GDCD 11 – Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I.  Kiến thức trọng tâm

1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước

a. Nguồn gốc của nhà nước.

Nhà nước ra đời khi:

·                    
Xuất hiện chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất

·                    
Xã hội phân hóa thành
các giai cấp

·                    
Mâu thuẫn giữa các giai
cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được.

b. Bản chất nhà nước

·                    
Nhà nước là bộ máy dùng
để duy trì sự thống trị của các giai cấp này đối với giai cấp khác

·                    
Nhà nước là bộ máy cưỡng
chế và đàn án đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.

=>Xét về mặt bản chất, nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp
thống trị.

2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa

Nhà nước pháp quyền có 2
đặc điểm:

·                    
Nhà nước quản
lí mọi mặt đời sống XH bằng pháp luật

·                    
Mọi tô chức, cá nhân trong XH phải sống và
làm việc theo pháp luật.

b. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

·                    
Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản
lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng  pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo.

c. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, bao hàm cả tính nhân dân và tính dân
tộc

·                    
Tính
nhân dân

o                 
Nhà nước của dân, do dân
lập nên và nhân dân tham gia quản lí

o                 
Nhà nước thể hiện ý chí,
lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

o                 
Nhà nước là công cụ chủ
yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

·                    
Tính
dân tộc

o                 
Kế thừa và phát huy
những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.

o                 
Có chính sách dân tộc
đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam

o                 
Thực hiện đại đoàn kết
dân tộc.

d. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.

·                    
Chức năng đảm bảo an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

·                    
Chức năng tổ chức và xây
dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công
dân.

II. Giải thích

Câu 1: Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống
trị? Cho ví dụ minh họa?

Trả
lời
: Nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp
thống trị là vì:

Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị
của giai cấp này đối với giai cấp khác. Cụ thể đó là sự thống trị về kinh tế,
chính trị và tư tưởng.

Để thể hiện sự thống trị của mình, giai cấp
thống trị phải tổ chức và sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực kinh tế, chính
trị và tư tưởng của mình đối với toàn xã hội…

Bên cạnh đó, nhà nước còn là bộ máy trấn áp đặc
biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Các lực lượng đó chính là quân
đội, lực lượng vũ trang…nhằm bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình, giai
cấp thống trị sử dụng những lực lượng đặc biệt này để đàn áp sự kháng cự của
các giai cấp bị thống trị.

Ví dụ: Luật giao thông quy định, người đi xe máy
khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Nếu không thực hiện đúng sẽ bị
cảnh sát giao thông cưỡng chế và có phương án xử phạt đúng theo quy định.

Câu 2: Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức
năng nào là cơ bản nhất? Tại sao?

Trả lời:

Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có hai chức năng cơ bản, đó là:

+
Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

+
Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và
lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong hai chức năng trên, chức năng nào cũng đóng vai trò
quan trọng. Tuy nhiên, chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các
quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân là quan trọng nhất.

Bởi vì, từ thực tế ai cũng nhận thấy rằng:
Khi đất nước đã vào thời bình, việc quan trọng nhất của nhà nước đó chính là
làm êm dân, làm cho dân đồng lòng, thống nhất. Vậy muốn “lấy lòng dân” thì phải
đảm bảo được quyền sống tốt nhất cho nhân dân. Từ đó, nhân dân mới thán phục và
đi theo sự hướng dẫn, lãnh đạo của cấp trên. Khi dân đồng lòng sẽ tạo nên sức
mạnh để xây dựng và bảo vệ đất nước.