GIÁO DỤC STEM MỐI LIÊN HỆ CỦA CÁC MÔN HỌC
Mục Lục
CHƯƠNG TRÌNH DẠY STEM TRONG TRƯỜNG HỌC
STEM là viết tắt của Science (toán học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Math (toán học) không phải một môn học là 1 quá trình học tập và trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức từ đó tạo ra các sản phẩm mới thường “học thông qua thực hành”, “học thông qua làm dự án”.
I. Mục tiêu giáo dục STEM
1. Là đưa trải nghiệm sáng tạo vào trong quá trình học tập. Học sinh được học trên cơ sở thực hành, qua kiến thức được truyền đạt học sinh được giao nhiệm vụ từ đó phát huy khả năng sáng tạo, tư duy và ứng dụng vào thực tiễn
2. Đem lại cảm hứng, hứng thú trong học tập. Đề ra những bài học, những giải pháp đủ hấp dẫn để kích thích sự sáng tạo và tò mò của học sinh
3. Đánh giá đúng năng lực của học sinh trong quá trình học tập, tranh luận và hợp tác với các bạn để giải quyết vấn đề thay vì những bài thi cuối kì quyết định kết quả học tập của một cá nhân.
4. Giảm tải việc nhồi nhét kiến thức lý thuyết thay vào đó tập trung vào thực tiễn
Tới đây chúng ta có thể hiểu STEM không chỉ là tổng hợp các kiến thức về công nghệ – khoa học – kỹ thuật – toán học mà còn có thể thay thế các môn học khác vì mục tiêu chủ yếu của phương pháp giáo dục này là đưa kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.
II. Một số ví dụ minh họa với giáo dục STEM trong trường học
1. Ứng dụng lý thuyết môn vật lý vào thực hành
Ứng dụng định luật Ôm để xây dựng bộ chia điện thế. Học sinh sẽ học cách đọc mã điện trở và tính toán các giá trị điện trở, sử dụng mạch cắm thử ( breadboard) để xây dựng một bộ chia điện thế và đo giá trị điện áp đầu ra. Học sinh sẽ được kiểm chứng sản phẩm của mình bằng một bộ đèn LED
Mục tiêu:
– Hiểu được quy trình thiết kế kỹ thuật
– Sử dụng định luật Ôm như một công cụ thiết kế kỹ thuật
– Sử dụng đồng hồ vạn năng để thu thập thông tin
– Phân tích các yêu cầu về điện của điot phát sáng
Kết quả nhận được:
a. Khoa học
- Học sinh được cũng cố các kiến thức liên quan đến định luật Ôm
- Hiểu được quy luật chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành quang năng
- Hiểu về mạch điện
b. Công nghệ
- Học sinh được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện trở, đồng hồ vạn năng, bóng đèn LED…
- Biết sử dụng, tính toán các thông số kỹ thuật của các thiết bị đó
c. Kỹ thuật
- Phát triển sự hiểu biết về cách khắc phục sự cố , nghiên cứu, phát triển, sáng tạo và thử nghiệm trong giải quyết vấn đề
- Phát triển sự hiểu biết và có thể lựa chọn, sử dụng các công nghệ năng lượng
4. Toán
- Tính toán và ước lượng hợp lý
- Biết trình bày và phân tích số liệu cả việc sử dụng các kí hiệu đại số
- Biết phân tích độ chính xác và sai số trong điều kiện, môi trường đo đạc
- Sắp xếp lại các công thức, phương trình để giải các bài toán đơn giản hơn
2. Trải nghiệm thực tế môn sinh học
Sau khi được truyền tải lý thuyết về mô hình trồng rau hữu cơ Organic bằng phương pháp thủy canh và thổ canh thì học sinh sẽ được thực hành vào dự án thực tiễn “ khu vườn xanh “ dự án trồng rau sạch
Với tình trạng an toàn thực phẩm đáng báo động của nước ta hiện nay. Với nhu cầu tiêu thụ sản lượng rau củ trên cả nước nhiều để kịp tiến độ sản xuất, cung cấp thực phẩm thì các nhà vườn đã vụ lợi bằng cách trực tiếp bơm chất kích thích hay thuốc trừ sâu, các loại hóa chất độc hại lên rau củ để phát triển nhanh kịp cung cấp cho các thị trường bán lẻ và người tiêu dùng, mặc kệ sức khỏe và ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Nên một số nhà trường và địa phương đã triển khai dự án trồng rau hữu cơ là sản xuất một số sản phẩm nhất định mà không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu hay thuốc hormone kích thích tăng trưởng bằng phương pháp thủy canh và thổ canh.
– Thủy canh: là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng hoặc giá thể ( cát, trấu, vỏ sơ dừa,..) mà không phải đất. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ cái ăn, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng
– Thổ canh: là một phương pháp trồng rau truyền thống từ xưa đến nay, sử dụng đất để làm môi trường để lưu trữ dinh dưỡng cũng như các chất cần thiết khác cho cây phát triển. Đối với phương pháp này không những phải chọn hạt giống chất lượng và đất trồng rau cũng là nhân tố quyết định cho năng suất khu vườn ( đất cát pha, đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ)
Kết quả nhận được:
a. Khoa học
- Học sinh được cũng cố các kiến thức sinh học
- Hiểu được nguyên lý chuyển hóa quang hợp
b. Công nghệ
- Học sinh biết công nghệ trồng cây mới nhất: thủy canh – đang được các đơn vị lớn áp dụng như Vineco (VinGroup)
c. Kỹ thuật
- Học sinh nắm bắt được kỹ thuật trồng trực tiếp hệ thống rau
4. Toán
- Tính toán về nồng độ các chất sau khi thu hoạch thành phẩm
- Làm bảng phân tích để bảo vệ thành quả của nhóm
Như vậy, đối với bài học thực tiễn này học sinh sẽ có kiến thức tổng quan và vận dụng thực tế những kiến thức đã học đã làm khi về nhà học sinh có thể tự chuẩn bị các vật dụng và tiến hành xây dựng khu vườn rau sạch cho cả gia đình. Bên cạnh đó học sinh sẽ được học thêm về cách kiểm soát hàm lượng , nồng độ các chất dinh dưỡng có trong đất để đảm bảo cho khu vườn nhà mình từ các giáo viên hóa học.
TPA đồng hành cùng giáo dục STEM tại Việt Nam, luôn canh cánh giấc mơ nâng tầm lao động Việt phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. TPA là đơn vị số 1 cung cấp robot giáo dục STEM – STEM Robotics, trung tâm đào tạo STEM trên toàn quốc và đào tạo giảng viên STEM với tiêu chuẩn quốc tế.
Quý trường/quý khách hàng có nhu cầu về robot giáo dục, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hoàn toàn miễn phí