GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chân trời sáng tạo – Luật Trẻ Em
Bạn đang xem: GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chân trời sáng tạo
Qua nội dung GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp các em học sinh hiểu rõ khái niệm công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là gì? Ý nghĩa của việc căn cứ xác định công dân. Bài học được LuatTreEm biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em, hi vọng tài liệu giúp ích các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Mời các em cùng theo dõi
– Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
– Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của mỗi nước. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
1.2. Căn cứ xác định công dân nước Việt Nam
Một số căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam:
– Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha mẹ đều là công dân Việt Nam
– Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
– Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai.
– Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
– Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
– Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam
– Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam
– Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.
(Trích Điều 15, 16, 17 Luật Quốc tịch năm 2008)
– Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.1. Khởi động
Em hãy quan sát các bạn dưới dây và đoán xem bạn nào là công dân Việt Nam, bạn nào không phải là công dân Việt Nam? Vì sao?
Phương pháp giải:
Quan sát trực quan kết hợp nghiên cứu hình ảnh và nội dung trả lời câu hỏi
Hướng dẫn giải:
Từ hình ảnh trên em nhận thấy:
– Công dân Việt Nam là các bạn: Hoa, Sùng Nhi.
– Không phải công dân Việt Nam: Nam, Peter, Anna, Jim
2.2. Khám phá
Câu hỏi khám phá 1:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1:
1. Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật của một quốc gia.
2. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (trích Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013).
Thông tin 2:
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch (trích Khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014).
2. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam (trích Khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014).
3. Một số căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam:
– Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha mẹ đều là công dân Việt Nam
– Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
– Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai.
– Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.
– Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
– Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam
– Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam
– Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.
(Trích Điều 15, 16, 17 Luật Quốc tịch năm 2008)
Câu 1
Căn cứ nào để xác định một người là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Phương pháp giải:
Đọc nghiên cứu nội dung, sàng lọc nội dung xác định căn cứ nào để xác định trả lời câu hỏi
Xử lý thông tin
Hướng dẫn giải:
Căn cứ nào để xác định một người nào là công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam (trích Khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Câu 2
Căn cứ nào để xác định một người có quốc tịch Việt Nam?
Phương pháp giải:
Giải quyết vấn đề
Xử lý thông tin
Hướng dẫn giải:
Căn cứ để xác định một người có quốc tịch Việt Nam:
– Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
– Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
– Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
– Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
– Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
– Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
– Người được nhập quốc tịch Việt Nam.
– Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.
– Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
– Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
– Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
– Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Câu hỏi khám phá 2:
Em hãy quan sát hình ảnh sau để xác định thông tin trong giấy tờ nào cho biết đó là Công dân nước CHXHCN Việt Nam. 2. Tìm hiểu các Điều 15, 16, 17, 18, 35 và 37 của Luật Quốc tịch 008, sửa đổi, bổ sung 2014 và xác định các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam của các bạn dưới đây.
Câu 1
Em hãy quan sát hình ảnh sau để xác định thông tin trong giấy tờ nào cho biết đó là Công dân nước CHXHCN Việt Nam.
Hình ảnh: (trang 36)
Phương pháp giải:
Trực quan
Xử lí thông tin
Hướng dẫn giải:
Các thông tin trong giấy tờ cho biết đó là công dân nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
– Giấy khai sinh
– Giấy CMND
– Căn cước công dân
Câu 2
Tìm hiểu các Điều 15, 16, 17, 18, 35 và 37 của Luật Quốc tịch 008, sửa đổi, bổ sung 2014 và xác định các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam của các bạn dưới đây:
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh nghiên cứu nội dung thông tin của các nhân vật trong ảnh, kết hợp với kiến thức về căn cứ xác định công dân để trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn giải:
Từ các điều 15, 16, 17, 18, 35 và 37 của luật Quốc tịch 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 và các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam:
1. Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
2. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
3. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.
4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai.
7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam.
8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.
9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Luyện tập
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Nêu được khái niệm công dân, căn cú xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Hiểu được các điều kiện để xác định quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 9 Chân trời sáng tạo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Luật Quốc tịch Việt Nam được sửa đổi vào ngày?
-
A.
24/06/2015
-
B.
24/06/2014
-
C.
24/05/2014
-
D.
24/05/2015
-
-
Câu 2:
Quyền của công dân không bao gồm?
-
A.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
-
B.
Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
-
C.
Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe
-
D.
Tự do đi lại, cư trú
-
-
Câu 3:
Các hành vi nghiêm cấm vi phạm Luật Quốc tịch là?
-
A.
Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch
-
B.
Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam
-
C.
Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam
-
D.
Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 9 Chân trời sáng tạo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 37,38 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 2 trang 38 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 1 trang 38 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 2 trang 38 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 37 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 trang 37 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 38 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 38 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 39 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 6 trang 40 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài 7 trang 41 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Hỏi đáp Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Đăng bởi: Blog LuatTreEm
Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6