Full câu hỏi tình huống pháp luật đại cương (4đ) part 3


05:12:11 13-07-2020

Các tài liệu như này anh em sẽ không bao giờ có thể tìm thấy ở ngoài cổng trường hay bất kỳ quán photo nào cả.
Trong bài viết này chỉ có 1 phần nhỏ, để xem phần tiếp theo, anh em có thể tham gia group 
“Góc ôn thi NUCE – Thi không qua, xoá group!”

(Ảnh group)

>> Part 2 xem tại đây: 

Đây là tập được biên soạn theo đề 2018, mình không dám chắc nó trúng 100% trong đề 2020, nhưng để tham khảo thì khá là OKE.

Câu 16:

>> Part 2 xem tại đây: https://onthisinhvien.com/tin-tuc/full-cau-hoi-tinh-huong-phap-luat-dai-cuong-4d-part-2

Ông An và ông Bình vốn là bạn tri kỷ ở cùng xóm. Hôm đó, An thấy buồn nên sang nhà Bình rủ Bình có rượu thì mang ra uống. Bình đùa An, chỉ lên cây xoài cao trước sân nhà mình thách: nếu ông An trèo lên cây xoài, lấy được tổ ong bò vẽ ở trên đó thì ông Bình sẽ thưởng cho ông A 2 lit rượu. Sau một hồi cò kè, phần thưởng được tăng lên thành 5 lít rượu. Ông Am sốt sắng đi tìm thang để trèo lên cây, còn ông cũng cầm can đi mua rượu. Trèo đến gần tổ ong, ông A dùng sào chọc vào tổ ong. Ong bay ra, vây lấy ông An đốt. Ông An tối tăm mặt mũi kêu cứu. Hàng xóm chạy sang vội đưa ông đi bệnh bệnh viện nhưng khi đến bệnh viện, ông An chết vì trúng độc. Vợ con ông An sang bắt đền, buộc ông Bình phải bồi thường.
a,Ong bò vẽ có phải là nguồn nguy hiểm cao độ không?
b, Ông Bình vừa là chủ sở hữu cây xoài, là người thách ông An trèo lên cây lấy tổ ong, ông Bình có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông An?

Trả lời:
a,Ong bò vẽ có phải là nguồn nguy hiểm cao độ không?
Theo Điều 623 BLDS 2005, ong bò vẽ dù không phải là thú dữ nhưng do tính chất tự nhiên, hoang dã và nguy hiểm của chúng, có thể coi là các loại nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
b, Ông Bình vừa là chủ sở hữu cây xoài, là người thách ông An trèo lên cây lấy tổ ong, ông Bình có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông An?
Ông An là người có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Đáng lẽ ra ông An phải nhận thức được việc trèo lên cây lấy tổ ong là nguy hiểm, và nếu cần thì phải tìm biện pháp an toàn hơn cho mình. Ông Bình chỉ thách đố chơi nhưng ông An đã tự trèo cây và tự gây thiệt hại cho mình. Vì vậy, ông Bình không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, theo Điều 617 BLDS 2005, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, vì vậy, người bị thiệt hại phải tự chịu. Ông Bình là chủ sở hữu cây xoài nhưng không phải chịu trách nhiệm.

Câu 17:

Hai thanh niên là Nam và Minh vào trung tâm thương mại X chơi, vừa đi xem quầy hàng, vừa ăn bánh ngọt. An là nhân viên bảo vệ nhắc nhở nội quy của trung tâm thương mại là khách không được ăn uống trong các quầy hàng. Nam và Minh lờ đi, vẫn điềm nhiên ăn tiếp. An nói với Bình là một nhân viên bảo vệ khác. An và Bình xông tới, dùng còng tay để còng tay Nam và Mình, vừa đánh vừa hô trộm để khách hàng khác tưởng Nam và Minh trộm cắp hàng hóa. Nam và Minh bị giữ lại đến tối mới được thả về, sau khi phải xin lỗi, lạy lục, van xin An và Bình nhiều lần. Do bị đánh, Nam và Minh đều bị thương tích ở mặt và người. Riêng Nam do vết thương khá nặng, Nam phải nghỉ việc, điều trị ở bệnh viện nhiều ngày. Sau đó, Nam và Minh đã tố cáo nhân viên bảo vệ của trung tâm đến các cơ quan chức năng và yêu cầu được bồi thường.
a, Hành vi của An và Bình đúng hay sai?
b, Ai phải bồi thường thiệt hại cho Nam, Minh?
Trả lời:

a, Hành vi của An và Bình đúng hay sai?
Việc An, Bình còng tay Nam, Minh đánh, sau đó lại giữ Nam, Minh trong trung tâm nhiều giờ liền là trái pháp luật. Bảo vệ trung tâm thương mại không phải là người có thẩm quyền còng tay hay đánh người, giữ người.
b, Ai phải bồi thường thiệt hại cho Nam, Minh?
Nam, Minh là nhân viên của trung tâm thương mại, gây thiệt hại khi đang thực hiện công việc được giao. Vì vậy, theo Điều 618, bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, trung tâm phải bồi thường thiệt hại cho Nam, Minh. Sau khi đã bồi thường cho Nam, Minh, trung tâm có quyền yêu cầu An, Bình phải hoàn trả một khoản tiền bồi thường thiệt hại.
c,Xác định thiệt hại gây ra cho Nam và Minh?
Hành vi của An, Bình – bảo vệ trung tâm thương mại đã gây ra thiệt hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của Nam và Minh. Vì vậy, trung tâm phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ theo Điều 609 BLDS 2005 và thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm theo Điều 611 BLDS 2005

Câu 18:

Trường Trung học cơ sở X tổ chức cho các em thiếu nhi lớp 7 đi thăm quan và cắm trại tại Ao Vua. Hùng (12 tuổi) cố tình trêu đùa, đã đẩy Nga – một bạn gái cùng lớp ngã xuống suối , không ngờ đầu Nga đập vào đá dẫn đến trấn thương não. Nga phải đi cấp cứu và nằm điều trị trong bệnh viện nhiều ngày. Bố mẹ Nga đã làm đơn kiện Hùng ra tòa. Bố mẹ Hùng cho rằng nhà trường cũng phải có trách nhiệm.

Trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Trả lời
Theo Điều 621 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác quản lý, người dưới mười lăm tuổi trong trường hợp học tại trường mà gây thiệt hại thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Trong trường hợp trên, Hùng gây thiệt hại trong thời gian thuộc sự quản lý của nhà trường, vì trường tổ chức cho các cháu đi tham quan, vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về trường trung học cơ sở X. Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý (ví dụ Hùng đã không chấp hành quy định chung, trốn thầy cô ra suối chơi, rồi gây thiệt hại cho Nga) thì bố mẹ Hùng phải bồi thường.

Câu 19:

An có một chiếc xe 4 chỗ, chuyên làm dịch vụ chở khách hoặc cho thuê xe tự lái. Bình – một người bạn, mượn xe A để đưa gia đình về quê ăn cưới. Từ quê lên, do uống rượu say, Bình đã đâm xe vào giải phân cách giữa đường quốc lộ, xe bật ra theo quán tính đã đâm vào Tiến đang đi xe máy, dẫn đến Tiến bị thương nặng, đưa vào viện cấp cứu được 1 ngày thì Tiến chết, xe máy bị hủy hoại hoàn toàn. Gia cảnh Tiến rất khó khăn khi Tiến là trụ cột gia đình, còn bố mẹ già đau yếu sông nương tựa vào anh; vợ đang mang thai 6 tháng; xe ô tô của An bị hư hỏng nặng. Xe hỏng khiến An không thể chở khách được.
a,Xác định thiệt hại do hành vi trái pháp luật của Bình gây ra
b An là người cho Bình mượn xe có phải chịu trách nhiệm gì không?

Trả lời
a,Xác định thiệt hại do hành vi trái pháp luật của Bình gây ra
Đối với An: Bình đã gây thiệt hại về tài sản cho An. Theo quy định của Điều 608 BLDS 2005, thiệt hại về tài sản bao gồm: Tài sản bị mất; tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. Trong trường hợp này, hành vi trái pháp luật của Bình dẫn đến xe ô tô của An bị hư hỏng nặng; xe hỏng khiến cho An không thể chở khách hoặc cho thuê được. Vì vậy, Bình phải bổi thường cho An những khoản sau:
+ Các chi phí để sửa chữa xe nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu; chi phí khác để hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại;
+ Giá trị của chiếc xe bị giảm sút sau khi sửa chữa hư hỏng;
+ Thu nhập An bị mất do không khai thác được chiếc xe trong thời gian chờ sửa chữa
Đối với Tiến: Bình đã gây thiệt hại về tài sản và tính mạng cho Tiến.
Đối với thiệt hại về tài sản: Do chiếc xe máy của Tiến bị hư hỏng hoàn toàn, Tiến phải bồi thường giá trị của chiếc xe theo thời giá thị trường;
Đối với thiệt hại về tính mạng của Tiến: Theo Điều 610 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, xét nghiệm, truyền máu…
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, thuê xe tang, các khoản chi phí cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân…
+ Khoản tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Trong vụ việc trên, Tiến đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bố mẹ già yếu, sống nương tựa vào anh và đứa con mà vợ anh đang mang thai. Theo quy định của khoản 2 Điều 612 BLDS 2005 về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm, Bình có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho bố mẹ Tiến kể từ thời điểm tính mạng Tiến bị xâm phạm cho đến khi bố mẹ Tiến chết. Đối với con của Tiến, nếu còn sống sau khi sinh ra sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần: Theo quy định của Điều 610 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con của người bị thiệt hại. Mức bồi thường do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết việc bồi thường.

b, An là người cho Bình mượn xe có phải chịu trách nhiệm gì không?
Nếu An biết Bình không có bằng lái nhưng vẫn cho Bình mượn xe thì An cũng có một phần lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với một phần thiệt hại;
Nếu Bình có bằng lái, xe của An bảo đảm đủ điều kiện về an toàn để lưu hành thì An hoàn toàn không có lỗi đối với thiệt hại do Bình gây ra. Bình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Câu 20:

An là lái xe làm hợp đồng cho Công ty vận tải Z. Một lần khi đang lái xe chở hàng xuống cầu, xe của An đột ngột hỏng phanh. An đã cố gắng để kìm tốc độ của xe nhưng kết quả xe của A đâm liên tiếp theo phản ứng dây chuyền 4 chiếc xe đi trước, khiến các xe này bị hư hỏng.
a, Thiệt hại do An hay tự chiếc xe gây ra?
b,Ai có trách nhiệm bồi thường?
c, Những trường hợp nào chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?

Trả lời:
a, Thiệt hại do An hay tự chiếc xe gây ra?
Trong tình huống này, thiệt hại do tự bản thân hoạt động của chiếc xe gây ra. An không có lỗi trong việc điều khiển vì tình huống quá bất ngờ, nằm ngoài sự kiểm soát của An. Theo Điều 623 BLDS 2005, xe ô tô là phương tiện giao thông vận tải cơ giới – là nguồn nguy hiểm cao độ. Trong trường hợp này, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
b,Ai có trách nhiệm bồi thường?
Theo Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp trên, An là người đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nhiệm vụ do Công ty Z giao cho. Công ty Z vẫn đang nắm giữ, quản lý, khai thác, hưởng công dụng, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ, vì vậy, không phải An là người được chuyển giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để khai thác, hưởng lợi. Vì vậy, Công ty Z là chủ sở hữu chiếc xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
c, Những trường hợp nào chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
+ Trường hợp chủ sở hữu đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng, khai thác, như cho thuê, cho mượn, bán trả góp nhưng trong thời gian người mua chưa trả hết tiền…;
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại như người bị thiệt hại cố ý lao vào xe để tự tử…
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết;
+ Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà chủ sở hữu không có lỗi khi nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật

Câu 21:

Phong là chủ cửa hiệu sửa chữa xe máy; Quỳnh – 16 tuổi là thợ đang học việc. Một lần, sau khi được Phong giao thay dây ga cho chiếc xe máy của khách, Quỳnh thử ga thấy xe nổ tốt. Chợt nhớ phải đi mua bình ác quy mới do người chú họ nhờ, Quỳnh tiện thể nổ máy đi luôn, vì biết khách hẹn chiều mới đến lấy xe. Vì vội vàng, phóng nhanh, Quỳnh đã tông xe vào Kiên một người đi xe máy khác, làm người này bị thương phải đi cấp cứu bệnh viện; xe máy của họ và xe máy Quỳnh đang điều khiển đều bị hư hỏng.
a,Ai phải bồi thường thiệt hại cho Kiên?
b, Ai phải bồi thường thiệt hại chiếc xe máy của khách mà Quỳnh làm hư hỏng?

Trả lời:
a,Ai phải bồi thường thiệt hại cho Kiên?

Quỳnh là người gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ cho Kiên. Thiệt hại Quỳnh gây ra cho Kiên không phải khi đang thực hiện công việc được giao. Vì vậy, Quỳnh phải tự bồi thường thiệt hại về sức khoẻ và tài sản cho Kiên.
b, Ai phải bồi thường thiệt hại chiếc xe máy của khách mà Quỳnh làm hư hỏng?
Chiếc xe máy do khách giao cho cửa hàng của Phong sửa chữa, vì vậy, Phong có nghĩa vụ trông giữ, bao quản. Việc Quỳnh – thợ học việc của Phong làm hư hỏng xe, Phong phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo Điều 622 BLDS 2005 – Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp này, Quỳnh cũng có lỗi đã tự ý lấy xe đi (Quỳnh mới 16 tuổi nên chưa có bằng lái) và không làm chủ được tốc độ gây thiệt hại cho Kiên, vì vậy, Quỳnh phải hoàn trả cho Phong một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Vì Quỳnh 16 tuổi nên nếu Quỳnh không có đủ tài sản để bồi thường, Phòng có thể yêu cầu người đại diện của Quỳnh (bố mẹ hoặc người giám hộ) bồi thường phần còn thiếu theo Điều 606 BLDS 2005.

Câu 22:

Công an huyện H bắt quả tang một ổ đánh bạc tại nhà An. Khi thấy hô công an đến, mọi người trong nhà bỏ chạy toán loạn, Tiến hốt hoảng cũng chạy theo. Công an đã dùng dùi cui đánh, gây thương tích cho Tiến và một số người khác, sau đó bắt 12 người, trong đó có Tiến đưa lên công an huyện. T bị tạm giữ 2 ngày, bị thu giữ 1 điện thoại di động và 8 triệu đồng. Qua điều tra, công an xác định Tiến là người họ hàng, làm nghề lái xe, đến nhà An trả tiền vay, nên đã huỷ quyết định tạm giữ đối với Tiến.

a, Tiến có được bồi thường thiệt hại không?
b, Cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tiến?
c, Tiến được bồi thường những thiệt hại nào?

Trả lời
a, Tiến có được bồi thường thiệt hại không?
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, “Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật” thuộc trường hợp được bồi thường thiệt hại.

b, Cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tiến?
Công an huyện là cơ quan đã ra lệnh tạm giữ Tiến có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tiến theo Điều 10 Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội Về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

c, Tiến được bồi thường những thiệt hại nào?
Trong vụ việc trên, Tiến được bồi thường các thiệt hại sau:
+ Thiệt hại về sức khoẻ do Tiến bị đánh, gây thương tích;
+ Thiệt hại về tài sản: Tiến có quyền yêu cầu được trả lại tài sản đã bị thu giữ gồm điện thoại và 8 triệu đồng.
+ Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất trong thời gian bị tạm giữ, trong thời gian nghỉ để điều trị thiệt hại về sức khoẻ.

Câu 23:

An là lái xe, do một lần uống rượu say, không làm chủ được tay lái đã gây thiệt hại đến tính mạng anh Khánh. An đã bồi thường các chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại cũng như một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho thân nhân người thiệt mạng. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, còn khoản tiền cấp dưỡng cho 2 đứa con chưa thành niên của anh Bình (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi) An thoả thuận với chị Bình – vợ anh Kiên sẽ cấp dưỡng theo định kỳ mỗi năm 10 triệu đồng. Một năm sau, An bị bệnh mất.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của An đối với 2 đứa con chưa thành niên của anh Bình có chấm dứt không khi An chết?

Trả lời
Bồi thường thiệt hại, trong đó có bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản của người có hành vi xâm phạm tính mạng. Nhằm tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người gây thiệt hại có điều kiện thực hiện nghĩa vụ bồi thường, các bên có thể thoả thuận phương thức bồi thường toàn bộ một lần hoặc theo định kỳ. Trong trường hợp này, An thoả thuận với chị Bình sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ, nhưng mới được 1 năm thì An mất. Thông thường, theo Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản do An để lại, không phải là một nghĩa vụ nhân thân. Vì vậy, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng không chấm dứt khi An chết. Chị Bình có quyền yêu cầu những người thừa kế của A thanh toán nghĩa vụ này trong khối di sản thừa kế do An để lại.
Khoản tiền cấp dưỡng được tính cho đến khi các con của Kiên tròn 18 tuổi, trừ khi từ đủ 15 tuổi, chúng đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân.

Câu 24:

An bán cho Bình 5 cây bạch đàn. Bình đã trả tiền và theo thoả thuận, Bình sẽ tự chặt chuyên chở. Bình thuê Nam và Minh chặt cây mang về xưởng cho mình. Đang chặt dở đến cây thứ 4, Nam và Minh mệt nên nghỉ. Không ngờ gió to, cây đổ làm sạt mái nhà bà Cường ở cạnh đó. Bà Cường bắt đền An phải bồi thường cho mình. An cho rằng Nam, Minh phải chịu trách nhiệm.
 Trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?
Trả lời:

An bán cây cho Bình, theo thoả thuận, Bình đã trả tiền và sẽ tự chặt cây mang đi, vì vậy, Bình đã trở thành chủ sở hữu của 5 cây bạch đàn đó. Theo Điều 626 BLDS 2005, Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Vì vậy, Bình có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do cây đổ gây thiệt hại cho bà Cường.
– Nam, Minh có phải chịu trách nhiệm gì không?
Nam, Minh là người được Bình thuê chặt cây và mang cây về xưởng, vì vậy, Nam, Minh là người làm công của Bình. Theo Điều 622 BLDS 2005, người thuê người làm công “có quyền yêu cầu người làm công có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp này, Nam, Minh có lỗi bất cẩn, gây ra thiệt hại. Vì vậy, Nam, Minh phải liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền bồi thường cho Bình.

Câu 25:

Hợp tác X có một khu nhà kho cũ, có tường rào xây bằng gạch bao quanh. Hợp tác xã cho anh Tài thuê để làm xưởng sản xuất nông cụ với thời hạn 5 năm. Một hôm, bức tường rào đột nhiên đổ sập, gây thiệt hại cho 2 cháu An và Bình khi đang chơi bên ngoài tường rào. Cơ quan điều tra tìm ra nguyên nhân bức tường xây đã lâu, chất lượng kém, chỉ xây bằng vôi và cát mà không có xi măng, tường xây cao 2 m lại không có móng.
Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho 2 cháu An và Bình?
Trả lời: 

Theo Điều 627 BLDS 2005, “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”. Trong trường hợp này, Hợp tác xã X là chủ sở hữu công trình xây dựng, nhưng hiện tại đang cho anh Tài thuê, quản lý, sử dụng. Vì vậy, theo Điều 627 BLDS 2005, anh Tài có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bức tường đổ gây thiệt hại.