GIÁO DỤC LÀ GÌ ?
Giám mục Francis Atterbury
? Sức mạnh của giáo dục nằm ở chỗ chúng ta có thể tạo nên những khuôn mẫu nhân cách phù hợp cho thế hệ trẻ và gầy dựng những thói quen tốt có sức ảnh hưởng lâu dài.
Giáo dục
giáo dục là gì ?
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu.
Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.
Bạn đang xem: GIÁO DỤC LÀ GÌ ?
Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục.
“Không có quyền năng nào ảnh hưởng đến tôi sâu rộng bằng quyền năng có được nhờ những suy nghĩ có ý thức của tôi”.
Anthony Robbins
? “Suy nghĩ là việc khó nhất trên đời. Đó có lẽ là lý do hiếm người hoàn toàn nhập tâm suy nghĩ”.
HenryPord
Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.
Về mặt từ nguyên, “education” trong tiếng Anh có gốc La-tinh ēducātiō (“nuôi dưỡng, nuôi dạy”) gồm ēdūcō (“tôi giáo dục, tôi đào tạo”), liên quan đến từ đồng âm ēdūcō (“tôi tiến tới, tôi lấy ra; tôi đứng dậy”).
Trong tiếng Việt, “giáo” có nghĩa là dạy, “dục” có nghĩa là nuôi (không dùng một mình); “giáo dục” là “dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí-dục, đức-dục, thể-dục.”
Tại Việt Nam, một định nghĩa khác về giáo dục được đưa ra như sau: Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân.
Quyền giáo dục được nhiều chính phủ thừa nhận.
Ở cấp độ toàn cầu, Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966) của Liên Hiệp Quốc công nhận quyền giáo dục của tất cả mọi người.
Mặc dù ở hầu hết các nước, giáo dục có tính chất bắt buộc cho đến một độ tuổi nhất định, việc đến trường thường không bắt buộc; một số ít các bậc cha mẹ chọn cho con cái học ở nhà, học trực tuyến, hay những hình thức tương tự.
Học hỏi suốt đời
? Nhiều người xưa nay vẫn cho rằng chúng ta được giáo dục nhờ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
? “Thực sự có phải chúng ta được giáo dục trong nhà trường phổ thông và đại học không?”.
? Câu trả lời đa phần là không.
Vậy ý nghĩa đích thực của giáo dục là gì?
Giáo dục trí tuệ ảnh hưởng đến nhận thức, còn giáo dục trên nền tảng giá trị tác động vào trái tim con người.
Khi giáo dục không tập trung vào trái tim, nó có thể sẽ dẫn đến nhiều hiểm họa.
Khi muốn xây dựng nhân cách ở công sở, gia đình và xã hội, ta phải đạt được văn hóa đạo đức và luân lý ở mức độ tối thiểu nào đó.
Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là xây dựng cho con người những đức tính tốt đẹp như lương thiện, vị tha, can đảm, nhẫn nại và trách nhiệm.
Có thể không cần thêm giáo dục mang tính học thuật nữa; nhưng rất cần một nền giáo dục đi sâu vào giá trị con người.
Lý do là vì giáo dục đạo đức luôn là hành trang đắc lực giúp con người thăng tiến và thành đạt trong đời, khác với những kẻ có kiến thức học thuật cao siêu nhưng tinh thần sa đọa.
Giáo dục không đi sâu vào giá trị nhân phẩm
Ngày nay, một số trường đại học đang tạo ra những kẻ “mọi rợ” có kỹ năng lao động cao nhưng thiếu giá trị nhân phẩm do không được trang bị hệ thống giá trị đạo đức cần thiết. – Steven Muller, Hiệu trưởng trường Đại học Johns Hopkins
Nền giáo dục chân chính là nền giáo dục đào tạo con người cả về khối óc lẫn trái tim.
Kẻ trộm thiếu học thức có thể chỉ trộm đồ ở toa chở hàng, nhưng nếu có học vấn, tên trộm ấy có thể tính chuyện trộm cả đoàn tàu. Điều chúng ta cần thi đua ở nhà trường chính là kiến thức, sự thông tuệ chứ không phải điểm số.
Kiến thức là thực tiễn được đúc kết, còn sự thông tuệ chính là khả năng vận dụng kiến thức đơn giản hóa vào cuộc sống.
? “Có một điều rất thú vị về cuộc sống; nếu từ chối tất cả và chỉ chấp nhận những gì tốt đẹp nhất, bạn thường xuyên có điều tốt đẹp nhất”.
W. Somerset Maugham
Có người đạt điểm cao, bằng cấp giỏi nhưng kiến thức trong đầu chẳng có bao nhiêu.
Ngày nay, không ít người vẫn còn hiểu nhầm giáo dục với khả năng ghi nhớ sự việc.
Khi giáo dục không dựa trên các giá trị đạo đức, nó sẽ tạo ra những kẻ lập dị trong xã hội.
✳️ Kiến thức chưa hẳn đã là sức mạnh
Ta vẫn thường nghe nói kiến thức là sức mạnh.
Không hẳn vậy.
Kiến thức là những thông tin cần thiết và nó chỉ phát huy sức mạnh khi được chúng ta vận dụng vào
thực tiễn.
Người không biết đọc chữ và người biết chữ nhưng không đọc khác nhau như thế
nào?
Nói như Ben Franklin thì: “Chẳng khác nhau là mấy!”.
Học tập cũng khá giống việc ăn uống.
Ăn nhiều thế nào không quan trọng mà vấn đề là ta tiêu hóa được bao nhiêu.
Kiến thức là sức mạnh tiềm ẩn; sự thông tuệ mới là sức mạnh đích thực. – Shiv
Khera”
Giáo dục có nhiều hình thức chứ không chỉ thể hiện qua điểm số, bằng cấp. Giáo
dục là:
⭕ Trau dồi sở trường cá nhân
⭕ Rèn luyện kỷ luật tự giác
⭕ Lắng nghe
⭕ Nhiệt tình học hỏi
Đầu óc con người cũng như cơ bắp vậy, tâm trí phát triển hay cùn mòn đi đều tùy thuộc vào mức độ được rèn luyện ít hay nhiều.
Nếu nghĩ phải trả giá quá đắt cho giáo dục, bạn hãy thử ngu dốt mà xem. – Derek Bok”
Shiv Khera
? Mục đích của giáo dục
Mục đích của giáo dục là gì ?
? Khái niệm mục đích giáo dục:
? Nói tới giáo dục là nói tới hiện tại và suy nghĩ tới tương lai, viễn cảnh, triển vọng.
? “Chính suy nghĩ quyết định tốt xấu. Chính nó quyết định cảm giác vui hoặc
buồn, trạng thái giàu hoặc nghèo”._ Edmund Spenser
? Giáo dục là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt là giữa hiện tại và tương lai.
? Vì vậy tính định hướng của giáo dục là đặc trưng của nó, giáo dục luôn phát triển theo định hướng phát triển bền vững chung của xã hội.
? Do đó nó được xem là nhân tố then chốt của sự phát triển bền vững.
Giáo dục
Tạo thói quen làm ngay mọi việc
? Vì vậy, mục đích giáo dục là phạm trù cơ bản của giáo dục học, trước hết phản ánh kết quả mong muốn trong tương lai của giáo dục, phản ánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động chung của giáo dục và học tập.
? Nói cách khác, mục đích của giáo dục là mô hình nhân cách của người học, là tập hợp những nét đặc trưng cơ bản, là hệ thống những định hướng phát triển, những sức mạnh bản chất của con người ở người học nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
? Từ đó ta có thể thấy rằng:
? Mục đích giáo dục luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đó.
? Vì vậy mục đích giáo dục có tính lịch sử và trong xã hội có giai cấp mục đích giáo dục phản ánh tập trung tính giai cấp của giáo dục.
? Mục đích giáo dục có quan hệ trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người, sức mạnh con người.
? Đối với nước ta, sức mạnh đó là sức mạnh con người Việt Nam XHCN.
? Sức mạnh đó được hiện thực hoá trong sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị, sức mạnh văn hoá của đất nước, và đồng thời bằng sức mạnh đó con người được đào tạo sẽ phát huy mạnh mẽ và đầy đủ hơn.
? Do đó vấn đề mục đích giáo dục là vấn đề cơ bản của chiến lược xây dựng con người, phát triển nguồn lực, là bộ phận của hệ thống những vấn đề then chổt trong chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước.
? Mục đích giáo dục được xác định đúng đắn sẽ có tác dụng hết sức to lớn, cụ thể như:
? Nó quy định tính chất của các thành tố khác của quá trình giáo dục tổng thể.
? Nó định hướng cho sự vận động của các thành tố đó của quá trình giáo dục tổng thể đạt được hiệu quả và chất lượng cao, không vận hành một cách chệch hướng bằng cách thông qua mục đích mà tự điều chỉnh sự vận động của mình.
? Nó là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm của quá trình giáo dục tổng thể.
? Chính bởi vậy, việc xác định rõ ràng, đúng đắn và quán triệt mục đích giáo dục là một vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục và là một đòi hỏi bức thiết của giáo dục hiện nay.
? Khi xác định mục tiêu giáo dục cần phải:
?️ Phản ánh mô hình nhân cách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định.
?️ Phản ánh được tính thời đại và tính dân tộc trong mô hình nhân cách cần phải hình thành.
?️ Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục đích giáo dục trước đây.
?️ Tính tới hoàn cảnh và điều kiện phát triển giáo dục của đất nước để xây dựng mục đích giáo dục có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt.
Thế nào là người “có giáo dục” ?
? Trước hết, người có giáo dục phải là người biết xử lý tốt tình huống gặp phải hàng ngày; biết suy xét tình hình một cách hợp lý khi phát sinh vấn đề và ít khi bỏ lỡ dịp hành động thích hợp.
? Tiếp theo, họ phải khéo léo trong cách đối nhân xử thế, biết đón nhận điều người khác cho là khó chịu hay xúc phạm và biết phân biệt phải trái với đồng sự.
? Hơn nữa, họ còn phải biết kiềm chế lạc thú và không bị ảnh hưởng quá mức trước sóng gió cuộc đời, biết chịu đựng một cách kiên cường và xứng đáng với bản chất con người.
? Quan trọng nhất, họ là người không bị thành công của bản thân làm cho biến chất, không từ bỏ cái tôi đích thực, mà luôn giữ vững lập trường như người thông tuệ và tỉnh táo.
? Với họ, những điều tốt đẹp đến trong cuộc sống nhờ may mắn thì cũng giá trị giống như kết quả đạt được bằng chính phẩm cách và trí thông minh bẩm sinh của mình.
? Nói tóm lại, người có giáo dục là người biết chọn lựa khôn ngoan và can đảm trong bất kỳ tình huống nào, biết phân biệt sự thông tuệ với ngốc nghếch, tốt với xấu, đức hạnh với thô tục.
Mục tiêu của giáo dục là gì ?
? Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định.
? Đó là một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục.
? Do đó, mục tiêu giáo dục phụ thuộc vào mỗi thời kỳ nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục con người.
? Trải qua các giai đoạn phát triển xã hội, cách tiếp cận xác lập mục tiêu giáo dục đang có nhiều thay đổi.
? Trong một thời gian dài cho đến những năm 1940, dạy học lấy việc trang bị kiến thức làm nhiệm vụ cơ bản.
? Có thể nói dung lượng và mức độ đồng hóa kiến thức là mục tiêu của việc dạy học thời kỳ này.
? Việc dạy học hướng tới mục tiêu thực sự bắt đầu vào những năm 1950 ở Hoa Kỳ sau những kết quả nghiên cứu thuyết phục của nhóm Bloom và sau đó nhanh chóng được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
? Các cách tiếp cận mục tiêu giáo dục trên thế giới
? Hiện nay có 3 cách tiếp cận mục tiêu giáo dục được áp dụng trên thế giới
? Tiếp cận truyền thống:
? Đây là loại mục tiêu giáo dục mà các nước thuộc khối Liên Xô cũ trước đây hướng đến.
? Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, mục tiêu tiếp cận theo hướng này đã bị xem là lỗi thời, lạc hậu làm thui chột tiềm năng phong phú của người học.
? Tuy nhiên đây vẫn là mục tiêu được hướng đến trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
? Tiếp cận nhân văn:
? Đây là loại mục tiêu quan tâm đến từng cá nhân người học.
? Kiểu tiếp cận mục tiêu loại này khá phổ biến ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây trong thập niên 1970-1980.
? Loại mục tiêu này nằm ở chỗ tạo điều kiện cho người học quá tự do và “buông thả”.
Ích lợi của thái độ sống tích cực
? Tiếp cận truyền thống-nhân văn:
? Đây là loại mục tiêu giáo dục hiện đại kết hợp giữa truyền thống và nhân văn.
? Loại mục tiêu này đang được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hướng tới.
? Hiện nay nó đang rất phổ biến ở các nước Âu – Mĩ.
Chỉ nhìn thấy cái tiêu cực
? Phân định mục đích và mục tiêu giáo dục
? Mục đích giáo dục là sự mong muốn, là dự kiến về kết quả đạt được của một quá trình giáo dục nhất định.
? Những mong muốn này có tính chất lý tưởng, là cái mà con người đang hướng tới, đang phấn đấu để đạt được.
? Nó có tác dụng định hướng, điều khiển hoạt động giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
? Có thể phân biệt mục đích và mục tiêu qua một số dấu hiệu:
Mục đích – Mục tiêu của giáo dục
? Trước đây, ở Việt Nam người ta thường nói: Đào tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên, hoặc: Đào tạo ra những con người có đủ tài đức, hoặc: Mục tiêu giáo dục bao gồm các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động….
? Và để đạt được các mục tiêu ấy thì: Tiên học lễ, Hậu học văn… Song, nếu hỏi các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên hiểu và giải thích về mục tiêu trên như thế nào, đặc biệt nếu hỏi về các kĩ năng kiến thức và tư duy trí tuệ học sinh cần phải đạt được là gì, Lễ bây giờ là gì? Văn bây giờ là gì?… thì chắc chắn sẽ có rất nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau.
? Vì vậy việc đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu giáo dục để tất cả các cấp quản lí giáo dục, tất cả các thầy cô giáo và toàn xã hội cùng thống nhất hiểu đúng đắn về mục tiêu giáo dục từ đó mọi cấp giáo dục và toàn xã hội đều hướng tới thực hiện được mục tiêu ấy.
? Để làm sáng tỏ các luận cứ trên, chúng ta cần nghiên cứu và làm sáng tỏ hai khái niệm quan trọng: Chỉ số chất lượng giáo dục và Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực đối với mục tiêu giáo dục:
Bảng Chỉ số chất lượng Giáo dục
? (Trích Bảng Chỉ số chất lượng Giáo dục trên trang Web Chỉ số CLGD – Báo cáo của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục ngày 10/11/2003).
? Đây là sự đánh giá của các tổ chức quốc tế, vậy các chỉ số đánh giá chất lượng trên bao gồm các thành tố gì?
? Tại sao Chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực 12 nước ở khu vực châu Á, Việt Nam và Indonesia có chỉ số thấp nhất ở cả 3 tiêu chí?
? Nhiều nhà khoa học thế giới cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì các kĩ năng mềm chiếm tới 75%, kĩ năng cứng (kiến thức) chỉ chiếm 25%. Việt Nam ta thì quan niệm ngược lại, nên chủ yếu dạy kiến thức mà ít quan tâm đến rèn luyện kỹ năng.
? Mục tiêu giáo dục ngày nay :
Mục tiêu của giáo dục ngày nay
? Nói tóm lại, người có giáo dục là người biết chọn lựa khôn ngoan và can đảm trong bất kỳ tình huống nào, biết phân biệt sự thông tuệ với ngốc nghếch, tốt với xấu, đức hạnh với thô tục.Lịch sử giáo dục
? Giáo dục với tư cách là một ngành khoa học không thể tách rời những truyền thống giáo dục từng tồn tại trước đó.
? Trong xã hội, người lớn giáo dục người trẻ những kiến thức và kỹ năng cần phải thông thạo và cần trao truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
? Sự phát triển văn hóa, và sự tiến hóa của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền tri thức này.
? Ở những xã hội tồn tại trước khi có chữ viết, giáo dục được thực hiện bằng lời nói và thông qua bắt chước.
? Những câu chuyện kể được tiếp tục từ đời này sang đời khác.
? Rồi ngôn ngữ nói phát triển thành những chữ và ký hiệu.
? Chiều sâu và độ rộng của kiến thức có thể được bảo tồn và trao truyền gia tăng vượt bậc.
? Khi các nền văn hóa bắt đầu mở rộng kiến thức vượt quá những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, đổi chác, kiếm ăn, thực hành tôn giáo, v.v…, giáo dục chính quy và việc đi học cuối cùng diễn ra.
? Ở phương Tây, triết học Hy Lạp cổ đại ra đời vào thế kỷ VI TCN. Plato, triết gia Hy Lạp cổ điển, nhà toán học, và nhà văn viết những đối thoại triết học, lập ra Học viện ở Athens. Đây là cơ sở giáo dục bậc cao đầu tiên ở phương Tây.
? Cảm thấy bị tác động bởi lời răn của thầy mình, triết gia Socrates, trước khi ông bị xử tử một cách bất công rằng “một cuộc đời không được khảo sát là một cuộc đời không đáng sống”, Plato và học trò của mình, nhà khoa học chính trị Aristotle, đã giúp đặt nền móng cho triết học phương Tây và cho khoa học.
? Thành phố Alexandria ở Ai Cập, được thiết lập vào năm 330 TCN, trở thành nơi kế tục Athens với tư cách là cái nôi tri thức của thế giới phương Tây. Alexandria có nhà toán học Euclid và nhà giải phẫu học Herophilus; nơi xây dựng Thư viện Alexandria vĩ đại; và nơi đã dịch Thánh kinh Hebrew qua tiếng Hy Lạp.
? Rồi văn minh Hy Lạp bị nhập vào Đế quốc La Mã.
? Khi Đế quốc La Mã và tôn giáo mới của mình là Ki-tô giáo tiếp tục tồn tại dưới một hình thức ngày càng bị Hy Lạp cổ đại hóa thời Đế quốc Byzantine đóng đô tại Constantinople ở phương Đông, văn minh phương Tây đứng trước sự sụp đổ về tri thức và tổ chức theo sau sự sụp đổ của Rome vào năm 476.
Ở phương Đông, Khổng Tử (551–479 TCN) ở nước Lỗ là triết gia cổ đại có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. Cách nhìn về giáo dục của Khổng Tử tiếp tục ảnh hưởng lên xã hội Trung Quốc và các nước láng giềng như Triều Tiên, Việt Nam, và Nhật Bản.
Khổng Tử tập hợp môn đệ và miệt mài tìm kiến một quân vương, người sẽ áp dụng những lý tưởng trị nước của mình, nhưng mãi không tìm ra.
? “Thủy tổ của từng hành động là ý tưởng”.
_ Ralph Waldo Emerson
Thế mà Luận ngữ, một tác phẩm của ông được các môn đệ ghi chép, lại tiếp tục có ảnh hưởng lên giáo dục ở phương Đông, kể cả trong thời hiện đại.
Tại Ấn Độ cổ đại, nhiều trung tâm học tập bậc cao của Phật giáo đã được thiết lập và phát triển rực rỡ như Takṣaśilā, Nālandā, Vikramaśīla, và Puspagiri.
Ở Tây Âu, sau sự sụp đổ của Rome, Giáo hội Công giáo nổi lên như một lực lượng thống nhất. Ban đầu với tư cách là kẻ duy nhất lưu giữ hoạt động học tập ở Tây Âu, nhà thờ thiết lập các trường học trong tiền kỳ Trung cổ như những trung tâm giáo dục bậc cao.
Một số những trường này sau phát triển thành những viện đại học thời Trung cổ và là tổ tiên của những viện đại học châu Âu hiện đại.
Các viện đại học của các quốc gia theo Ki-tô giáo ở phương Tây phát triển tốt ở khắp Tây Âu, khuyến khích tự do nghiên cứu và đã sản sinh ra nhiều học giả và nhà triết học tự nhiên tiếng tăm.
Viện Đại học Bologna được xem là viện đại học liên tục hoạt động lâu đời nhất.
Ở những nơi khác trong thời Trung cổ, khoa học và toán học Hồi giáo phát triển rực rỡ dưới chế độ khalifah thiết lập khắp vùng Trung Đông, kéo dài từ bán đảo Iberia ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông và tới triều Almoravid và Đế quốc Mali ở phía Nam.
Thời Phục hưng ở châu Âu mở ra một thời đại mới của theo đuổi tri thức và nghiên cứu khoa học và của sự trân trọng những giá trị văn minh Hy Lạp và La Mã.
Vào khoảng năm 1450, Johannes Gutenberg phát triển một xưởng in, gúp các tác phẩm văn chương được phổ biến nhanh hơn.
Ở thời các đế quốc châu Âu, những tư tưởng giáo dục của châu Âu trong các lĩnh vực triết học, tôn giáo, nghệ thuật, và khoa học lan truyền ra khắp thế giới.
Các nhà truyền giáo và các học giả cũng mang về những tư tưởng mới từ những nền văn minh khác — chẳng hạn những nhà truyền giáo dòng Jesuit ở Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc trao đổi kiến thức, khoa học, và văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây, dịch những tác phẩm phương Tây như cuốn Cơ sở của Euclid ra cho các học giả Trung Quốc và dịch những tư tưởng Khổng Tử ra cho độc giả phương Tây.
Đến Thời kỳ Khai sáng thì ở phương Tây nổi lên cách nhìn có tính cách thế tục hơn về giáo dục.
Ngày nay ở hầu hết các quốc gia, giáo dục mang tính chất bắt buộc cho tất cả trẻ em đến một độ tuổi nhất định.
Do sự phổ cập giáo dục, cộng với sự tăng trưởng dân số, UNESCO ước tính rằng trong 30 năm tới, số người nhận được giáo dục chính quy sẽ nhiều hơn tổng số người từng đi học trong toàn bộ lịch sử loài người.
? Giáo dục chính quy
? Hoạt động giáo dục chính quy liên quan đến việc dạy và học trong môi trường trường học và theo một chương trình học nhất định.
? Chương trình học này được thiết lập tùy theo mục đích đã được xác định trước của trường học trong hệ thống giáo dục.
? Giáo dục mầm non
✔️ Các trường mầm non cung cấp giáo dục cho đến độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi khi trẻ em bước vào giáo dục tiểu học.
✔️ Giai đoạn giáo dục này rất quan trọng trong những năm hình thành nhân cách của trẻ.
✳️ Giáo dục tiểu học
✴️ Giáo dục tiểu học thường bao gồm từ 6 đến 8 năm học, bắt đầu từ độ tuổi 5 hay 6, mặc dù thời gian cụ thể tùy thuộc vào từng quốc gia hay từng vùng khác nhau trong mỗi quốc gia. Trên toàn cầu, có khoảng 89% trẻ em ở độ tuổi đi học đang học ở các trường tiểu học, và tỉ lệ này đang tăng lên.
✴️ Thông qua các chương trình “Giáo dục cho tất cả mọi người” do UNESCO chỉ đạo, hầu hết các quốc gia cam kết phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015, và ở nhiều quốc gia, tiểu học là bậc học bắt buộc.
❇️ Giáo dục trung học
➕ Trong hầu hết các hệ thống giáo dục hiện nay trên thế giới, giáo dục trung học bao gồm giáo dục chính quy dành cho thanh thiếu niên.
➕ Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa giáo dục tiểu học, thường là bắt buộc, dành cho trẻ vị thành niên, và giáo dục sau trung học hay giáo dục đại học, vốn mang tính tùy chọn, dành cho người lớn.
➕ Tùy thuộc vào từng hệ thống giáo dục, các trường học trong giai đoạn này, hoặc một phần của giai đoạn này, có thể được gọi là trường trung học hay trường dạy nghề.
➕ Biên giới chính xác giữa giáo dục tiểu học và trung học cũng thay đổi theo từng quốc gia và theo từng vùng, thường thì khoảng ở năm học thứ bảy hay thứ mười.
? Giáo dục đại học
? Giáo dục đại học, còn gọi là giáo dục giai đoạn thứ ba hay giáo dục sau trung học (mặc dù các khai niệm này không nhất có nghĩa giống nhau ở tất cả các nước), là giáo đoạn giáo dục không bắt buộc theo sau giáo dục trung học.
?Giáo dục đại học thường bao gồm bậc cao đẳng, đại học, và sau đại học, cũng như giáo dục và đào tạo nghề.
?Các trường đại học và các viện đại học là những cơ sở chính cung cấp giáo dục đại học.
?Sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục đại học, sinh viên thường được cấp bằng hay chứng chỉ.
? Giáo dục nghề
? Giáo dục nghề là một hình thức giáo dục chú trọng vào đào tạo thực hành và trực tiếp một nghề nhất định.
? Giáo dục nghề có thể ở dạng học việc hay thực tập cũng như bao gồm những cơ sở dạy các khóa học về nghề mộc, nông nghiệp, kỹ thuật, y khoa, kiến trúc, các môn nghệ thuật.
? Giáo dục đặc biệt
Trong quá khứ, những ai bị khuyết tật thì thường không được đi học.
Trẻ em khuyết tật thường được các thầy thuốc hay gia sư giáo dục.
Những thầy thuốc ban đầu này (những người như Itard, Seguin, Howe, Gallaudet) đã đặt ra nền móng cho giáo dục đặc biệt ngày nay.
Họ tập trung vào việc giảng dạy mang tính cá nhân hóa và những kỹ năng cần đến trong đời sống.
Giáo dục đặc biệt trước đây chỉ dành cho những người có những khuyết tật nghiêm trọng và ở độ tuổi còn nhỏ, nhưng gần đây thì mở rộng ra cho bất cứ ai cảm thấy gặp khó khăn trong học tập.
? Giáo dục mở và giáo dục trực tuyến
? Giáo dục mở (open education) là một thuật ngữ chung chỉ những tập quán của các cơ sở giáo dục hay những sáng kiến giáo dục nhằm tạo điều kiện cho nhiều người tiếp cận các chương trình giáo dục và đào tạo mà trước đây chỉ tiếp cận được thông qua hệ thống giáo dục chính quy.
? Tính từ “mở” nhằm chỉ việc loại trừ những rào cản đã tước đi ở một số người cơ hội tham gia vào hoạt động học tập trong các cơ sở giáo dục.
? Một khía cạnh của giáo dục mở là việc phát triển và sử dụng những tài nguyên giáo dục mở.
? Giáo dục trực tuyến (e-learning) là việc sử dụng công nghệ giáo dục dựa trên các phương tiện điện tử trong việc dạy và học.
? Bằng việc sử dung các công nghệ hiện đại trên chiếc máy tính mà người dùng có thể tham gia một khóa học dễ dàng.
? Việc dạy và học trực tuyến đang được phát triển ở nhiều cơ sở giáo dục đại học lớn, có thể kể đến như Viện Đại học Harvard hay là Viện Đại học Stanford, University of the People,…
Lý thuyết giáo dục
? Mục đích của trường học
Trong những năm đầu đi học, trọng tâm thường xoay quanh việc phát triển kỹ năng cơ bản về đọc và viết và kỹ năng giao tiếp liên cá nhân nhằm thúc đẩy khả năng học những kỹ năng và môn học phức tạp hơn.
Sau khi có được những khả năng cơ bản này, giáo dục thường chú trọng đến việc giúp cho các cá nhân có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm tăng cường khả năng tạo ra giá trị và khả năng làm việc kiếm sống cho mình.
Thỏa mãn sự tò mò cá nhân (giáo dục vì chính nó) và mong muốn phát triển cá nhân (để nâng cao trình độ mà không cần phải có lý do cụ thể liên quan đến nghề nghiệp) cũng là những lý do phổ biến khiến người ta theo đuổi giáo dục và đi đến trường.
Giáo dục thường được xem là phương tiện giúp tất cả mọi người vượt qua nghịch cảnh, đạt được sự công bằng tốt hơn, và có được của cải và địa vị xã hội.
Người học cũng có thể bị thúc đẩy bởi sự quan tâm của mình đến chủ đề môn học hay kỹ năng đặc thù mà họ đang cố gắng học hỏi.
Mô hình giáo dục người học-trách nhiệm được thúc đẩy bởi sự quan tâm của người học đến chủ đề sẽ được học.
Giáo dục cũng thường được coi như là nơi trẻ em có thể phát triển theo những nhu cầu và tiềm năng đặc thù, có mục đích giúp mỗi cá nhân phát triển trọn vẹn tiềm năng của mình.
? Tâm lý học giáo dục
Thái độ sống
? Tâm lý học giáo dục là ngành học về việc con người học như thế nào trong những môi trường giáo dục, hiệu quả của những can thiệp giáo dục, tâm lý học giảng dạy, và tâm lý học xã hội ở trường học với tư cách là một tổ chức.
? Mặc dù thuật ngữ “tâm lý giáo học” và “tâm lý học đường” thường được dùng với nghĩa giống nhau, các nhà nghiên cứu và lý thuyết gia thường được gọi là các nhà tâm lý giáo dục, trong khi các chuyên gia tâm lý làm việc ở trường học hay những môi trường liên quan đến trường học thì được gọi là các nhà tâm lý học đường.
? Tâm lý giáo dục quan tâm đến những quá trình học tập trong công chúng và trong những nhóm người, ví dụ những trẻ em tài năng và những trẻ em khuyết tật.
? Có thể hiểu được một phần tâm lý giáo dục thông qua mối quan hệ của nó với những ngành học khác.
? Nó chủ yếu là tâm lý học, và có mối quan hệ với ngành này giống như mối quan hệ giữa ngành y khoa và sinh học.
? Ngược lại, tâm lý giáo dục phơi bày một loạt những lĩnh vực đặc thù thuộc lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, bao gồm thiết kế việc giảng dạy, công nghệ giáo dục, phát triển chương trình học, giáo dục đặc biệt, và quản trị lớp học.
? Tâm lý giáo dục vừa thừa hưởng vừa đóng góp vào ngành khoa học nhận thức và các ngành khoa học học tập.
? Ở trong các viện đại học, các khoa tâm lý giáo dục thường nằm trong các phân khoa hay trường đại học giáo dục, điều này có thể giải thích tại sao tâm lý giáo dục không được nói đến nhiều trong những cuốn sách giáo khoa nhập môn về tâm lý học.
Hậu quả của thái độ tiêu cực
Phương thức học tập
☘️ Hơn hai thập niên vừa qua, người ta chú ý nhiều đến các phương thức và phong cách học tập.
☘️ Những phương thức học tập thường được sử dụng nhất là: thông qua thị giác (visual; học dựa trên quan sát và nhìn thấy những gì đang được học), thông qua thính giác (auditory; học dựa trên việc lắng nghe thông tin và hướng dẫn), và thông qua vận động (kinesthetic; học dựa trên sự vận động, như khi tham gia các hoạt động và trực tiếp thực tập) – viết tắt là VAK.
☘️ Những phương thức học tập khác bao gồm việc học thông qua âm nhạc, tương tác liên cá nhân, bằng lời, tư duy lôgic, v.v…
☘️ Dunn và Dunn tập trung nhận diện những điều kiện kích thích có thể ảnh hưởng lên việc học và vào việc điều chỉnh môi trường học đường, vào khoảng cùng thời gian Joseph Renzulli đề nghị sử dụng những chiến lược giảng dạy khác nhau.
☘️ Howard Gardner đề cập đến một loạt những phương thức học tập trong lý thuyết “đa thông minh” của mình.
☘️ Các phương pháp trắc nghiệm tính cách của Myers-Briggs (Myers-Briggs Type Indicator) và của Keirsey (Keirsey Temperament Sorter), dựa trên những công trình của Carl Jung, tập trung tìm hiểu xem tính cách của con người ảnh hưởng như thế nào đến cách mà họ tương tác với người khác, và ảnh hưởng như thế nào lên cách mà các cá nhân phản ứng với nhau trong môi trường học tập.
☘️ Công trình của David Kolb và Anthony Gregorc cũng theo cách tiếp cận tương tự, nhưng đã được đơn giản hóa.
☘️ Một số lý thuyết cho rằng tất cả các cá nhân học tập có hiệu quả qua việc sử dụng một loạt những phương thức học tập khác nhau, trong khi những lý thuyết khác thì cho rằng các cá nhân có thể thích hợp với mốt số phong cách học tập nhất định, học hiệu quả hơn thông qua những phương pháp sử dụng thị giác hay thông qua trải nghiệm vận động.
☘️ Một trong những hệ quả nhóm lý thuyết thứ hai là để giảng dạy hiệu quả, người ta nên có nhiều phương pháp giảng dạy bao trùm tất cả ba phương thức học tập kể trên để học sinh nào cũng có thể học theo cách mà mình thấy hiệu quả nhất.
☘️ Guy Claxton đặt nghi vấn về mức độ hiệu quả mà những phong cách học tập như VAK có thể mang lại, đặc biệt chúng có xu hướng phân loại học sinh và như thế giới hạn việc học.
☘️ Những nghiên cứu gần đây cho rằng “không có cơ sở bằng chứng xác đáng nào có thể biện minh cho việc tích hợp những đánh giá phong cách học vào hoạt động giáo dục chung.”
Triết học giáo dục
? Với tư cách là một lĩnh vực học thuật, triết học giáo dục là “ngành triết học về giáo dục và những vấn đề của nó; chủ đề trung tâm của triết học giáo dục là giáo dục, còn những phương pháp của nó là những phương pháp của triết học.”
? “Triết học giáo dục có thể là triết học về quá trình giáo dục hay triết học về lĩnh vực giáo dục.
? Nghĩa là, nó có thể là một phần của giáo dục theo nghĩa quan tâm đến những mục tiêu, dạng thức, phương pháp, hay kết quả của quá trình giáo dục hay quá trình được giáo dục; hay nó có thể là một dạng metadiscipline theo nghĩa quan tâm đến những khái niệm, mục tiêu, và phương pháp của giáo dục.”
? Như vậy, triết học giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực triết học ứng dụng, bao gồm các lĩnh vực siêu hình học, nhận thức luận, giá trị học (axiology), và những cách tiếp cận triết học nhằm giải quyết những vấn đề trong và về các chủ đề như phương pháp giáo dục, chính sách giáo dục, và chương trình học, cũng như quá trình học, và những chủ đề khác.
? Chẳng hạn, triết học giáo dục có thể nghiên cứu bản chất của sự nuôi dưỡng và giáo dục, những giá trị và chuẩn mực được thể hiện qua việc nuôi dưỡng và giáo dục, những giới hạn và việc hợp pháp hóa giáo dục với tư cách là một ngành học thuật, và mối quan hệ giữa lý thuyết giáo dục và thực hành giáo dục.
? Chương trình học
? Trong giáo dục chính quy, chương trình học là một tập hợp những khóa học và nội dung của chúng ở trường học.
? Với tư cách là một ý tưởng, từ curriculum trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La-tinh có nghĩa là “đường chạy”, chỉ những việc làm và những trải nghiệm theo đó trẻ em lớn lên và trở thành người lớn.
? Chương trình học như đơn thuốc, dựa vào một đề cương khóa học mô tả chung chung chỉ nói những chủ đề nào sẽ được học và học ở mức độ như thế nào thì được một con điểm nào đó hay để đạt yêu cầu.
? Mỗi ngành học thuật là một nhánh của tri thức được dạy một cách chính quy.
? Mỗi ngành học thường có vài ngành con; sự phân biệt giữa các ngành học thường tùy tiện và không rõ ràng.
? Ví dụ về các lĩnh vực học thuật bao gồm các ngành khoa học tự nhiên, toán, khoa học máy tính, các ngành khoa học xã hội, các ngành nhân văn, các ngành khoa học ứng dụng…
? Hoạt động dạy học
? Giảng dạy là thúc đẩy người khác học tập.
? Những người dạy trong các trường trung học và tiểu học thường được gọi là giáo viên, họ điều khiển hoạt động giáo dục học sinh và có thể dạy nhiều môn như đọc, viết, toán, khoa học, và lịch sử.
? Những người dạy trong các cơ sở giáo dục sau trung học có thể được gọi là giáo viên, giảng viên, hay giáo sư, tùy vào loại hình cơ sở giáo dục; họ chủ yếu chỉ dạy về chuyên ngành của mình.
? Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng nhất và duy nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
? Cách đánh giá chất lượng giảng dạy thường là sử dụng các phiếu sinh viên đánh giá giảng viên, thế nhưng những đánh giá này bị phê phán là phản tác dụng đối với việc học và không chính xác do sinh viên thiên vị.
? Kinh tế học giáo dục
? Tỷ lệ giáo dục cao được coi là yếu tố thiết yếu giúp các quốc gia đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao.
? Những phân tích thực nghiệm có xu hướng ủng hộ tiên đoán lý thuyết cho rằng các nước nghèo có thể phát triển nhanh hơn các nước giàu bởi vì nước nghèo có thể áp dụng những công nghệ hàng đầu mà nước giàu đã thử và kiểm tra.
? Tuy vậy, việc chuyển giao công nghệ cần đến những nhà quản lý và những kỹ sư có kiến thức tốt, những người có thể vận hành những máy móc hay tập quán sản xuất mới học được từ những nước đi đầu.
? Do vậy khả năng học tập từ những nước đi trước của một quốc gia là một hàm số của vốn nhân lực mà quốc gia đó đang có.
? Nghiên cứu gần đây về những yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế cho thấy tầm quan trọng của những thể chế kinh tế căn bản, và vai trò của những kỹ năng nhận thức.
Các chủ đề về giáo dục
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục