[GIẢI ĐÁP] Tại sao không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh?

Một trong những tính chất vật lý của không khí là nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Để giải thích tại sao không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh mời các bạn xem lời giải sau đây.

Xét trong cùng một đơn vị thể tích và cùng một điều kiện (ví dụ 1m3) ta có:

Nhiệt độ cao làm cho không khí nở ra, trong một đơn vị thể tích có ít số lượng các phân tử không khí hơn. Ngược lại, khi nhiệt độ thấp, trong một đơn vị thể tích tập trung nhiều số lượng phân tử không khí hơn. Chính điều này làm cho khối lượng không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

Sử dụng công thức Trọng lương riêng:

Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một đơn vị thể tích: d = P/V (trong đó P là trọng lượng, V là thể tích).

Mối tương quan giữa trọng lượng và khối lượng của một vật được xác định bằng công thức: P = 10m ( trong đó P là trọng lượng, m là khối lượng).

Suy ra: Trọng lượng riêng d = 10m/V. Với điều kiện cùng một đơn vị thể tích (V không đổi), khối lượng (m) trong một đơn vị thể tích của không khí nóng nhỏ hơn không khí lạnh nên trọng lượng riêng của không khí nóng nhẹ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao không khí mặt đất lại nóng nhất vào 13h mà không phải 12h

Rate this post