Entity là gì? Tại sao Entity là xu hướng SEO trong 2023

Hướng dẫn triển khai Entity chi tiết

1.Xây dựng thương hiệu bằng social

Bước 1: Dựa vào 2 chỉ số chính là DA và PA để tìm kiếm và tổng hợp các trang social có tỷ lệ index cao.

Bước 2: Xác định tên thương hiệu và định vị nó ngay ở phần tiêu đề

Bước 3: Bạn cần thiết lập một bảng thông tin bao gồm các nội dung chính sau đây:

  • Full name: Tên thương hiệu (ví dụ tên thương hiệu của chúng tôi là: GTV SEO Academy)
  • First name: Tên bắt đầu của thương hiệu (GTV SEO)
  • Last name: Tên kết thúc của một thương hiệu (GTV SEO)
  • Bio: Mô tả chủ đề của một thương hiệu nhất định (GTV SEO – Top #1 SEO & Inbound Marketing Agency uy tín nhất tại Việt Nam thúc đẩy lượng truy cập và tăng trưởng doanh thu cho hơn 100+ doanh nghiệp. Tại GTV SEO, thành công của bạn là những gì mà chúng tôi hướng đến.)
  • Username: Ví dụ như gtvseo
  • Phone: sử dụng số điện thoại mà bạn đã khai báo trên Google Map cho website của mình.
  • Address: Cũng đồng bộ hóa với thông tin mà bạn đã khai báo trên Google Map.
  • Giới tính:
  • Ngày sinh:
  • Website: tên miền của website bạn
  • Email: Email doanh nghiệp
  • Logo: Logo hình ảnh thương hiệu có kích thước chung là 500×500 (đầy đủ các file ảnh bao gồm jpg, png, pdf vì có mỗi social lại yêu cầu một định dạng ảnh không giống nhau)
  • Background: Hình ảnh có kích thước 1200×800, định dạng jpg.
  • Tags: Dựa vào tên thương hiệu của bạn hoặc từ khóa chính phục vụ cho website hì bạn liệt kê ra khoảng 5 – 10 thẻ tag

Bước 4: Sau khi bạn đã hoàn thành bộ social, bạn có thể sử dụng tool để index hoặc thông qua các dịch vụ hỗ trợ index như Lar.vn.

2. Xây dựng kế hoạch content cho Topic Cluster

Bằng cách xây dựng nội dung theo từng cụm chủ đề bạn sẽ giúp người đọc có thể tìm kiếm các thông tin liên quan từ đó góp phần cải thiện tỷ lệ time on site cho trang của của bạn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng được nội dung theo cụm chủ đề còn giúp NLP của Google dễ dàng phân loại được nội dung bài viết của bạn đang cung cấp từ đó trích xuất đến những truy vấn liên quan đến chủ đề của bạn.

Để biết rõ hơn về cách xây dựng chủ đề theo cấu trúc Topic Cluster bạn có thể đọc qua bài viết sau:Topic Cluster là gì? 7 Bước triển khai Topic Cluster cho Website 2023

3. Hướng dẫn tạo Schema

Có 3 loại Schema bạn cần tối ưu khi làm Entity đó là: Person, Organization, Local Business. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Schema cho Local Business.

Bước 1: Đầu tiên bạn sẽ truy cập vào đường dẫn để chèn Schema “Local business” vào website:

https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/

Schema Local Business

Bạn click chọn Local Business và điền các trường thông tin doanh nghiệp của bạn.

Bước 2: Bạn hãy check lại một lượt xem cú pháp của Schema đã đúng hết hay chưa? Hãy đảm bảo rằng tất cả các Schema của bạn không xuất hiện lỗi màu đỏ đồng nghĩa với việc bạn đã làm đúng.

kiểm tra cú pháp schema

Bước 3: Bạn sẽ tiến hành chèn đoạn schema đã được làm ở bước 2 vào header của website và nhấn “Lưu” là xong.

4. Xây dựng Google My Business

Tối ưu Google My Business hay Google Maps, là cách giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Càng có nhiều người tìm kiếm và click vào Google Map của bạn thì thứ hạng từ khoá sẽ tăng cao hơn.

Dưới đây là các bước xây dựng Google My Business mà bạn cần tham khảo để làm theo:

Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Doanh nghiệp, bạn truy cập vào trang http://google.com/business

Bước 2: Nhấp chuột vào mục “Quản lý ngay”

tạo tài khoản google my business

Bước 3: Nhập tên doanh nghiệp của bạn, lưu ý tên doanh nghiệp này phải trùng với tên website của bạn.

nhập tên doanh nghiệp

Tiến hành điền đầy đủ các trường thông tin mà Google yêu cầu bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã bưu chính, số điện thoại, website…để hoàn tất.

hoàn tất hồ sơ doanh nghiệp

Và đây là kết quả khi bạn gõ tên thương hiệu của mình trên thanh công cụ tìm kiếm của Google.

gtv trên google my business

5. Khai báo website với bộ công thương

Khai báo Entity website của bạn cho bộ công thương sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn Google càng có thêm dữ liệu để xác định đây là một thực thể.

Các bước để khai báo website với bộ công thương:

Bước 1: Truy cập vào website của Bộ Công Thương qua đường link sau: http://online.gov.vn/ > Click chọn “Đăng ký” > Điền các thông tin theo yêu cầu > Gửi đăng ký.

khai báo website với bộ công thương

Bước 2: Bộ công thương sẽ gửi email phản hồi cho bạn trong 3 ngày làm việc.

Bước 3: Khai báo loại hình dịch vụ mà bạn đang làm.

Đăng nhập website Bộ Công Thương > Chọn “Thông báo website”, sau đó điền các thông tin theo yêu cầu.

hoàn tất khai báo website

Bước 4: Bộ công thương sẽ thông báo kết quả đăng ký website qua email cho bạn trong 3 ngày làm việc.

Bước 5: Nhận logo và chèn vào website

6. Viết bài PR trên các trang báo lớn

Viết bài PR trên các báo lớn không chỉ giúp thương hiệu của bạn được lan toả mà Website của bạn còn nhận được về những backlink chất lượng. Mặc dù chi phí bỏ ra để booking PR sẽ hơi tốn kém thế nhưng đây lại là một cách làm rất nhanh giúp bạn xây dựng Entity vững mạnh.

Cách đánh giá về sức mạnh của một thực thể

Đánh giá Entity mạnh về mặt Offpage

Triển khai social là một trong những bước nền móng để xây dựng Entity từ đó giúp Google có thể nhận diện website của bạn là một thực thể. Tất cả mọi thông tin liên quan của website được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội sẽ đều phải được đồng bộ hóa như vậy mới được đánh giá là một website mạnh.

Cách kiểm chứng đơn giản nhất là hãy gõ từ khóa tên thương hiệu của công ty bạn lên Google, nếu kết quả trả về là website của bạn thì xin chúc mừng bạn đã xây dựng Entity đủ mạnh để Google có thể nhận diện.

Còn nếu nó chưa hiện ra tên thương hiệu của công ty bạn có nghĩa rằng Entity website của bạn còn yếu nên Google chưa thể xác định đây là 1 thực thể, tỷ lệ được Google trả kết quả về cho truy vấn tìm kiếm của người dùng là rất thấp.

Sitelink là yếu tố thứ 2 để kiểm nghiệm Entity cho website bạn đã đủ mạnh hay chưa. Với những website sở hữu các liên kết trang có mức độ liên quan nhất định phù hợp với truy vấn của người dùng, kết hợp cấu trúc web rõ ràng thì site link sẽ được hiển thị. Càng nhiều sitelink xuất hiện thì độ uy tín của website đối với người dùng lại càng cao.

Google Knowledge Graph cũng là một yếu tố để có thể xác định Entity của 1 website, 1 cá nhân hay tổ chức. Google Knowledge Graph có nhiệm vụ kết nối các thông tin nói về thương hiệu của bạn ở nhiều nơi khác nhau trên mạng internet.

Đánh giá Entity mạnh về mặt Onpage

Để có thể đánh giá được Entity của bạn có mạnh về mặt Onpage hay không Google đã sử dụng công cụ Natural Language Processing (NLP) để có thể hiểu rõ được nội dung bạn viết trên website đang đề cập về vấn đề gì từ đó liên kết đến các truy vấn liên quan của người dùng.

Cách tối ưu Entity trên website – OnSite

Để tăng giá trị, thứ hạng của website, chắc chắn trong đó chứa nhiều yếu tố, vô số thực thể. Có những yêu cầu đơn giản có thể củng cố giá trị các mối quan hệ liên kết trong website bạn có thể làm như sau:

Build Content theo Topic Cluster (Semantic & Topic Authority): Sáng tạo nội dung đáp ứng mục đích người dùng, thu hút sự chú ý và chứng minh được thẩm quyền chủ đề đó là của riêng mình trong mắt Google và người dùng.

Tạo nội dung không chỉ về sản phẩm/ dịch vụ mà còn những vấn đề sâu hơn về website của bạn. Củng cố nội dung liên kết đến những chủ đề liên quan sẽ giúp bạn phủ sóng tốt trên bảng xếp hạng. Lợi ích thứ yếu là tăng Authority của bạn.

Xây dựng liên kết trong và ngoài: Xây dựng liên kết đến thương hiệu, website của bạn thông qua các trang liên quan, những liên kết tốt này sẽ phát huy tác dụng vì Google dễ dàng hiểu được thực thể của bạn.

Thêm Schema cho website của bạn: Lược đồ là cách thêm thông tin vào website dễ dàng, giúp web liên kết với các chủ đề của bạn như nhãn hiệu, dịch vụ, sản phẩm,…và mang lại nhiều lợi ích khác.

Luôn cập nhật Google My Business: Bạn nên cập nhật ngày Google My Business nếu bạn chưa làm điều đó. Vì đây là nơi đặc biệt với Google, nơi có nhiều thông tin về website, công ty của bạn và các chủ đề, thông tin khác. Bạn hãy tận dụng mục này để thêm các thông tin bổ sung vào Knowledge Panel giúp thu hút người tìm kiếm tốt hơn và nhiều lợi ích khác. Cập nhật các Social phổ biến: Luôn cập nhật thông tin hữu ích của bạn, share trên social phổ biến của bạn.

Xem ngay video “Bí Mật Schema Trong SEO Giúp Tăng Trưởng Toàn Bộ Thứ Hạng” để hiểu rõ hơn về chủ đề này bạn nhé!

Cách tối ưu Entity ngoài website – OffSite

Để xây dựng Entity Offside bạn cần làm các bước sau:

#1: Tạo tài khoản hồ sơ doanh nghiệp trên các Social Profile phổ biến: Xây dựng thương hiệu uy tín bằng cách tạo các tài khoản trên các trang mạng xã hội uy tín. Xây dựng liên kết các mạng xã hội này về website của bạn, trên site bạn có thể dùng Schema để liệt kê Entity trên social phổ biến.

#2: Sử dụng các nền tảng của Google: Kết nối website đến các tài nguyên của Google như Google site, Blogger, Google Map, Google News, Google My Business để xây dựng mối quan hệ thống nhất giúp xác thực Entity.

#3: Tạo Google My Business:Để tối ưu hiển thị trên Google Search và Google Maps bạn nên cải thiện và tối ưu Google My Business.

#4: Social Review: Tăng trust cho thương hiệu của bạn trong mắt Google và người dùng bằng cách sử dụng Brand, Product Review về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Lưu ý cái này phải do người khác đánh giá, bạn không thể tự làm nó.

Một số gợi ý giúp triển khai Entity hiệu quả

Xây dựng thương hiệu song song với xây dựng website

Hãy tạo dựng thương hiệu của bạn trên các nền tảng digital, sử dụng tên miền, nền tảng xã hội, chủ đề trọng tâm, địa chỉ doanh nghiệp, logo, tài khoản Adword,…Thương hiệu của bạn phải nổi bật, rõ ràng trên website và các nền tảng khác.

Tạo ra content chuyên sâu

Google có bộ thuật toán đánh giá nội dung rất tốt và khắt khe, do đó những nội dung thuần túy ít được đánh giá cao. Các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn nữa vào nội dung, cần sự sáng tạo, mới mẻ, thu hút và mang lại giá trị hữu ích cho người dùng.

Nội dung nên đi thẳng vào trọng tâm, không lan man, lạc đề, dài dòng, vì như thế Google không nhắm bắt được nội dung và người đọc thì chán ghét. Vì vậy tránh viết các bài viết như thế và bài viết kém chất lượng, có nội dung pha trộn.

Tối ưu theo hành trình tìm kiếm

Đến lúc các SEOer phải nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của người dùng trong tương lai để xây dựng website tốt. Điều hướng người dùng tới các nội dung chất lượng của website.

Thay đổi content chuẩn SEO dựa trên SERP

SERP là nguồn hữu ích để bạn có ý tưởng xây dựng các nội dung được tìm kiếm nhiều nhất, đây là cách hiệu quả để tái tạo content chất lượng cho website bạn. Các SEOer sẽ nghiên cứu và tạo ra content tối ưu thông qua những số liệu này. Chủ đề nghiên cứu là những vấn đề người dùng sẽ tìm kiếm xoay quay từ khóa để tối ưu Entity hơn.

Sử dụng Google Natural Language API

Đây là công cụ hỗ trợ nghiên cứu và tìm kiếm Entity trong nội dung, bạn có thể kiểm tra Entity được Google đánh giá như thế nào để điều chỉnh nội dung tốt hơn.

Xây dựng cấu trúc content

Nội dung phải đầy đủ, súc tích, rõ ràng, phân tích chuyên sâu, đúng trọng tâm và chú ý các yếu tố sau:

  • Sử dụng heading, table để tăng độ nhận diện.
  • Đa dạng các hiểu content.
  • Nội dung thân thiện với người đọc, dễ hiểu.
  • Nội dung hữu ích, có nguồn gốc, đáng tin cậy.
  • Thỏa mãn mục đích tìm kiếm

Người dùng sẽ chỉ click vào website của bạn nếu bài viết của bạn là thứ họ đang tìm kiếm. Do đó hãy xây dựng nội dung đúng, hữu ích bằng cách cung cấp thông tin mua hàng, review sản phẩm,…

Tham khảo top 5 kết quả tìm kiếm

Đối thủ cạnh tranh cũng là nguồn uy tín để tham khảo, xem họ làm như thế nào, xu hướng tìm kiếm ở website đó là gì. Điều này giúp ích để bạn xây dựng chiến lược SEO, thực hiện SEO. Các thông tin bổ sung này sẽ giúp tối ưu hóa nội dung website của bạn.

Tăng CTR

CTR là tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ này thể hiện tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần đường link này được hiển thị. Con số tỷ lệ CTR giúp bạn biết cách cải thiện nội dung và tăng thứ hạng khi được tìm kiếm.

Sử dụng Schema

Schema giúp Google hiểu website dễ dàng hơn bằng các đoạn code gắn vào HTML của website. Schema còn dùng để khai báo địa chỉ, ngành nghề và các liên kết trên kênh xã hội khác,… của doanh nghiệp.