GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em Chân trời sáng tạo – Trường Tiểu học Thủ Lệ

Bạn đang xem: GDCD 6 Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em Chân trời sáng tạo

Nhằm mục đích giáo dục các em học sinh về những quyền lợi cơ bản của trẻ em. Trường Tiểu học Thủ Lệ biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em môn GDCD lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững ý nghĩa và nội dung của bài học: Hiểu được những quyền lợi cơ bản của trẻ em. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo.

 

– Quyền trẻ em là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ

– Quyền trẻ em là cơ sở pháp lí để bảo vệ trẻ em, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện.

1.2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989

– Theo Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời năm 1989, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản: nhóm quyền sống còn; nhóm quyền bảo vệ; nhóm quyền phát triển; nhóm quyền tham gia.

1.3. Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em

– Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm

– Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác.

– Trẻ em phải thực hiện tốt bổn phận của mình, tôn trọng quyền của trẻ em như: hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lao động tốt, yêu đồng bào, yêu đất nước,…

2.1. Khởi động

Em hãy lắng nghe bài hát Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (Lời thơ: Phùng Ngọc Hùng, phổ nhạc: Lê Mây) và trả lời câu hỏi.

Từ bài hát, em rút ra được thông điệp gì về quyền trẻ em?

Phương pháp giải:

Lắng nghe nội dung lời bài hát, phân tích ý nghĩa và rút ra những nội dung chính.

Hướng dẫn giải:

Từ bài hát, em rút ra được thông điệp về quyền trẻ em: trẻ em của ngày hôm nay sau này sẽ là mầm non tương lai cho đất nước, có thể xây dựng lại đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. Vì vậy trẻ em ngoài được hưởng các quyền thì trẻ em còn có nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả, gánh vác trọng trách lớn để thay đổi vận mệnh của đất nước.

2.2. Khám phá

Câu hỏi khám phá 1:

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi cưu mang trẻ nhiễm chất độc màu da cam, trẻ bị bỏ rơi, với đủ mọi lứa tuổi. Có khoảng 2/3 số trẻ bị bố mẹ bỏ rơi từ lúc nhỏ. Giờ đây, trong lòng các em không còn chỗ của hận thù mà chỉ tràn ngập tình thương yêu nhờ sự quan tâm, chăm sóc của các em “mẹ” trong làng. Một số em đã vượt lên số phận và thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng như Đại học sư phạm, Đại học Kiến trúc thành phố HCM…

1. Hoạt động của làng Hòa Bình đã thực hiện quyền nào của trẻ em?

2. Hoạt động trên có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung thông tin và rút ra nội dung chính của vấn đề, trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

1. Hoạt động của làng Hòa Bình đã thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ của trẻ em. 

2. Hoạt động trên có ý nghĩa: thể hiện lòng yêu thương của cộng đồng dành cho trẻ em, nhờ tình yêu thương của các mẹ trong làng trẻ đã bù đắp lại những đau thương, mất mát mà trẻ em phải gánh chịu. Những đứa trẻ được cưu mang tại làng trẻ coi làng là gia đình, là ngôi nhà thân yêu của chúng, nơi đã sưởi ấm trái tim chúng như cha mẹ ruột thịt.

Câu hỏi khám phá 2:

Câu 1

Em hãy quan sát các bức tranh sau đề xác định các hành vi đúng và chưa đúng trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Phương pháp giải:

Quan sát tranh kết hợp nghiên cứu trực quan phân tích các hành vi trong bức tranh và kết hợp kiến thức bản thân rút ra câu trả lời

Hướng dẫn giải:

– Hành vi đúng: 1, 3, 4

– Hành vi chưa đúng: 2

Câu 2

Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin: 

Trích khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Trích khoản 3, 5, 6 Điều 47 Luật trẻ em năm 2016

3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

5. Bố mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

6. Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trích Khoản 1 Điều 51 Luật trẻ em năm 2016

1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc bột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

Điều 105 Luật trẻ em năm 2016

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

1. Theo quy định của pháp luật, những chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em?

2. Hãy kể ra một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em.

3. Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lí như thế nào?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung thông tin trên, phân tích, kết hợp kiến thức bản thân giải quyết vấn đề rút ra nội dung câu trả lời

Hướng dẫn giải:

1. Theo quy định của pháp luật, những chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em gồm: cơ qua, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em.

2. Một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em:

– Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

– Tạo điều kiện cho các em được đến trường; mở viện mồ côi; ưu tiên khám chữa bệnh cho trẻ em

3. Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
+ Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em
+ Nêu được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 11 Chân trời sáng tạo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua hình thức nào sau đây ?

    • A.

      Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện;

    • B.

      Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật

    • C.

      Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hộivà các hình thức thông tin khác

    • D.

      Cả ba phương án trên

  • Câu 2:

    Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các hình thức nào sau đây ?

    • A.

      Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em

    • B.

      Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật; 

    • C.

      Tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em

    • D.

      Cả ba phương án trên

  • Câu 3:

    Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các hình thức nào ?

    • A.

      Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện

    • B.

      Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em

    • C.

      Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật

    • D.

      Cả ba phương án trên

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 11 Chân trời sáng tạo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1a trang 46 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1b trang 47 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 2 trang 47 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 47 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 2 trang 47 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 45 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 trang 45 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 trang 45 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 4 trang 46 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 5 trang 47 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 6 trang 48 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 7 trang 48 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Hỏi đáp Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6