GDP là gì? Nội dung và phương pháp tính Tổng sản phẩm trong nước được quy định như thế nào?


GDP là gì? Nội dung và phương pháp tính Tổng sản phẩm trong nước được quy định như thế nào? – Câu hỏi của chị Thư tại Gia Lai

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là gì?

Căn cứ chỉ tiêu thống kê 0501 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP thì tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

GDP là gì? Nội dung và phương pháp tính Tổng sản phẩm trong nước được quy định như thế nào?

GDP là gì? Nội dung và phương pháp tính Tổng sản phẩm trong nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung tổng quát của Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là gì?

Căn cứ chỉ tiêu thống kê 0501 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP thì nội dung tổng quát của tổng sản phẩm trong nước (GDP) là:

– Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

– Xét dưới góc độ thu nhập: GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.

– Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.

Phương pháp tính GDP là gì?

Căn cứ chỉ tiêu thống kê 0501 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP thì phương pháp tính GDP là:

(1) Theo giá hiện hành: Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành.

– Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế và vùng lãnh thổ cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm. Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

=

Tổng giá trị tăng thêm

theo giá hiện hành

+

Thuế

sản phẩm

Trợ cấp sản phẩm

– Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm: Thu nhập của người lao động từ sản xuất kinh doanh (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư/thu nhập hỗn hợp.

Công thức tính:

Tổng

sản phẩm trong nước

=

Thu nhập của người lao động từ sản xuất

+

Thuế sản xuất

(đã giảm trừ phần trợ cấp sản xuất)

+

Khấu hao TSCĐ

dùng trong sản xuất

+

Thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp

– Phương pháp sử dụng (chi tiêu): Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước

=

Tiêu dùng cuối cùng

+

Tích lũy

tài sản

+

Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

(2) Theo giá so sánh: Có hai phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh.

– Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế và vùng lãnh thổ cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh

=

Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh

+

Thuế sản phẩm theo giá so sánh

Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh

– Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh bằng tổng cộng tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh, tích lũy tài sản theo giá so sánh và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh

=

Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh

+

Tích lũy tài sản theo giá so sánh

Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh

Thời gian công bố GDP là khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Công bố, phổ biến số liệu chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Số liệu GDP được công bố như sau:

a) Số liệu ước tính quý I: Ngày 29 tháng 3 hằng năm;

b) Số liệu ước tính quý II và 6 tháng: sơ bộ quý I: Ngày 29 tháng 6 hằng năm;

c) Số liệu ước tính quý III và 9 tháng: sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 29 tháng 9 hằng năm;

d) Số liệu ước tính quý IV và cả năm; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 29 tháng 12 hằng năm,

d) Số liệu sơ bộ quý IV và cả năm: Ngày 29 tháng 3 năm kể tiếp;

e) Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 29 tháng 9 của năm thứ hai kế tiếp sau năm bảo cáo.

Theo đó, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước GDP được công bố khi:

– Số liệu ước tính quý I: Ngày 29 tháng 3 hằng năm;

– Số liệu ước tính quý II và 6 tháng: sơ bộ quý I: Ngày 29 tháng 6 hằng năm;

– Số liệu ước tính quý III và 9 tháng: sơ bộ quý II và 6 tháng: Ngày 29 tháng 9 hằng năm;

– Số liệu ước tính quý IV và cả năm; sơ bộ quý III và 9 tháng: Ngày 29 tháng 12 hằng năm,

– Số liệu sơ bộ quý IV và cả năm: Ngày 29 tháng 3 năm kể tiếp;

– Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 29 tháng 9 của năm thứ hai kế tiếp sau năm bảo cảo.