổ chức cho trẻ bò dích dắc qua các chướng ngại vật.
Thay đổi hình thức vận động:
+ Thi xem ai bò nhanh mà không chạm vật
+ Thi tổ nào bò nhanh mà không chạm chướng ngại vật.
Nâng dần khối lượng vận động:
20

+Tăng chiều dài quảng đường vận động (ở các lớp bé, nhỡ, lớn).
+Tăng số lần thực hiện vận động trong tiết học.
+ Kéo dài thời gian thực hiện vận động.
+ Tăng tốc độ, nhịp độ luyện tập.
+ Tăng cường độ luyện tập trong từng tiết học: từ một vận động thành
2,3 vận động
+ Nâng cao yêu cầu về sự phối hợp vận động…
Để nâng cao khả năng của cơ thể, cần thiết phải nâng cao dần lượng vận
động có hệ thống, tăng khối lượng và cường độ của chúng, khi cơ thể đã thích ứng
với lượng vận động đó, thì năng lượng tiêu hao của cơ thể ít hơn, thông khí phổi,
tần số co bóp của tim và huyết áp của tim cũng giảm xuống. Không khắc phục
được sự khó khăn dần dần tăng lên do lượng vận động và các nhiệm vụ phức tạp
dần lên thì việc giáo dục ý chí không thể thành công được.
3.6. Nguyên tắc phối hợp các hình thức giảng dạy.
Phối hợp các hình thức giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt để thực hiện hiệu quả
nhiệm vụ GDTC.
Hình thức tập thể: Sử dụng khi dạy vận động mới, yêu cầu trẻ hiểu được
nhiệm vụ, đồng thời đoàn kết thực hiện nhiệm vụ.
Hình thức tổ chức nhóm: Hiểu được nhiệm vụ, tự giác, tự lực thức đẩy lẫn

nhau cùng thực hiện nhiệm vụ. Thường được dùng khi cần củng cố kỹ năng vận
động, khi dạo chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động buổi chiều.
Hình thức cá nhân: Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ (có lựa chọn) những trẻ
yếu và nâng cao yêu cầu đối với một số trẻ khác.

21

Chương II:
NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON

Trong Chương trình giáo dục mầm non nội dung GDTC bao gồm 2 lĩnh vực:
– Giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ
– Phát triển vận động
1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ mầm non
a) Đối với trẻ nhà trẻ:
– Nội dung chung:
+ Làm quen với chế độ sinh hoạt và rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn,
uống, ngủ và vệ sinh cá nhân
+ Làm quen với một số công việc đơn giản tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ
sinh cá nhân
+ Giữ gìn sức khoẻ và an toàn
– Nội dung theo độ tuổi:

Nội dung

18-24 tháng

24-36 tháng

Làm quen với * Làm quen với chế độ sinh hoạt theo độ tuổi
chế độ sinh hoạt * Làm quen với chế độ ăn cơm * Làm quen với chế độ ăn cơm với các
nát với các loại thức ăn khác loại thức ăn khác nhau
nhau

*Làm quen với hành vi văn minh trong ăn
uống

* Tập thói quen ăn hết suất
* Làm quen với chế độ ngủ 1 * Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa
giấc
* Làm quen với việc đi vệ sinh * Biết gọi cô khi có nhu cầu đi vệ sinh và
đúng nơi quy định

đi vệ sinh đúng nơi quy định

22

* Tập thói quen sạch sẽ: rửa tay * Luyện thói quen tốt trong vệ sinh cá
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; nhân, vệ sinh ăn uống.
vệ sinh sạch sẽ trong khi ăn; biết
gọi cô khi bị ướt, bị bẩn
Làm quen với * Tập tự xúc ăn bằng thìa, cầm * Tập tự phục vụ trong ăn uống, ngủ, mặc
một

số

công cốc uống nước

việc tự phục vụ

quần áo, đi dép, vệ sinh

* Tập rửa tay

* Tập cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt

* Tập tự ngồi vào bàn ăn

*Tập thể hiện bằng lời nói khi có nhu cầu

*Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ăn ngủ, vệ sinh
vệ sinh
Giữ

gìn

sức Làm quen với cách chăm sóc, * Rèn luyện một số thói quen, thao tác

khoẻ và an toàn

bảo vệ cơ thể và các giác quan. đơn giản trong việc tự chăm sóc cơ thể và
Rửa tay, rửa mặt, tắm, súc bảo vệ các giác quan
miệng, gội đầu

* Làm quen với các trang phục phù hợp
với thời tiết nóng, lạnh.
* Làm quen và nhận biết những gì nguy
hiểm, nơi nào nguy hiểm không được

phép sờ hoặc đến gần
* Không cho vật lạ vào mũi, tai, miệng,
rốn

b) Đối với trẻ mẫu giáo:
– Nội dung chung:
+ Làm quen với một số thực phẩm và cách chế biến đơn giản một số món ăn
+ Tác dụng của ăn uống đầy đủ, hợp lý. ích lợi của thực phẩm và ăn ướng
đối với sức khoẻ
+ Bảo vệ, chăm sóc các bộ phận cơ thể và các giác quan. Tập làm một số
công việc tự phục vụ đơn giản
+ Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt, hành vi văn minh trong ăn uống, phòng
bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường.
23

+ Giữ gìn sức khoẻ và an toàn
– Nội dung cụ thể của các độ tuổi:

Nội dung
Các

3-4 tuổi

4-5 tuổi

5-6 tuổi

nhóm Làm quen với một số thực – Nhận biết 4 nhóm thực – Nhận biết 4 nhóm thực

thực phẩm phẩm thông thường và các phẩm

phẩm

và cách chế dạng chế biến khác nhau

– Làm quen với cách chế – Tham gia chế biến một

biến

biến đơn giản một số món số món ăn, thức uống

đơn

ăn, thức uống.

giản
ăn

đơn giản

uống – Các bữa ăn trong ngày và – Các bữa ăn trong ngày và – Các bữa ăn trong ngày

đầy đủ, hợp món ăn yêu thích

món ăn yêu thích

và món ăn yêu thích

lý. ích lợi – ích lợi của ăn uống đủ – ích lợi của ăn uống đủ – ích lợi của ăn uống đủ

của

thực lượng và đủ chất

lượng và đủ chất

lượng và đủ chất

phẩm và ăn – Làm quen với các loại thức – ích lợi của thực phẩm và – ích lợi của thực phẩm
uống

đối ăn khác nhau trong ngày và bữa ăn đa dạng thực phẩm và bữa ăn đa dạng thực

với

sức ích lợi của chúng

đối với sức khoẻ

phẩm đối với sức khoẻ

khoẻ

Bảo

vệ, ý thức tự phục vụ: trong ăn uống, ngủ, vui chơi, mặc quần áo, đi dày dép, vệ sinh

chăm

sóc – Làm quen với cách đánh -Tập tự đánh răng, lau mặt

– rèn luyện kỹ năng đánh

các bộ phận răng, lau mặt

-Rèn luyện các thao tác rửa răng, lau mặt, rửa tay

cơ thể và – Tập rửa tay bằng xà phòng

tay bằng xà phòng

các

giác – Tập rửa đồ chơi

– Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi

quan.

Tập – Thể hiện bằng lời nói về – Đi vệ sinh khi có nhu cầu và đúng nơi quy định

làm một số nhu cầu ăn ngủ, vệ sinh

– Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi

công việc tự – Lợi ích của việc giữ gìn vệ trường đối với sức khoẻ
phục

vụ sinh cơ thể đối với sức khoẻ

đơn giản
Rèn

luyện Rèn luyện nề nếp, hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

nề nếp, thói Nhận biết một số biểu hiện đơn giản khi ốm (ho, sốt, đau bụng, đau đầu, đau răng)

24

tốt, Nhận biết trang phục phù hợp với thời tiết. ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời

quen

hành vi văn tiết đối với sức khoẻ
minh trong Chăm sóc cơ thể và giữ gìn Nhận biết một số bệnh Nhận biết đơn giản về
ăn

uống, sức khoẻ

phòng
bệnh,

thông

thường

cách nguyên nhân và cách

phòng tránh đơn giản
giữ

phòng tránh một số bệnh
thông thường

gìn vệ sinh
môi trường.
an toàn

– Nhận biết nơi không an toàn cho sức khoẻ và tính mạng, hành động nguy hiểm và
cách phòng tránh
– Làm quen với một số quy định an toàn (ở nhà, ở trường)

2. Nội dung phát triển vận động
2.1. Nội dung chung
– Nhà trẻ:
+ Tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp
+ Tập phát triển các vận động cơ bản
+ Tập phát triển các cử động ngón tay, bàn tay
– Mẫu giáo:
+ Tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp
+ Tập phát triển các vận động cơ bản và biết ích lợi của việc luyện tập đối
với sức khoẻ
+ Tập các cử động bàn tay, ngón tay phát triển khéo léo
2.2. Nội dung cụ thể
2.2.1. Bài tập phát triển chung:
a) Khái niệm: là hệ thống các động tác được lựa chọn nhằm phát triển toàn
diện các bộ phận của cơ thể người.

b) Đặc điểm:
25

Cuốn “Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non” là giáo trình dùngcho sinh viên hệ đào tạo từ xa ở các trường Đại học sư phạm, ngành Giáo dục mầmnon, đồng thời là cuốn sách cần cho những ai quan tâm tìm hiểu vấn đề giáo dụcthể chất cho trẻ mầm non.Cuốn sách viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của các độc giả để hoàn thiện thêm.Tác giảChương I:MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤVÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NON1. Mục đích của giáo dục thể chất (GDTC) mầm non1.1. Cơ sở để xác định mục đích GDTC mầm non- Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyếtĐại hội Đảng cộng sản Việt Nam, và mục đích của GDTC cho thế hệ trẻ trong giaiđoạn phát triển tương ứng của đất nước. Ví dụ: Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sảnlần thứ VII đề ra mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạonhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và taynghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.Dựa vào Nghị quyết nói trên, các văn bản của Nhà nước đã xác định mụcđích của GDTC Việt Nam là đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho conngười, chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể lực cho họ để tham gia tích cực vào sự nghiệplao động sáng tạo xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.- Căn cứ vào mục tiêu của GDMN. Trong Luật Giáo dục 2005 (điều 22)mục tiêu GDMN được xác định là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ emvào lớp Một”.- Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ em các độ tuổi, đặc biệt là sự pháttriển tâm lý, sinh lý- vận động.1.2. Mục đích GDTC mầm non- Mục đích chung: giúp trẻ em khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hàihoà, cân đối.- Mục đích giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em các độ tuổi từ 18 thángđến 6 tuổi được cụ thể trong Chương trình Giáo dục mầm non (2006) cùng các dấuhiệu đánh giá một cách cụ thể:Ví dụ:- ở cuối độ tuổi nhà trẻ:+ Mục đích giáo dục phát triển thể chất:* Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trongkênh A.*Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản.*Trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt của nhà trẻ.*Trẻ có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.+ Dấu hiệu đánh giá:* Đi thẳng người, nhấc cao chân* Chạy theo hướng thẳng và đổi hướng không mất thăng bằng* Lên, xuống cầu tháng có vịn* Bật xa bằng 2 chân 20 cm* Ném xa 1,2 m* Xếp tháp 8 tầng* Xâu hạt thành chuỗi* Ghép hình 4 mảnh* Biết cài cúc, mặc quần- Ở cuối độ tuổi mẫu giáo:+ Mục đích giáo dục phát triển thể chất* Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trongkênh A.* Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế.*Trẻ có khả năng phối hợp giữa giác quan và vận động, kết hợp vận độngnhịp nhàng có định hướng trong không gian.*Trẻ thực hiện được các vận động tinh tế, khéo léo.*Trẻ có thói quen và một số kỹ năng tốt trong việc chăm sóc sức khoẻ, vệsinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn.+ Các dấu hiệu đánh giá:* Đi giật lùi 3 m* Chạy 18 m khoảng 10 giây* Bật xa 50-60 cm* Ném xa 4 m* Bò chui dưới vật không bị chạm* Đi nối gót giật lùi 5 bước* Cắt được theo đường tròn* Đồ được hình* Thắt buộc giây giầy* Tự mặc quần áo.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non2.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻCơ thể của trẻ mầm non có sự tăng trưởng nhanh về hình thái nhưng các hệcơ quan làm việc chưa hoàn thiện, sự phát triển chức năng bảo vệ cơ thể còn yếu.Khi chịu đựng nhiều tác động không thuận lợi của môi trường trẻ dễ mắc nhiềubệnh khác nhau. Vì vậy, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực, hoànthiện chức năng làm việc của các cơ quan, nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC mầm non. Nhiệm vụ bảo vệ sứckhoẻ có thể tiến hành theo 3 hướng sau đây:- Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng- Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý.- Hoàn thiện chức năng của các cơ quan thực vật.a) Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng cho trẻ mầm nonTuổi mầm non là giai đoạn có những biến đổi hết sức to lớn về hình thái vàchức năng của cơ thể. Đặc điểm của thời kỳ này là lúc đầu cơ thể trẻ có sức chốngđỡ (đề kháng) tương đối thấp đối với những tác động xấu của môi trường xungquanh, do đó dễ mắc bệnh, nhưng khả năng thích ứng, thích nghi với mọi tác độngtừ bên ngoài vào sẽ nhanh chóng nâng cao nếu biết giữ gìn sức khoẻ cho trẻ thậtchu đáo, kết hợp với việc rèn luyện thể dục một cách có hệ thống và đúng phươngpháp khoa học, phát triển vận động, rèn luyện kỹ năng vận động và thói quen giữvệ sinh cho trẻ, kết hợp sử dụng tác động của các yếu tố thiên nhiên một cách thậntrọng và có liều lượng. Các biện pháp đó có tác dụng phòng và chống được cácbệnh thông thường như cảm cúm, các bệnh truyền nhiễm cho trẻ và còn là sự rènluyện có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trung ương, đối với sức khoẻ nóichung của trẻ.b) Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lýở lứa tuổi mầm non quá trình cốt hoá của hệ xương mới chỉ bắt đầu. Bộxương của trẻ phần lớn được cấu tạo bằng các tổ chức sụn, các tổ chức xương đangđược hình thành, độ rắn thấp, độ xốp cao chứa nhiều nước vì thế. Hệ cơ còn tươngđối yếu, dây chằng dễ bị kéo dãn. Vì thế cơ quan vận động chưa được vững chắc,dễ bị biến dạng, tư thế vận động cơ bản dễ bị sai lệch. Đến 6-7 tuổi thì thành củaxương mới có độ dày đảm bảo sự chống đỡ tương đối với những tác động cơ học.Vận động tích cực có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của hệ cơ, xương, thúcđẩy sự phát triển nhanh chóng các xương ống theo chiều dài đồng thời tăng độvững chắc của xương nhờ độ đông đặc chung của các tổ chức xương ở trẻ em mẫugiáo.Hệ xương: hình dáng của cơ thể phụ thuộc vào bộ xương. Bộ xương cónhiệm vụ bảo vệ tuỷ sống, não, các cơ quan bên trong của cơ thể khỏi bị va chạmvà làm hư hại. Bộ xương của trẻ còn rất yếu, mềm, dễ bị biến dạng, vì trong đó cònchứa nhiều tố chất sụn, các khớp của trẻ rất linh hoạt, dây chằng dễ bị dãn, các gâncòn yếu và ngắn so với người lớn. Phát triển hệ xương, dây chằng và khớp đúnglúc sẽ có tác dụng đến việc phát triển các cơ quan, các hệ thống và tư thế của cơthể. Những trường hợp bị cong, vẹo cột sống, vai uốn tròn, lòng bàn chân bẹt làmrối loạn điều kiện làm việc của nhiều cơ quan quan trọng và có thể dẫn đến bệnh lý.Đối với trẻ mẫu giáo cần đặc biệt chú ý cho sự cốt hoá của xương diễn ra đúng đắnvà đúng lúc, hình thành đường cong sinh lý của cột sống, phát triển vòm bàn chân,củng cố dây chằng, khớp, ngoài ra cần chú ý đến sự phát triển cân đối giữa cácphần của cơ thể, sự phát triển cân đối chiều cao và trọng lượng của xương.Hệ cơ: Bám chắc vào các phần riêng biệt của bộ xương, ở trong một tư thếnhất định giữ cho thăng bằng và thay đổi tư thế đó. Điều này có nghĩa là hệ cơtham gia thực hiện chức năng vận động và cũng như thực hiện chức năng bảo vệ:bảo vệ khỏi sự va chạm, sự nhiễm lạnh của bộ xương và các cơ quan bên trong. Cơcủa trẻ phát triển còn yếu và chỉ bằng 20-25% trọng lượng cơ thể. ở trong cơ thể trẻcó nhiều nước và ít chất Prôtít, Lipít. Sự phát triển của các nhóm cơ riêng biệt xảyra không cùng một lúc liên quan tới những điều kiện trên, cần thiết phải củng cố tấtcả các nhóm cơ đặc biệt là cơ duỗi.c) Nâng cao khả năng làm việc của các hệ thống cơ quan trong cơ thể trẻĐặc điểm của giai đoạn từ 0-6 tuổi là sự hoạt động vận động tích cực củatrẻ, nhờ đó những động tác vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống được hìnhthành. Tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy nhanh chóng quá trình chuyển những độngtác tự nhiên, tản mạn trong những tháng đầu tiên của cuộc sống, thành những độngtác có sự phối hợp tương đối cao như đi, chạy, nhảy, ném…qua đó phát triển khảnăng vận động một cách hiệu quả ở trẻ. Mặt khác, vận động là một trong nhữngđiều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Qua sự theo dõi những trẻem vì lý do nào đó (như bị ốm) mà hoạt động vận động bị hạn chế cho thấy: hiệntượng thiếu vận động đã gây nên sự phát triển chậm chạp của các hệ thống timmạch, hô hấp và các hệ thống khác của cơ thể trẻ. Dưới ảnh hưởng của các hoạtđộng và vận động tích cực thì trọng lượng tương đối của tim, phổi, não được tănglên. Đặc biệt là vận động thường xuyên sẽ kích thích mạnh mẽ sự trao đổi chất, cảithiện được quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự hoàn thiện về cấu trúc và chứcphận của cơ thể.Hệ hô hấp: Đối với trẻ các đường hô hấp còn hẹp, niêm mạc của chúng cónhiều mạch máu. Các tế bào của phổi rất mịn. Độ linh hoạt của lồng ngực bị hạnchế, xương sườn ở tư thế nằm ngang và sự phát triển của cơ hô hấp thì rất yếu, nênkhông thể thở sâu được (trẻ ở lứa tuổi bú mẹ thở 40-35 lần /1 phút, 7 tuổi thì 24-22lần). Vì thế không khí bị đọng lại và khó vào các phần của lá phổi. Nhịp hô hấpcủa trẻ không ổn định, dễ bị rối loạn. Từ cần củng cố cơ hô hấp, phát triển độ linhhoạt của lồng ngực, tạo khả năng thở sâu tiết kiệm năng lượng khi thở ra, ổn địnhnhịp thở, tăng dung tích sống.Ngoài ra phải dạy trẻ thở bằng mũi. Thở bằng mũi sẽ làm không khí đượcấm lên và lọc sạch. Các bài tập phát triển hô hấp sẽ thúc đẩy sự hoạt động tích cựccủa các cơ quan hô hấp, củng cố các cơ hô hấp và sự phát triển toàn bộ của bộ máyhô hấp, ngoài ra có tác dụng hình thành ở trẻ em thói quen thở đều và sâu, khắcphục được tật nín thở của trẻ khi thực hiện những động tác mới.Hệ tim mạch: Ngay từ khi mới sinh hệ tim mạch đã hoạt động mạnh, cácmạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, áp lực của máu yếu nhưng tần số cobóp của tim lại tăng lên, vì thế nhịp điệu co bóp của tim dễ bị rối loạn. Tim nhanhchóng mệt mỏi nếu phải làm việc căng thẳng và không thể ngay lập tức thích ứngvới sự thay đổi hoạt động đột ngột. Nhịp mạch của trẻ nhỏ đập rất nhanh (120-140lần/1 phút). Dần dần thì mạch đập chậm lại, và khi 5-6 tuổi thì nhịp đập từ 80- 110lần/ 1 phút.Cần phải đặc biệt chú ý đến hệ tim mạch của trẻ mầm non, cụ thể củng cốcác cơ tim, các thành mạch nhất là các mạch máu ở não, làm cho nhịp điệu co bópcủa tim tốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi vận động đột ngột.Các cơ quan nội tạng: Đặc biệt đối với lứa tuổi nhỏ, các cơ quan nội tạngcủa trẻ phát triển chưa đầy đủ, dạ dày có những vách cơ yếu. Các lớp cơ và các sợiđàn hồi của thành ruột phát triển chưa đầy đủ. Vì vậy trẻ dễ bị rối loạn sự hoạt độngcủa ruột. Từ đó phải củng cố các bắp thịt và các dây chằng của các cơ quan nộitạng.Da: có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan và các tế bào nằm sâu bên trongkhỏi bịthương chấn, không để vi trùng thâm nhập vào, là cơ quan bài tiết cũng như thamgia vào sự bài tiết và điều hoà thân nhiệt và hô hấp. Da của trẻ mịn hơn da củangười lớn, dễ bị chấn thương hơn và vì vậy cần bảo vệ da không bị hư hỏng.Hệ thần kinh: Từ lúc sơ sinh hệ thần kinh của trẻ chuẩn bị chưa đầy đủ đểthực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn. ở trẻem quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng. Sự hưng phấn mạnh hơn sự ứcchế. Liên quan với những điều kiện nói trên, nhiệm vụ được đặt ra là tạo sự cânbằng giữa hưng phấn và ức chế, độ linh hoạt của chúng, phát triển ức chế tích cựccũng như hoàn thiện các cơ quan phân tích vận động, các cơ quan cảm giác (thịgiác, thính giác…).Tóm lại ở lứa tuổi mầm non luyện tập thể dục thể thao có hệ thống và đúngphương pháp khoa học sẽ thúc đẩy sự trưởng thành cơ thể trẻ một cách mạnh mẽ.Các hệ thống bắp thịt, thần kinh, tuần hoàn máu, … được tập luyện tốt. Ngoài racòn có tác dụng tốt đối với phát triển các kỹ năng như đi chạy, nhảy, leo, trèo mangvác…của trẻ. Đó là cơ sở chuẩn bị cho hoạt động chân tay và trí óc sau này của cácem, bồi dưỡng giáo dục và phát triển thói quen hành động tập thể, tính tích cực, kỷluật, chủ động sáng tạo và những hành vi đạo đức tốt.2.2. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức (nhiệm vụ giáo dưỡng)10a) Thực hiện các bài tập thể chất phù hợp với lứa tuổi nhằm giáo dục ở trẻnhững tố chất vận động như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai…Ví dụ:- Với mục đích phát triển sức mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo thì phải tăng độdài, độ cao của bước nhảy, tập ném xa.- Để phát triển sức bền: cho trẻ tập nhiều động tác chạy với cự ly dài nhưngkhông gây ra sự mệt mỏi quá sức.- Phát triển khả năng ước lượng cự ly băng mắt: dạy trẻ ném trúng đích, sựchính xác khi chân nhảy chạm đất, quan sát hướng tốt trong lúc đi.Nếu các tố chất thể lực không được phát triển thì trẻ không thể thực hiệnđược thậm chí các chi tiết nhỏ của các động tác, không hoàn thiện được các hìnhthức khác nhau của vận động.b) Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động, những thói quen đúng về tưthế, các thói quen vệ sinh, nắm được một số kiến thức sơ đẳng về GDTC- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và thông qua đó trẻ nhận thức thếgiới xung quanh, thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, cho phép trẻtiết kiệm được nhiều sức hơn khi vận động, hoạt động. Nhờ vậy, tạo ra khả nănglặp lại các động tác với số lần nhiều hơn và ảnh hưởng tích cực hơn tới hệ timmạch, hô hấp và việc phát triển các tố chất thể lực. Việc sử dụng những thói quenvận động đã được hình thành một cách bền vững cho phép thực hiện những nhiệmvụ xuất hiện trong những tình huống bất ngờ, trong hoạt động, vận động và tròchơi. Những thói quen vận động được hình thành trước 6 tuổi là cơ sở cho việchoàn thiện tiếp tục khi bước sang tuổi học sinh và cho phép tiếp tục đạt thành tíchcao trong các môn thể thao.- Rèn luyện thói quen tư thế đúng đắn- có nghĩa là trẻ biết giữ tư thế đúngđắn của cơ thể trong lúc ngồi, đi, đứng- một việc hết sức quan trọng đối với trẻ11mầm non. Giáo dục tư thế đúng đắn có ý nghĩa to lớn đối với sự hoạt động bìnhthường của tất cả các cơ quan, hệ thống của cơ thể.- Trong lứa tuổi mầm non phát triển những thói quen ban đầu về vệ sinh cánhân cũng như vệ sinh công cộng: rửa tay, lau sạch mũi, đại tiểu tiện trước khibước vào tập luyện, giữ quần áo sạch sẽ, giữ dày cẩn thận, giữ gìn các đồ chơi luônluôn sạch sẽ, giữ gìn các dụng cụ thể dục thể thao, nhà cửa… Các thói quen nàyđược hình thành hay không phần nhiều phụ thuộc vào sức khoẻ của trẻ.- Đối với trẻ mẫu giáo cần phải truyền đạt một số hiểu biết có liên quanGDTC. Những kiến thức đã nhận được làm cho trẻ tập luyện một cách tự giác hơnvà việc sử dụng các phương tiện GDTC ở các trường mầm non và ở gia đình đượcđầy đủ hơn. Làm cho trẻ hiểu được tác dụng của tập luyện. Về ý nghĩa của cácđộng tác và các phương tiện khác của GDTC (các điều kiện vệ sinh, các yếu tốthiên nhiên, lao động chân tay) có được khái niệm tư thế đúng đắn, kỹ thuật độngtác về luật lệ, trò chơi vận động cũng như sự hiểu biết về vệ sinh các nhân cũngnhư vệ sinh hoàn cảnh là rất quan trọng. Trẻ cần phải hiểu biết tên gọi của các bộphận cơ thể, hướng của động tác (lên cao, hạ xuống, trước sau phải trái…) tên gọivà ý nghĩa của các dụng cụ thể dục thể thao, nguyên tắc đảm bảo và sử dụng cácdụng cụ đó, điều lệ sử dụng quần áo, dày thể thao. Tất cả các hiểu biết nói trên cầnphải phù hợp với lứa tuổi của trẻ.2.3. Nhiệm vụ giáo dụca) Giáo dục lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú, tự giác, độc lậpluyện tập thường xuyên.b) Thực hiện việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động:Việc thực hiện các động tác, bài tập vận động sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhấtđể giáo dục những đức tính tốt và các phẩm chất đạo đức (thật thà, công bằng, tinhthần tập thể, …và cũng như việc hình thành các phẩm chất ý chí (lòng dũng cảm,kiên định, sự kiền chế…)12Cần phải giáo dục cho trẻ sử dụng một cách sáng tạo những sự hiểu biết,những thói đã hình thành trong hoạt động vận động, xuất hiện tính tích cực, tự giácnhanh trí…Đối với trẻ mẫu giáo thì việc giáo dục cảm xúc tốt, sự sảng khoái, tinh thầnvui vẻ, cũng như biết vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực là điều hết sức quantrọng. Điều đó rất cần thiết bởi vì những cảm xúc tốt sẽ ảnh hưởng một cách thuậnlợi đến sự làm việc của tất cả các cơ quan, các hệ thống của cơ thể, đảm bảo hìnhthành một cách nhanh chóng các thói quen vận động.GDTC tạo ra sự thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ. Trong quá trình thựchiện động tác vận động khuyến khích sự phát triển khả năng tiếp thu cảm thụ hiểubiết và đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn: cái đẹp của trang phục thể dục, của cácdụng cụ tập luyện, của môi trường xung quanh, giáo dục trẻ thấy cái đẹp trong tưthế tác phong, trong phẩm chất đạo đức không nhân nhượng những hành động vàlời nói thô lỗ.Trong quá trình GDTC có tiến hành giáo dục lao động. Chuẩn bị cho trẻbước vào lao động có nghĩa là phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhẹn bằng nhữngthói quen vận động và giáo dục các tố chất thể lực cần thiết cho lao động. Ngoài ratrẻ phải nắm vững các thói quen vận động có liên quan tới các trang bị trong phòngtập, sân tập, (hố có cát để nhảy, dụng cụ tập luyện…) cùng với sự sửa chữa phươngtiện thể dục thể thao, bảo vệ quần áo, dày dép thể thao, chuẩn bị địa điểm để tậpluyện (quét sạch lá rụng, xới hố cát, đường chạy…), khoảng cách đặt các dụng cụtrên sân.Ngoài ra trẻ còn tiếp thu những thói quen vận động để trông nom, bảo quảndụng cụ luyện tập: Lau sạch bụi ở gióng thang, thu dọn cờ, nơ, gậy, vòng, ghế thểdục, bảng…13Các nhiệm vụ nêu trên có liên quan mật thiết, chặt chẽ với nhau. Cần tổchức quá trình GDTC cho trẻ mầm non sao cho trong cùng một lúc giải quyết cóhiệu quả tất cả những nhiệm vụ đó.3. Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non3.1. Nguyên tắc toàn diện và hệ thốngLà nguyên tắc quan trọng trong GDTC. K.Đ.Usinxki (1949) đã viết “Chỉ cóhệ thống mới giúp chúng ta hoàn toàn làm chủ được những kiến thức của chúng ta.Một bộ óc chứa đầy những kiến thức rời rạc, không liên quan đến nhau, cũnggiống như một kho chứa đồ cũ, trong đó mọi thứ đều rất lộn xộn và ở đó chính bảnthân chủ nhân cũng chẳng tìm thấy cái gì”. Tính hệ thống được thể hiện trong sựliên tục, tuần tự và có tính kế hoạch của nội dung GDTC trong suốt lứa tuổi mầmnon, trong sự tuần tự của các tiết học thể dục (hay vận động) với sự thay đổi liênhoàn giữa luyện tập và nghỉ ngơi, trong sự kế thừa, trong mối quan hệ qua lại củanội dung và tính tuần tự của các tiết học. Tính hệ thống còn thể hiện trong mốiquan hệ và phụ thuộc lẫn nhau của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: sự hình thành kỹ năngnày cho phép đứa trẻ có cơ sở để lĩnh hội cái mới hơn và cứ như thế, đi từ cái mớinày đến cái mới khác.Tính hệ thống thể hiện trong việc thực hiện một cách có hệ thống những bàitập thể chất trong ngày qua các hình thức GDTC khác nhau: thể dục sáng, tiết họcthể dục, hoạt động vận động ngoài trời… cũng như việc dạy trẻ thực hiện chế độgiáo dục sức khoẻ trong ngày một cách thường xuyên. Khi ngừng thực hiện nhữngtiết thể dục đã xây dựng theo hệ thống, hoặc thực hiện chúng không liên tục, nhậnthấy sự giảm sút rõ rệt thành tích của các cơ quan chức năng, và đôi khi dẫn đến sựthoái lùi các chỉ số hình thái thể hiện ở sự giảm sút tỷ trọng (trọng lượng riêng) củacác mô cơ tích cực, sự thay đổi thành phần cấu tạo của chúng và nhiều biểu hiệntiêu cực khác.14GDTC đòi hỏi sự lặp lại những kỹ xảo vận động đã được hình thành. Chỉtrong điều kiện lặp lại nhiều lần mới hình thành được định hình động lực trong nãobộ. Để tiến hành lặp lại một cách hiệu quả cần một hệ thống mà trong đó những cáicũ đã hình thành liên kết với những cái mới (khi quá trình lặp lại có tính chất tìnhhuống: thay đổi bài tập, điều kiện thực hiện, sự khác nhau của những phương phápvà biện pháp, hình thức và nội dung tiết học một cách tổng thể). Bên cạnh đó, sựlặp lại cần đảm bảo sự cải tổ trật tự hình thái và chức năng trong quãng thời giandài, trên cơ sở đó phát triển các tố chất thể lực (A. N. Crextovnhicop).Cơ thể con người là một khối thống nhất, đặc biệt cơ là cơ thể trẻ non nớt,đang thời kì lớn lên và hoàn thiện nếu không được phát triển toàn diện, cân đối thìqua giai đoạn này khó phát triển bình thường.Ví dụ: nếu trẻ bị suy dinh dưỡngnặng, thì cơ thể không cân đối, còi cọc, trí óc không phát triển.Trong thể dục, mỗi bài tập chỉ có tác dụng nhất định đến sự phát triển củamột số bộ phận cơ thể hoặc một số tố chất thể lực. Ví dụ: Động tác tay, vận độngcơ bản ném xa có tác dụng phát triển cơ tay, phát triển cảm giác thăng bằng, rènluyện tính chất khéo léo, mạnh mẽ. Động tác chân- bật: phát triển cơ chân, rènluyện khả năng phối hợp tay, chân, tố chất mạnh mẽ…Vì vậy, cần lựa chọn nhữngbài tập nhịp nhàng, cân đối giữa tay và chân, giữa cơ quan vận động và cơ quan nộitạng, giữa các tố chất thể lực…để giúp cho các cơ quan, các hệ thống trong cơ thểtrẻ phát triển bình thường hoặc phát triển cục bộ một bộ phận nào đó.Tính hệ thống và liên tục phải được thực hiện trong kế hoạch giảng dạy toànnăm, từng học kỳ, từng tháng, từng bài tập, từng động tác sao cho toàn bộ nội dungkhối lượng luyện tập thống nhất thành một khối có tác động thúc đẩy lẫn nhau,động tác này bổ sung cho động tác kia, bài học trước làm cơ sở cho bài học sau, bàisau bổ sung, củng cố và phát triển bài học trước. Ví dụ: dạy bò bằng bàn tay vàcẳng chân, động tác tay, động tác chân hỗ trợ cho vận động bò. Bò theo hướng15thẳng làm cơ sở để dạy bò dích dắc, bò chui qua cổng. Qua đó rèn luyện, củng cốkỹ năng bò cho trẻ.Vận dụng nguyên tắc này cần chú ý:+ Khi chọn nội dung và hình thức tập luyện cần phải cân nhắc kĩ tác dụng vàảnh hưởng qua lại của chúng đến các bộ phận của cơ thể…Ví dụ: hướng dẫn bài tậpGDTC phải có đầy đủ các động tác theo thứ tự: tay, chân, bụng, lườn, bật, phải cóđộng tác hỗ trợ cho vận động cơ bản. Hoặc sau khi trẻ thực hiện động tác bật,không nên tổ chức cho trẻ chạy nhanh hoặc chạy chậm ngay, vì như thế trẻ sẻ bịmỏi chân.+ Luyện tập toàn diện phải gắn liền với luyện tập có hệ thống thường xuyênliên tục.+ Nội dung vận động phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từđơn giản đến phức tạp.+ Sắp xếp nội dung hợp lý.+ Nâng dần cường độ vận động:Ví dụ: Nếu tiết bài mới yêu cầu trẻ phải thực hiện tối đa là 2 lần, thì ở tiết ônluyện yêu cầu trẻ phải thực hiện từ 2,5 đến 3 lần. Từ 1 vận động cơ bản trong tiếthọc, sau đó tăng lên từ 2-3 vận động cơ bản.3.2. Nguyên tắc tích cực và tự giácNguyên tắc này dựa trên cơ sở quan hệ tự giác và tích cực của trẻ đối vớihoạt động mà mình tiến hành: để đạt được thành tích khi thực hiện nhiệm vụ nàyhay nhiệm vụ khác thì trước hết trẻ phải hình dung rõ ràng: cần thực hiện cái gì vànhư thế nào, tại sao phải thực hiện như thế mà không phải khác (P.Ph.Lexgap làngười đề ra nguyên tắc này). Nguyên tắc này được tiến hành theo các hướng cơ bảnsau đây:- Hình thành hứng thú với nhiệm vụ vận động được giao16- Kích thích sự quan sát vận động mẫu một cách có ý thức ở trẻ, sự phân tíchcó ý thức các bài tập vận động, hiểu được mục đích và phương pháp thực hiệnnhiệm vụ.- Khuyến khích sự thể hiện tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở trẻ khi thực hiệnnhiệm vụ vận động: độc lập thay đổi bài tập, tạo ra những tình huống khác nhau,suy nghĩ về cái mới..Dạy thể dục cho trẻ là làm cho trẻ nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vậnđộng. Đây là quá trình hoạt động nhận thức và thực hành cho trẻ. ý thức tự giác tíchcực ở trẻ trong luyện tập có giá trị to lớn đối với kết quả bài tập.Muốn thực hiện tốt nguyên tắc tích cực, tự giác giáo viên cần phải:- Làm cho trẻ hiểu được nhiệm vụ bài tập một cách đơn giản và cụ thể. Trẻcàng bé thì nhiệm vụ được giao càng đơn giản. Ví dụ: con sẽ tung bóng bằng haitay cho bạn, bạn sẽ bắt bóng và tung lại cho bạn khác.- Nội dung giảng dạy phải được lựa chọn vừa sức.- Phải làm cho các bài tập sinh động. Ví dụ: Phải tăng thêm đồ dùng dạy học.Khi bò chui qua cổng thì ở cổng có treo chuông để giúp trẻ tự đánh giá việc thựchiện hoạt động của mình đúng hay sai.- Giáo viên phải làm mẫu chính xác, đẹp, chậm vừa để trẻ dễ nhìn.- Giảng giải phải đầy đủ nhưng ngắn gọn dễ hiểu, sinh động có tác dụng gâyhứng thú cho trẻ.- Chú ý động viên trẻ kịp thời.3.3. Nguyên tắc trực quan kết hợp với lời nói và thực hànhDạy vận động là một quá trình nhận thức. Trong quá trình dạy vận động cácthành tố của nhận thức có quan hệ khăng khít với nhau. Tuỳ theo nhiệm vụ đặt ramà tuần tự của chúng có thể khác nhau: dạy trẻ có thể bắt đầu từ làm mẫu động táckết hợp với giảng giải, giáo viên mô tả bằng lời và dùng cử động, vận động củamình để minh hoạ. Trong trường hợp này hay khác việc quan sát hình ảnh trực17quan không loại trừ hoạt động tư duy, còn giải thích không loại trừ sự mô phỏngbằng những cử động, vận động.Tóm lại: trực quan, dùng lời và thực hành là nhữngthành tố không tách rời nhau.Trực quan trong GDTC được hiểu là sự ảnh hưởng qua lại giữa các cơ quanphân tích cảm giác bên trong và bên ngoài cơ thể con người (trẻ). Bất kỳ nhận thứctrực quan nào của con người cũng bắt đầu từ quan sát, nhìn ngó. Nhận thức cảmtính kết hợp với phân tích dần dần sẽ nâng sự hiểu biết từ cảm tính lên lý tính.Nhận thức trong GDTC cũng nằm trong quy luật đó.Trong giảng dạy thể dục, thói quen vận động chỉ có thể được hình thành trêncơ sở cảm giác trực tiếp với động tác, cho nên vấn đề trực quan trong giảng dạy thểdục có ý nghĩa cả với người dạy và người học. Tồn tại trực quan trực tiếp và trựcquan gián tiếp trong GDTC mầm non.Giáo viên muốn làm cho trẻ nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận độngmột cách nhanh chóng, thì trong khi dạy cần tác động vào các loại cảm giác ở trẻnhư thính giác, thị giác, xúc giác. Ví dụ: khi dạy một động tác trước hết giáo viênphải làm mẫu cho trẻ thấy, sau đó giáo viên chỉ dẫn cách làm, giải thích chỗ đúng,chỗ sai. Khi trẻ thực hành giáo viên quan sát, sửa sai trực tiếp cho trẻ (trực quantrực tiếp).Đối với những động tác, vận động khó mà việc làm mẫu không cho phépkéo dài thời gian để trẻ quan sát được kỹ (ví dụ: nhảy bật từ trên cao xuống), thìgiáo viên có thể dùng hình vẽ mô tả để chỉ cho trẻ biết quá trình diễn biến của độngtác, của vận động. ở mức độ cao hơn có thể dùng phim đèn chiếu, chiếu chậm chotrẻ xem để trẻ có hình dung chính xác về vận động, động tác (trực qua gián tiếp).Trong giảng dạy thể dục sử dụng trực quan và lời nói có ý nghĩa rất lớn nếutính đến kinh nghiệm vận động và những hình thức vận động trong cuộc sống ở trẻ.Dần dần vai trò của lời nói cũng có ý nghĩa như quan sát (lưu ý khả năng tiếp thu18và kinh nghiệm sống của trẻ). Khi sử dụng lời nói cần ngắn gọn, chính xác, rõ ràng,đúng lúc.3.4. Nguyên tắc vừa sức và giáo dục cá biệtNguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét mối tương qua giữa khả năng của từngtrẻ (năng lực thể chất cũng như tinh thần) và độ khó của nhiệm vụ vận động đượcgiáo viên giao.Trong GDTC việc đảm bảo nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn vì: việc thựchiện các động tác vận động khác nhau có những tác động trực tiếp đến chức năngquan trọng của cơ thể.Thay đổi lượng vận động một cách đột ngột sẽ ảnh hưởngxấu cho sức khoẻ, cho nên cần phải xem lại các đặc điểm, khả năng của từng trẻ đểđưa ra nhiệm vụ cho phù hợp.- Vừa sức (dễ tiếp thu):Mặc dù trong Chương trình giáo dục mầm non đã có những yêu cầu chungcho trẻ theo từng độ tuổi, nhưng trong quá trình giảng dạy vẫn phải cần có yêu cầucụ thể đối với từng trẻ và chuẩn bị cho trẻ thực hiện yêu cầu ngày càng cao hơn.Khả năng của từng trẻ được xác định bằng các phương pháp sau đây:+ Đánh giá thể lực của trẻ theo tiêu chuẩn (Ví dụ: Yêu cầu tối đa đối với trẻlớp nhỡ cuối năm phải đạt: Bé trai nặng14,4 kg, cao 100,7 cm) và lập biểu đồ sứckhoẻ cho từng trẻ.+ Kiểm tra y học. Theo dõi sức khoẻ hàng ngày, tuần, tháng. Nếu thấy cóvấn đề như trẻ sút cân, biếng ăn… thì phải đưa trẻ đi khám ở bệnh viện.+ Quan sát sư phạm trực tiếp: Cô giáo trực tiếp theo dõi, quan sát khả năngthực hiện bài tập, vận động của từng trẻ để đưa ra những bài tập phù hợp với khảnăng cuả chúng.“Vừa sức” không có nghĩa là không có độ khó, mà là khả năng có thể vượtqua nếu biết động viên thể lực và tinh thần của trẻ. Để kiểm tra sự dễ tiếp thu đượcchính xác cần có sự kiểm tra y học và kiểm tra sư phạm một cách có hệ thống. Một19trong những điều kiện cơ bản của tính vừa sức là sự liên tục và phức tạp dần củacác động tác vận động. Vì vậy giáo viên phải biết sắp xếp nội dung các bài tập mộtcách hợp lý, buổi tập sau nặng hơn buổi tập trước.- Giáo dục cá biệt (tính đến đặc điểm cá nhân trẻ). Là sự cân nhắc những khảnăng riêng biệt của từng trẻ trong quá trình giáo dục thể chất để lựa chọn cácphương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện hợp lý.Trong GDTC cho trẻ mầm non tính đến đặc điểm cá nhân được giải quyếttheo 2 hướng: cá biệt hoá theo xu hướng chung và con đường riêng. Cá biệt hoátheo xu hướng chung là chuẩn bị thể lực chung cho trẻ em các độ tuổi, lựa chọnnhững phương pháp, biện pháp giảng dạy, phương tiện và hình thức tổ chức hợp lýcho mỗi trẻ thực hiện bài tập vận động theo yêu cầu chung của chương trình hiệnhành.Cá biệt hoá theo hướng chuyên biệt là: chuẩn bị thể lực một cách chuyên biệtcho những trẻ có năng khiếu (khả năng) về hoạt động thể dục thể thao (chủ yếu làáp dụng với trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo).3.5. Nguyên tắc phát triển (nâng cao dần yêu cầu).Những điều kiện cơ bản của nguyên tắc này bao gồm việc thực hiện nhữngnhiệm vụ mới, những vận động khó hơn, thay đổi hình thức vận động và nâng dầnkhối lượng vận động. Sự phức tạp hoá các hoạt động vận động, sự thay đổi cáchình thức vận động luôn đi kèm với sự tăng lên về lượng vận động.Ví dụ:Thay đổi nội dung vận động: Lúc đầu hướng dẫn trẻ bò bằng bàn tay và cẳngchân theo hướng thẳng, sau đó tổ chức cho trẻ bò dích dắc qua các chướng ngại vật.Thay đổi hình thức vận động:+ Thi xem ai bò nhanh mà không chạm vật+ Thi tổ nào bò nhanh mà không chạm chướng ngại vật.Nâng dần khối lượng vận động:20+Tăng chiều dài quảng đường vận động (ở các lớp bé, nhỡ, lớn).+Tăng số lần thực hiện vận động trong tiết học.+ Kéo dài thời gian thực hiện vận động.+ Tăng tốc độ, nhịp độ luyện tập.+ Tăng cường độ luyện tập trong từng tiết học: từ một vận động thành2,3 vận động+ Nâng cao yêu cầu về sự phối hợp vận động…Để nâng cao khả năng của cơ thể, cần thiết phải nâng cao dần lượng vậnđộng có hệ thống, tăng khối lượng và cường độ của chúng, khi cơ thể đã thích ứngvới lượng vận động đó, thì năng lượng tiêu hao của cơ thể ít hơn, thông khí phổi,tần số co bóp của tim và huyết áp của tim cũng giảm xuống. Không khắc phụcđược sự khó khăn dần dần tăng lên do lượng vận động và các nhiệm vụ phức tạpdần lên thì việc giáo dục ý chí không thể thành công được.3.6. Nguyên tắc phối hợp các hình thức giảng dạy.Phối hợp các hình thức giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt để thực hiện hiệu quảnhiệm vụ GDTC.Hình thức tập thể: Sử dụng khi dạy vận động mới, yêu cầu trẻ hiểu đượcnhiệm vụ, đồng thời đoàn kết thực hiện nhiệm vụ.Hình thức tổ chức nhóm: Hiểu được nhiệm vụ, tự giác, tự lực thức đẩy lẫnnhau cùng thực hiện nhiệm vụ. Thường được dùng khi cần củng cố kỹ năng vậnđộng, khi dạo chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động buổi chiều.Hình thức cá nhân: Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ (có lựa chọn) những trẻyếu và nâng cao yêu cầu đối với một số trẻ khác.21Chương II:NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT MẦM NONTrong Chương trình giáo dục mầm non nội dung GDTC bao gồm 2 lĩnh vực:- Giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ- Phát triển vận động1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ mầm nona) Đối với trẻ nhà trẻ:- Nội dung chung:+ Làm quen với chế độ sinh hoạt và rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn,uống, ngủ và vệ sinh cá nhân+ Làm quen với một số công việc đơn giản tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệsinh cá nhân+ Giữ gìn sức khoẻ và an toàn- Nội dung theo độ tuổi:Nội dung18-24 tháng24-36 thángLàm quen với * Làm quen với chế độ sinh hoạt theo độ tuổichế độ sinh hoạt * Làm quen với chế độ ăn cơm * Làm quen với chế độ ăn cơm với cácnát với các loại thức ăn khác loại thức ăn khác nhaunhau*Làm quen với hành vi văn minh trong ănuống* Tập thói quen ăn hết suất* Làm quen với chế độ ngủ 1 * Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưagiấc* Làm quen với việc đi vệ sinh * Biết gọi cô khi có nhu cầu đi vệ sinh vàđúng nơi quy địnhđi vệ sinh đúng nơi quy định22* Tập thói quen sạch sẽ: rửa tay * Luyện thói quen tốt trong vệ sinh cátrước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; nhân, vệ sinh ăn uống.vệ sinh sạch sẽ trong khi ăn; biếtgọi cô khi bị ướt, bị bẩnLàm quen với * Tập tự xúc ăn bằng thìa, cầm * Tập tự phục vụ trong ăn uống, ngủ, mặcmộtsốcông cốc uống nướcviệc tự phục vụquần áo, đi dép, vệ sinh* Tập rửa tay* Tập cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt* Tập tự ngồi vào bàn ăn*Tập thể hiện bằng lời nói khi có nhu cầu*Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ăn ngủ, vệ sinhvệ sinhGiữgìnsức Làm quen với cách chăm sóc, * Rèn luyện một số thói quen, thao táckhoẻ và an toànbảo vệ cơ thể và các giác quan. đơn giản trong việc tự chăm sóc cơ thể vàRửa tay, rửa mặt, tắm, súc bảo vệ các giác quanmiệng, gội đầu* Làm quen với các trang phục phù hợpvới thời tiết nóng, lạnh.* Làm quen và nhận biết những gì nguyhiểm, nơi nào nguy hiểm không đượcphép sờ hoặc đến gần* Không cho vật lạ vào mũi, tai, miệng,rốnb) Đối với trẻ mẫu giáo:- Nội dung chung:+ Làm quen với một số thực phẩm và cách chế biến đơn giản một số món ăn+ Tác dụng của ăn uống đầy đủ, hợp lý. ích lợi của thực phẩm và ăn ướngđối với sức khoẻ+ Bảo vệ, chăm sóc các bộ phận cơ thể và các giác quan. Tập làm một sốcông việc tự phục vụ đơn giản+ Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt, hành vi văn minh trong ăn uống, phòngbệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường.23+ Giữ gìn sức khoẻ và an toàn- Nội dung cụ thể của các độ tuổi:Nội dungCác3-4 tuổi4-5 tuổi5-6 tuổinhóm Làm quen với một số thực – Nhận biết 4 nhóm thực – Nhận biết 4 nhóm thựcthực phẩm phẩm thông thường và các phẩmphẩmvà cách chế dạng chế biến khác nhau- Làm quen với cách chế – Tham gia chế biến mộtbiếnbiến đơn giản một số món số món ăn, thức uốngđơnăn, thức uống.giảnănđơn giảnuống – Các bữa ăn trong ngày và – Các bữa ăn trong ngày và – Các bữa ăn trong ngàyđầy đủ, hợp món ăn yêu thíchmón ăn yêu thíchvà món ăn yêu thíchlý. ích lợi – ích lợi của ăn uống đủ – ích lợi của ăn uống đủ – ích lợi của ăn uống đủcủathực lượng và đủ chấtlượng và đủ chấtlượng và đủ chấtphẩm và ăn – Làm quen với các loại thức – ích lợi của thực phẩm và – ích lợi của thực phẩmuốngđối ăn khác nhau trong ngày và bữa ăn đa dạng thực phẩm và bữa ăn đa dạng thựcvớisức ích lợi của chúngđối với sức khoẻphẩm đối với sức khoẻkhoẻBảovệ, ý thức tự phục vụ: trong ăn uống, ngủ, vui chơi, mặc quần áo, đi dày dép, vệ sinhchămsóc – Làm quen với cách đánh -Tập tự đánh răng, lau mặt- rèn luyện kỹ năng đánhcác bộ phận răng, lau mặt-Rèn luyện các thao tác rửa răng, lau mặt, rửa taycơ thể và – Tập rửa tay bằng xà phòngtay bằng xà phòngcácgiác – Tập rửa đồ chơi- Vệ sinh đồ dùng, đồ chơiquan.Tập – Thể hiện bằng lời nói về – Đi vệ sinh khi có nhu cầu và đúng nơi quy địnhlàm một số nhu cầu ăn ngủ, vệ sinh- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môicông việc tự – Lợi ích của việc giữ gìn vệ trường đối với sức khoẻphụcvụ sinh cơ thể đối với sức khoẻđơn giảnRènluyện Rèn luyện nề nếp, hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trườngnề nếp, thói Nhận biết một số biểu hiện đơn giản khi ốm (ho, sốt, đau bụng, đau đầu, đau răng)24tốt, Nhận biết trang phục phù hợp với thời tiết. ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thờiquenhành vi văn tiết đối với sức khoẻminh trong Chăm sóc cơ thể và giữ gìn Nhận biết một số bệnh Nhận biết đơn giản vềănuống, sức khoẻphòngbệnh,thôngthườngvàcách nguyên nhân và cáchphòng tránh đơn giảngiữphòng tránh một số bệnhthông thườnggìn vệ sinhmôi trường.an toàn- Nhận biết nơi không an toàn cho sức khoẻ và tính mạng, hành động nguy hiểm vàcách phòng tránh- Làm quen với một số quy định an toàn (ở nhà, ở trường)2. Nội dung phát triển vận động2.1. Nội dung chung- Nhà trẻ:+ Tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp+ Tập phát triển các vận động cơ bản+ Tập phát triển các cử động ngón tay, bàn tay- Mẫu giáo:+ Tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp+ Tập phát triển các vận động cơ bản và biết ích lợi của việc luyện tập đốivới sức khoẻ+ Tập các cử động bàn tay, ngón tay phát triển khéo léo2.2. Nội dung cụ thể2.2.1. Bài tập phát triển chung:a) Khái niệm: là hệ thống các động tác được lựa chọn nhằm phát triển toàndiện các bộ phận của cơ thể người.b) Đặc điểm:25