[GIÁO TRÌNH] Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Bên cạnh phát triển cảm xúc và thể chất, phát triển nhận thức cũng là khía cạnh vô cùng quan trọng trong việc học của trẻ em. Vì thế, việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non đang ngày càng mở rộng và được chú trọng, phát triển trong tương lai.
Vậy, giáo dục phát triển nhận thức mầm non là gì và có những mục tiêu cụ thể gì, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Khả năng nhận thức của trẻ là tất cả những gì trẻ biết và hướng suy nghĩ của trẻ về các vấn đề như: nhận thức về tự nhiên, xã hội, nghệ thuật, văn hóa… Vì vậy, 5 mục tiêu chính của việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là hướng đến giúp trẻ:
– Khơi gợi sự ham hiểu biết, niềm say mê khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống.
– Giúp trẻ học cách tự mình giải quyết các vấn đề đơn giản theo nhiều hướng khác nhau.
– Giúp trẻ tăng khả năng quan sát vấn đề, biết cách phán đoán, ghi nhớ, so sánh, phân loại có chủ đích.
– Tăng khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng nhiều cách khác nhau như hành động, lời nói, hành động…
– Hình thành sự hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh như con người, sự vật, hiện tượng và khái niệm sơ đẳng về toán học.
Buổi học tăng khả năng tìm tòi và sáng tạo của trẻ em mầm non
Có thể hiểu đơn giản rằng, việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là giáo dục trẻ trong 3 lĩnh vực chính, đó là: khám phá khoa học, khám phá xã hội và làm quen với toán. Trẻ nên được giáo dục phát triển nhận thức theo từng lộ trình cụ thể, việc theo sát từng quá trình phát triển nhận thức sẽ là những hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển nhận thức toàn diện của bé sau này.
Thao khảo thêm: Thi công nội thất trường học
Các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ là gì?
Theo lý luận nhận thức của Piaget, có 4 giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ:
– Thứ nhất là giai đoạn “Vận động cảm giác” đối với trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi. Ở giai đoạn này, những phản ứng vận động cơ bản của trẻ được tạo ra từ những kích thích cảm giác cơ bản, được hiểu rằng: Khi trẻ thấy hứng thú đối với một món đồ chơi nào mới, lạ mắt, bé sẽ cố gắng chạm vào và “ngậm” món đồ chơi đó.
– Giai đoạn thứ hai là “Tiền thao tác”, trong độ tuổi từ 2-7 tuổi, là giai đoạn được đánh dấu bởi sự biểu hiện bởi các chức năng biểu tượng và sự phát triển ngôn ngữ biểu hiện rõ ràng nhất.
– Giai đoạn thứ 3 là “Thao tác cụ thể” kéo dài từ 7-11 tuổi, trẻ hiểu thế giới bằng cách đưa ra các lý luận đơn giản.
– Cuối cùng là giai đoạn từ 12 tuổi trở lên, liên quan đến những “sự phát triển của khái niệm trừu tượng”, bé sẽ biết cách suy luận logic, lập kế hoạch cho mình…
Các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ
Trong bốn giai đoạn kể trên, hai giai đoạn đầu có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nhận thức của trẻ và những giai đoạn này nằm trong phạm vi của giáo dục mầm non. Vì vậy, ta có thể nói rằng, gió dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là yếu tố thiết yếu trong sự phát triển nhận thức của trẻ.
Hỗ trợ phát triển nhận thức cho trẻ
Tại mỗi giai đoạn phát triển ở trẻ, cách nhìn nhận, nhận thức của bé sẽ khác nhau. Việc hiểu được những đặc thù trong các giai đoạn nhận thức của trẻ có thể hình thành cho sự phát triển nhận thức toàn diện cho trẻ từ bé đến lớn. Theo đó, cần nâng cao tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non giúp giải quyết các vấn đề khó khăn trong giáo dục nhận thức cho trẻ, hỗ trợ phát triển nhận thức cho trẻ.
- Giáo trình giáo dục phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo (Show source code – Phần này không làm nhé)
- MÔ ĐUN MN1-B GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (Show source code – Phần này không làm nhé)
Nhận thức là chức năng tâm lý rất quan trọng, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng các giác quan, thông qua các hoạt động, cử chỉ, lời nói trong cuộc sống hàng ngày và trong các hoạt động dưới sự giáo dục, hướng dẫn của người lớn. Và việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ này nên được hình thành từ giai đoạn còn bé, đó là lý do việc giáo dục nhận thức cho trẻ mầm non lại mang tầm quan trọng lớn lao và ngày càng được chú trọng đến vậy.