FMCG là gì? Xu hướng kinh doanh trong ngành tiêu dùng Việt Nam hiện nay – GoSELL
Chia sẻ kinh nghiệm
13 December, 2022
FMCG là một khái niệm đã quá quen thuộc với những ai đang kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ với ưu thế nổi trội của mình. Không những tại Việt Nam, FMCG còn đang tăng trưởng rất nhanh và có những bước chuyển mình rất lớn trên toàn cầu trong vài năm trở lại đây. Vậy FMCG là gì? Xu hướng và cơ hội kinh doanh trong ngành tiêu dùng Việt ngày nay như thế nào? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) – thuật ngữ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, là những sản phẩm tiêu dùng cần được tiêu thụ nhanh chóng, có thời hạn sử dụng ngắn và khó bảo quản.
Các sản phẩm FMCG dễ hỏng và có nhu cầu cao nên thường được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn. Ví dụ về những hàng hóa này bao gồm thực phẩm chế biến, nướng, đông lạnh và tươi sống, đồ uống và bánh kẹo, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc không kê đơn,…
Đây là một ngành phát triển trong môi trường cạnh tranh vô cùng lớn, bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn thay thế và lựa chọn khác nhau cho người tiêu dùng. Do đó, tỷ lệ doanh thu của ngành này khá cao, vì có thể sản xuất với số lượng lớn và lượng mua hàng cũng cao không kém.
Sau khi đã hiểu rõ FMCG là gì, chúng ta sẽ đi sâu vào đặc điểm của nó. Có một số đặc điểm chính để xác định các sản phẩm FMCG và phân biệt chúng với các loại sản phẩm khác.
Các sản phẩm FMCG thường được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào ngành mà chúng được bán. Các sản phẩm này bao gồm:
Thực phẩm và đồ uống thường thuộc danh mục FMCG do tuổi thọ ngắn và tỷ lệ doanh thu cao, bao gồm:
Các sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng có thể được phân loại là hàng tiêu dùng nhanh vì hầu hết người tiêu dùng đều cần chúng thường xuyên, thường được mua với giá rẻ và không được sản xuất để sử dụng lâu dài.
Chúng bao gồm kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc, son môi, mỹ phẩm, chất khử mùi, xà phòng tắm, sản phẩm chăm sóc răng miệng,…
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng được phân loại là FMCG vì chúng thường có nhu cầu cao, không được sản xuất để tồn tại lâu dài và được phân phối rất rộng rãi.
Chúng bao gồm các sản phẩm như băng dán, ống tiêm, bao cao su, Aspirin, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác có thể mua mà không cần đơn.
Các sản phẩm được sử dụng cho mục đích gia đình cũng thuộc loại này vì chúng thường là hàng tiêu chuẩn hóa, độ bền thấp, được phân phối rộng rãi và bán với đơn giá thấp.
Chúng bao gồm các sản phẩm tẩy rửa, khăn lau bếp, giấy vệ sinh, thuốc tẩy, khăn lau bụi,…
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng thông qua báo cáo doanh thu của các nhà bán lẻ. Sau đây, hãy cùng GoSELL tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn mặt hàng tiêu dùng cũng ngày càng khắt khe hơn. Hàng loạt những mặt hàng FMCG đang được lưu thông trên thị trường khiến cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Bên cạnh nhu cầu thực tế, họ cũng coi trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như một số yếu tố khác. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho sự cạnh tranh trong ngành FMCG ngày càng gia tăng. Với sự đổi mới này, các chủ kinh doanh FMCG cần lên cho mình phương án điều chỉnh, phù hợp với thị yếu và nhu cầu của người dùng.
Với sự hấp dẫn của đa dạng mặt hàng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của mua sắm online đã khiến cho sức mua của con người ngày càng gia tăng. Đặc biệt trong và sau thời kỳ đại dịch, xu hướng mua hàng trực tuyến dần thay thế cho việc kinh doanh truyền thống ở một số ngành hàng.
Xu hướng này diễn ra trên toàn cầu, vì nó mang lại cho người tiêu dùng những tiện ích tốt nhất, sự tiện lợi và nhanh chóng, giá thành tốt. Điều này là yếu tố quan trọng và quyết định trong xu hướng đổi mới kinh doanh của ngành FMCG, nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của ngành.
Xu hướng tiêu dùng hiện nay có nhiều sự thay đổi, đặc biệt con người ngày càng chú trọng đến sức khỏe của mình và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng đang tăng cao.
Sự thay đổi khí hậu thất thường cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của một số loại bệnh như sốt xuất huyết, cúm gà, đậu mùa,… Do đó, các mặt hàng FMCG về sức khỏe có sự tăng trưởng và tiêu thụ mạnh hơn trong các khoảng thời gian này.
FMCG là ngành hàng có lượng sản phẩm đa dạng mẫu mã, thương hiệu,… Do đó, cần phải có cách quản lý khoa học, chính xác từng mặt hàng, mã sản phẩm. Với giải pháp quản lý bằng công nghệ như GoPOS sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho chủ kinh doanh.
Với những tính năng đặc biệt, phần mềm quản lý bán hàng GoPOS sẽ hỗ trợ chủ kinh doanh một cách hiệu quả trong quá trình vận hành và tăng doanh thu nhanh chóng.
Nếu như trước kia bạn vẫn đang loay hoay trong việc quản lý nhân viên, khởi tạo đơn hàng cho khách, hay theo dõi quá trình giao hàng, thì nay với GoPOS bạn có thể thực hiện quản lý mọi việc tại một hay nhiều chi nhánh cùng lúc chỉ trên một giao diện duy nhất.
Với phần mềm quản lý bán hàng GoPOS, quản lý hàng tồn kho cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể dễ dàng quản lý chính xác hàng hóa, hàng tồn kho chi tiết đến từng mẫu mã, kích thước, số lượng, loại hàng,… tra cứu và kiểm hàng nhanh chóng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn có thể lấy thông tin khách hàng trong lúc bán hàng để lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, Remarketing và bắt đầu xây dựng tệp khách hàng trung thành. Đồng thời, chuyển đổi khách hàng từ Offline sang Online ở các kênh Website, App bán hàng, Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, GoMUA, nhằm tạo ra hệ sinh thái cho doanh nghiệp đa kênh toàn diện.
Kết luận