Embassy Japan
MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM
Vào giữa những năm 1992 và 1997, Việt nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao ở mức 8-9%, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ Châu á năm 1997 đã làm cho sự phát triển kinh tế của nhiều nước Châu á bị tụt lùi và tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt nam. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam đã giảm xuống còn 4, 8% vào năm 1999.
Nền kinh tế Việt nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi vào năm 2000 khi các nước Châu á khác đã đạt lại tốc độ phát triển kinh tế với sự gia tăng xuất khẩu liên quan tới công nghệ thông tin (IT) và sự quay trở lại của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong khu vực Châu á. Kể từ đó, nhờ vào sự tăng nhanh của khu vực đầu tư nước ngoài và tư nhân, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự giảm giá một số mặt hàng thiết yếu, Việt nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 6,9% năm 2001 và 7% năm 2002.
Dưới đây là một số vấn đề kinh tế chính trong năm 2002: (1) Nhập siêu (ba tỷ đô la) với tốc độ tăng nhanh chóng về nhập khẩu; (2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm do hệ thống hạn ngạch đối với các phụ tùng xe máy và chính sách thuế đối với ô tô còn chưa minh bạch, rõ ràng.
Nhìn lại nền kinh tế Việt nam năm 2003, có thể chỉ ra hai vấn đề sau: (1) Tốc độ tăng trưởng ngành khai khoáng và xây dựng trong tốc độ tăng trưởng chung của GDP vẫn cao, còn tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thuỷ sản thì chậm lại ; (2) Nhập siêu ngày càng tăng liên tục (5 tỷ đô la) do việc mở rộng khối lượng nhập khẩu đang trở thành yếu tố không thuận lợi cho kinh tế Việt Nam; và (3) Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn chưa được phục hồi, do sự bất ổn định về chính sách trong các vấn đề thuế không được giải quyết như thuế nhập khẩu đánh vào ô tô và thuế tiêu thụ đặc biệt.
1.
Tốc độ tăng trưởng GDP
• Các nhân tố chính tác động đến sự phục hồi nền kinh tế từ năm 1999
1.
Việc thực thi luật doanh nghiệp mới nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giới thiệu một hệ thống đăng kí thay cho các loại giấy phép.
2.
Việc mở rộng nhu cầu thị trường tại các nước láng giềng và việc tăng xuất khẩu do giá dầu thô tăng cao hơn.
3.
Việc hoàn thành Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, được kí tháng 7 năm 2000 tạo động cơ thúc đẩy quan hệ buôn bán thương mại với Mỹ.
4.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong nước
5.
Chính sách nâng lương cho cán bộ công chức
2.
Thương mại
• Năm 2001
–
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ đô (tăng 4,5% so với năm 2000); tuy nhiên, con số này chỉ bằng một phần sáu so với năm ngoái. Các nhân tố chính của việc suy giảm này được xem là do việc suy giảm của toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và cũng do việc giảm giá dầu thô, gạo và cà phê là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam.
–
Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 16 tỷ đô (tăng 3,4% so với năm 2002); tuy nhiên, con số này chỉ bằng một phần mười so với năm 1999 (33,2%) do việc giảm giá các sản phẩm dầu.
–
Cán cân thương mại bị thâm hụt 1,1 tỷ đô.
• Năm 2002
–
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,7 tỷ đô (tăng 10,6% so với năm 2001); mặc dù, không còn sự giảm giá các mặt hàng xuất khẩu chính nhưng xuất khẩu các nguyên vật liệu sống cho ngành may và điện/ điện tử và phụ tùng linh kiện lại giảm.
–
Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 19,7 tỷ đô (tăng 23,3% so với năm 2001). Nhập khẩu máy móc, các linh kiện máy móc và các vật liệu xây dựng tăng nhanh chủ yếu do đầu tư ngày càng tăng bởi khu vực tư nhân.
–
Cán cân thương mại bị thâm hụt 3 tỷ đô la do có sự tăng mạnh trong nhập khẩu.
• Năm 2003 (ước tính)
–
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 19,87 tỷ đô (tăng 18,9% so với năm 2002). Kim ngạch xuất khẩu đạt con số cao nhất từ trước đến nay, tỉ lệ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong 3 năm lại đây. Các mặt hàng có mức độ tăng trưởng cao là dây cáp điện, cao su, các thiết bị điện tử, máy tính, cà phê. Tuy giá hàng xuất khẩu các mặt hàng như gạo, chè bị giảm sút, nhưng giá trung bình của các mặt hàng xuất khẩu chính gia tăng 4,8 % (260 triệu USD) đã góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng. Những năm gần đây, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tham gia xuất khẩu tăng nhanh, năm nay, các công ty này đã chiếm trên 50% xuất khẩu của Việt Nam.
–
Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 24,95 tỷ đô-la (tăng 26,4% so với năm 2002). Kim ngạch nhập khẩu này là mức cao nhất trong 3 năm qua. Nhập khẩu các nguyên liệu và thành phẩm tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ nhu cầu nội địa tăng nhanh. Nhình chung, việc giảm thuế nhập khẩu theo chương trình CEPT/AFTA có hiệu lực từ tháng 7 không ảnh hưởng nhiều đến nhập khẩu của Việt Nam.
–
Cán cân thương mại bị thâm hụt 5,08 tỷ đô: (tăng 57,7% so với năm 2002). Do nhập khẩu dầu lửa, phân bón của các công ty Việt Nam tăng rất nhiều nên các công ty của Việt Nam đã nhập siêu 6,33 tỷ USD, ngược lại, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu 1,16 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính trong năm 2003
Các mặt hàng chính
Doanh thu ước tính (Triệu đô-la)
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với năm 2002 (%)
Dầu thô
3.777
15,5
Các sản phẩm dệt, may
3.630
31,9
Giày dép
2.225
19,2
Thuỷ sản
2.217
9,6
Các mặt hàng nhập khẩu chính trong năm 2003
Các mặt hàng chính
Doanh thu ước tính (Triệu đô-la)
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với năm 2002 (%)
Máy móc, thiết bị, phụ tùng
5.350
41,1
Xăng dầu
2.410
19,5
Các phụ liệu dệt, may và da
2.039
19,2
Sắt, thép
1.642
23,1
Thương mại với Nhật
• Năm 2001
–
Xuất khẩu sang Nhật đạt 2,51 tỷ đô (giảm 3,5% so với năm 2000)
–
Nhật khẩu từ Nhật đạt 2,18 tỷ đô (giảm 5,2% so với năm 2000)
–
Cán cân thương mại thặng dư 0,33 tỷ đô.
–
Thương mại với Nhật chiếm 15% tổng doanh thu của Việt nam đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam. (Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn nhất với 16,7% thị phần và là nước nhập khẩu lớn thứ hai với 13,5% thị phần)
• Năm 2002 (Các kết quả sơ bộ)
–
Xuất khẩu sang Nhật đạt 2,44 tỷ đô (giảm 3,9% so với năm 2001). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đồ thuỷ sản, các sản phẩm dệt, may và dầu thô.
–
Nhập khẩu từ Nhật đạt 2,51 tỷ đô (tăng 15,1% so với năm 2001). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và đồ phụ tùng máy móc, thiết bị, sắt/thép, máy tính và các linh kiện máy tính.
–
Cán cân thương mại bị thâm hụt 70 triệu đô lần đầu tiên kể từ năm 1999; tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam. (Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ ba với thị phần là 12,7% trong tổng doanh thu nhập khẩu và là nước xuất khẩu lớn nhất với 14,6% thị phần)
• Năm 2003 (các kết quả sơ bộ)
–
Xuất khẩu sang Nhật đạt 2,91 tỷ đô (tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2002). Các mặt hàng xuất khẩu chính là đồ thuỷ sản, dầu thô và các sản phẩm dệt may.
–
Nhập khẩu từ Nhật đạt 2,99 tỷ đô (tăng 19,1 % so với cùng kỳ năm 2002). Các mặt hàng nhập khẩu chính vẫn giống như năm trước đó là: máy móc, thiết bị và đồ phụ tùng máy móc, thiết bị, sắt thép, máy tính và các linh kiện máy tính.
–
Cán cân thương mại bị thâm hụt 80 triệu đô
–
Nhật Bản là nhà nước xuất khẩu lớn thứ hai với tỷ lệ thị phần là14,6% (nước lớn nhất là Hoa Kỳ với tỷ lệ thị phần là 19,8%). Về mặt nhập khẩu, Nhật Bản đứng thứ hai với tỷ lệ thị phần là 12% (thứ nhất là Trung Quốc với tỷ lệ thị phần là 12,5%)
3.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
• Các xu hướng gần đây: Sau khi có sự gia tăng về đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm 1995-1996, tốc độ tăng trưởng của FDI đã giảm xuống năm 1997. Mặc dù, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ trở lại vào năm 2001 nhưng năm 2002 nguồn FDI lại giảm một lần nữa. Năm 2003 có dấu hiệu phục hồi nhẹ.
• Nguồn FDI tích luỹ từ năm 1988 đến năm 2003:
–
Tổng số vốn đăng kí là 40,79 tỷ đô. Các nước và khu vực đầu tư nhiều vào Việt Nam (dựa trên số vốn): (1) Singapore, (2) Đài loan; (3) Nhật Bản; (4) Hàn Quốc; (5) Hồng Kông, (Trong số các nước đầu tư chính, Nhật Bản là nước đầu thứ lớn thứ ba với tổng số vốn đầu tư đạt 4,48 tỷ đô và là nước đứng thứ nhất với số vốn thực hiện đạt 3,95 tỷ đô)
–
Số lượng các dự án đầu tư (các dự án đã được cấp giấy phép) là 4.324
–
Các ngành hoạt động chính (theo kim ngạch) là: (1) công nghiệp (chiếm 56,9% trổng kim ngạch), công nghiệp nặng (23,3%), công nghiệp nhẹ (15%), (2) nông lâm ngư nghiệp (7,1%), (3) dịch vụ (36%).
• Xu hướng đầu tư gần đây của các công ty Nhật Bản: (1) Đầu tư vào các dự án có quy mô nhỏ hơn (2) Sự sụt giảm nhanh sau năm 1998 và (3) Có sự phục hồi nhẹ vào năm 2000 nhưng sau đó lại giảm vào năm 2002, năm 2003 hầu như không tăng.
• Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi lần thứ tư vào tháng 5 năm 2000, tuy nhiên, việc sửa đổi này vẫn chưa mang lại hiệu quả.
• Tháng 11/2003, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Nhật – Việt được ký kết, hy vọng rằng khi hiệp định này có hiệu lực, nó sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam.
• Năm 2001: 2,53 tỷ đô (tăng 25,6% so với năm 2000) – dựa trên vốn đăng kí
–
Sau khi đạt đến điểm cao nhất ở mức 8,5 tỷ đô năm 1996, nguồn vốn FDI đã giảm một cách nhanh chóng vào năm 1997. Năm 2000, FDI đã đạt tới điểm mấu chốt và đã bắt đầu có sự phục hồi nhẹ vào năm 2001. Ngành thu hút một lượng lớn nhất nguồn FDI là ngành công nghiệp và xây dựng với các dự án chính tập trung vào vào các nhà máy nhiệt điện, mạng điện thoại di động.
• Năm 2002: 1,56 tỷ đô (giảm 38,4% so với năm 2001)
–
Số lượng các dự án đầu tư đăng kí trong năm 2002 tăng ở mức 754 dự án (tăng 46,5% so với năm trước), tuy nhiên, quy mô của các dự án đầu tư lại nhỏ hơn với việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, một lĩnh vực đóng một vai trò hàng đầu.
–
Đầu tư của các nước và khu vực: (1) Đài loan (310 triệu đô, giảm 34,1% so với năm 2001); (2) Hàn quốc (270 triệu đô, tăng 129,8%); (3) Hồng Kông (180 triệu đô, tăng 166,5%); (4) Nhật Bản (102 triệu đô, tăng 37,6%)
• Năm 2003: 1,91 tỷ đô (tăng 29,3% so với năm 2002)
–
Số lượng các dự án là 752 (năm 2002, con số này ở mức 754 dự án)
–
Theo MPI, tổng số vốn đầu tư năm 2003 đã tăng nhiều so với năm trước, tuy nhiên, còn quá lạc quan để nói rằng nguồn FDI đang được phục hồi kể từ khi FDI đã bị giảm mạnh vào năm 2002.
–
Đầu tư của các nước và khu vực: (1) Đài loan (194 dự án, 390 triệu đô); (2) Hàn quốc (187 dự án, 340 triệu đô); (3) Quần đảo Virgin thuộc Anh (31 dự án, 270 triệu đôla), (4) Trung Quốc (61 dự án, 140 triệu đô la) (5) Hồng Kông (13 dự án, 120 triệu đô); (6) Australia (43 dự án, 110 triệu đôla) (7) Nhật Bản (53 dự án, 100 triệu đôla).
(FDI từ Nhật Bản)
Sau năm 1995, nguồn FDI của Nhật Bản đổ vào Việt nam đã tăng lên nhanh chóng với sự có mặt của các nhà sản xuất Nhật Bản lớn trong các lĩnh vực như xi măng, linh kiện điện tử, ô tô, máy tính và các linh kiện của chúng. Đồng Yên lên giá thúc đẩy các công ty này chuyển dịch việc sản xuất của mình ra nước ngoài và cải thiện cơ sở hạ tầng với việc mở rộng nguồn chảy ODA vào Việt nam. Năm 1996, với việc mất giá của đồng Yên và sự đình trệ của nền kinh tế Nhật Bản đã làm các dự án quy mô lớn tụt lùi, thay vào đó là việc triển khai các dự án đầu tư quy mô nhỏ và vừa như sản phẩm kim loại/ máy móc, dệt may và các sản phẩm lặt vặt khác ( chủ yếu trong các khu công nghiệp và khu chế xuất). Từ năm 1998, nguồn FDI từ Nhật Bản đổ vào Việt nam đã giảm nhanh chóng với việc xuất hiện ngày càng ít các dự án đầu tư mới. Năm 2000 và năm 2001, FDI đã bắt đầu có dấu hiệu của sự phục hồi, tuy nhiên, các dự án FDI vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất quy mô nhỏ và đến năm 2002, nguồn FDI lại một lần nữa giảm.
Năm 2003, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt nam đạt mức 100 triệu đô (53 dự án), giảm 1,7% so với năm 2002 xét về khối lượng đầu tư và Nhật Bản đã chuyển từ nhà đầu tư lớn thứ tư sang thứ bảy. Từ năm 1988 đến năm 2003, tổng số vốn đầu tư tích luỹ từ Nhật Bản đứng thứ ba tại Việt nam, đạt mức 4,48 tỷ đô, tuy nhiên, Nhật Bản là nhà đầu tư đứng hàng đầu xét về các dự án được thực hiện (3,95 tỷ đô)
Xu hướng đầu tư hiện nay của các công ty Nhật Bản là mô hình các dự án đầu tư quy mô nhỏ.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2001-2010) và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2001-2005)
-
Trở thành nước công nghiệp hoá vào năm 2010, GDP tăng gấp đôi
-
Phát triển kinh tế nhiều thành phần dựa trên một nền kinh tế theo hướng thị trường
(a) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 –2010
Mục tiêu chiến lược : [ Các chỉ số kinh tế]
GDP tăng gấp đôi với tỷ lệ tăng hàng năm:
Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thuỷ sản 4.0-5%, Công nghiệp10-15%, Dịch vụ 7-8%.
Tỷ lệ đóng góp vào GDP: Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thuỷ sản 16-17%, Công nghiệp40-41%, Dịch vụ 42-43%
[Các chỉ số phát triển nguồn nhân lực]
Mức tăng dân số 1.1-1.2%
Xoá đói giản nghèo
Giải quyết vấn đề thất nghiệp ở thành thị và việc làm ở nông thôn
Bồi dưỡng lao động lành nghề (30%)
Phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở
Giảm tỷ lệ suy sinh dưỡng trẻ em (20%)
Tăng tuổi thọ trung bình (71 tuổi)
Khuyến khích khoa học và công nghệ
Cải thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội
Hình thành một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xu hướng phát triển: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, dựa vào tiền bộ xã hội, bình đẳng, và bảo vệ môi trường. Củng cố nền tảng cho một nước công nghiệp hoá, khuyến khích các hình thưc phát triển khác nhau theo hướng kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường tính độc lập tự chủ của nền kinh tế đồng thời tích cực hội nhập với kinh tế thế giới. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng và an ninh.
(b) Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005
Mục tiêu chung :
Kinh tế phát triển nhanh, bền vững
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế
Mở rộng hoạt động ngoại thương
Nâng cao tiêu chuẩn giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, và phát triển nguồn nhân lực
Tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống
Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội, khuyến khích phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Duy trì sự ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc gia.
Mục tiêu cụ thể: [ Khía cạnh kinh tế]
Tăng trưởng GDP : Trung bình 7.5%/năm (Đến năm 2005 mức tăng GDP sẽ gấp đôi so với năm 1995), trong đó Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thuỷ sản là 4,8%, Công nghiệp 13%, Dịch vụ 7,5%
Mức đóng góp vào GDP: Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thuỷ sản là 20-21%, Công nghiệp 38-39%, Dịch vụ 41-42%
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 9-10 tỷ Đô la
Viện trợ phát triển chính thức (ODA): 10-11 tỷ Đô la
Mức tăng trưởng xuất khẩu: 16%/năm,
Mức tăng trưởng nhập khẩu: 15%/năm
[ Khía cạnh xã hội]
Tỷ lệ sinh: 0.5%/năm, mức tăng dân số: 1.22%
Tạo công ăn việc làm cho 7,5 triệu người
Giảm tỷ lệ nghèo đói: 10%
Suy dinh dưỡng trẻ em: 22-25%
Tuổi thọ trung bình: 70 tuổi