E-commerce là gì? Top 15 Xu hướng thương mại điện tử【TRUẤT】

Bạn đã từng nghe thấy E-commerce và nắm được phần nào về E-commerce. Tuy nhiên có thể chưa hiểu rõ về bản chất của E-commerce. Vì thế trong bài viết này, Tax Plus sẽ cùng với bạn cùng tìm hiểu và nắm rõ để xem E-commerce là gì và những điều có liên quan đến thuật ngữ này dưới đây nhé.

Mục Lục

E-commerce là gì?

E-commerce được hiểu là thương mại điện tử. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ những hoạt động kinh doanh, mua bán sản phẩm/ dịch vụ thông qua Internet, đặc biệt là các website. Các hoạt động E-commerce này có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng hay cá nhân với cá nhân.

Theo định nghĩa ngắn gọn của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), “Thuật ngữ Thương mại điện tử được hiểu là sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”.

–> Xem khái niệm thương mại điện tử

ecommerce là gìecommerce là gì

Vai trò của E-commerce là gì?

E-commerce có vai trò vô cùng lớn đối với nền kinh tế hiện nay. Nó mang lại lợi ích cho toàn xã hội nói chung. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về vai trò này, hãy xem ngay dưới đây:

#1 Kéo gần khoảng cách lại

Nếu như hình thức kinh doanh truyền thống sẽ khiến cho bạn không thể tiếp cận được với những khách hàng ở các vùng miền khác nhau thì hình thức thương mại điện tử này có thể kết nối mọi vùng miền của quốc gia, thế giới. Miễn sao nơi đó có thể kết nối được Internet là có thể tiếp cận với sản phẩm /dịch vụ của bạn.

#2 Không giới hạn về vị trí cửa hàng của bạn

Chủ doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ không bị giới hạn về bất cứ một địa điểm kinh doanh nào khi điều hành doanh nghiệp. Bạn có thể chẳng cần phải thuê địa điểm, chỉ cần có máy tính xách tay, kết nối internet hay một chiếc smartphone là có thể vận hành được website của bạn hiệu quả ở bất cứ nơi nào bạn muốn.

#3 Không bị giới hạn về thời gian

Hình thức buôn bán thông thường sẽ bị giới hạn về mặt thời gian, chỉ có khoảng thời gian cố định trong ngày. Thế nhưng E-commerce lại khắc phục được điều này, có thể mở mọi lúc, mọi nơi để phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng. Vì thế bạn sẽ có được lợi thế khi không bị bỏ lỡ khách hàng tiềm năng.

#4 Giúp tiết kiệm chi phí

Vai trò tiếp theo của E-commerce chính là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc kinh doanh truyền thống. Bạn sẽ không cần phải trả tiền để thuê mặt bằng, không cần nhiều nhân viên và tiết kiệm chi phí vận hành. Nhờ đó mà doanh nghiệp của bạn có thể cạnh tranh tốt hơn về giá và thu lại được lợi nhuận cao hơn.

#5 Có thể quản lý tồn kho một cách tự động

Một trong những lợi ích tiếp theo mà E-commerce mang lại là giúp bạn quản lý tồn kho hiệu quả. Thông qua những công cụ trực tuyến, bạn sẽ kiểm soát được mặt hàng nào còn, số lượng bao nhiêu. Nhờ đó bạn có thể vận hành hiệu quả được doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và hạn chế bỏ sót hàng hóa.

Các mô hình E-commerce phổ biến

Bạn có thể tham khảo những mô hình E-commerce phổ biến được áp dụng hiện nay sau đây:

e commerce là gìe commerce là gì

No1: Mô hình Business to Consumer (B2C)

Mô hình Business to Consumer (B2C) là mô hình mà doanh nghiệp đó sẽ bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho 1 người tiêu dùng cá nhân, chẳng hạn như bạn mua 1 đôi giày từ nhà bán lẻ trực tuyến.

No2: Mô hình Business to Business (B2B)

Business to Business (B2B) là mô hình mà doanh nghiệp này bán hàng hóa, dịch vụ cho 1 doanh nghiệp khác. Ví dụ: Công ty doanh nghiệp về phần mềm máy tính sẽ bán phần mềm nào đó dưới dạng dịch vụ cho 1 doanh nghiệp khác cần đến nó.

No3: Consumer to Consumer (C2C)

Mô hình Consumer to Consumer (C2C) là mô hình khi người tiêu dùng bán hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng khác. Chẳng hạn bạn sẽ bán đồ cũ của mình hoặc đồ mua rồi nhưng không vừa cho người có nhu cầu trên eBay.

No4: Mô hình Consumer to Business (C2B)

Mô hình Consumer to Business (C2B) là mô hình khi người tiêu dùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho 1 doanh nghiệp hoặc tổ chức. Chẳng hạn như bán lại sáng chế, phát minh nào đó cho doanh nghiệp.

E-commerce bao gồm những gì?

E-commerce sẽ bao gồm 2 yếu tố chính sau đây:

#1 Khảo hàng trực tuyến – Online Shopping

Yếu tố này bao gồm toàn bộ những thông tin cần thiết để cung cấp cho người tiêu dùng hay khách hàng có nhu cầu hoặc là người khách hàng được đánh giá là tiềm năng. Từ đó mang lại giải pháp mua hàng hợp lý nhất cho họ. Yếu tố này cũng có thể là việc khách hàng xem xét, tham khảo và đánh giá sản phẩm trên website của bạn.

#2 Mua hàng trực tuyến – Online Purchasing

Đây là yếu tố bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ để thực hiện trao đổi dữ liệu trong giao dịch, mua bán trên Internet. Nói một cách chính xác hơn thì đây là hệ thống giúp các hoạt động hay các khâu mua bán trên Internet sẽ được diễn ra một cách thuận tiện nhất.

Trong những năm gần đây, xu hướng thị trường đang phát triển mạnh mẽ với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Sự phát triển mạnh mẽ này vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức để buộc các doanh nghiệp phải thay đổi, phát triển và kết hợp, ứng dụng thương mại điện tử để cạnh tranh, tồn tại trên thị trường.

Hình thức hoạt động chủ yếu của E-commerce

Hình thức hoạt động chủ yếu của EcommerceHình thức hoạt động chủ yếu của Ecommerce

Thư điện tử: Là hình thức gửi thư “trực tuyến” thông qua mạng Internet. Hầu hết các cơ quan Nhà Nước, các doanh nghiệp đều sử dụng hình thức này. Hình thức này được gọi là E-mail (Electronic Mail).

Thanh toán điện tử (Electronic payment): Đây là hình thức thanh toán trực tiếp thông qua thư điện tử (Electronic message). Ví dụ, khi trả lương được chuyển trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng hay thẻ tín dụng,… Ngày nay, khi mà thương mại điện tử phát triển với tốc độ vượt trội, thanh toán điện tử đã mở rộng ra các lĩnh vực mới:

  • Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI)
  • Tiền lẻ điện tử (Internet Cash)
  • Ví điện tử (electronic purse)
  • Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking)

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điẹn tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.

Truyền dung liệu: Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng.

Mua bán hàng hóa hữu hình:  Thương mại điện tử ngày một phát triển kéo theo các hàng hóa bán lẻ trực tuyến qua mạng Internet ngày càng được mở rộng. Rất dễ để tìm thấy các mặt hàng thông dụng được bày bán online, từ hoa tới quần áo, điện thoại,  ôtô … Từ đó, trào lưu “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng” bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ đó, Internet ngày càng trở nên quyền lực và bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods).

Sự khác nhau giữa E-commerce và E – Business là gì?

Ngoài E-commerce bạn sẽ còn nghe thêm đến E – Business. Có thể nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Tuy nhiên đây là 2 thuật ngữ có bản chất khác nhau.

e-business là gìe-business là gì

Những điểm khác nhau giữa E-Commerce và E-Business

Về bản chất, E-commerce là hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm/ dịch vụ cũng như các thông tin qua mạng Internet trên máy tính, điện thoại thì E – Business (kinh doanh điện tử) chính là những hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện cùng công nghệ xử lý thông tin số hóa. Cụ thể:

  • Dịch vụ khách hàng – customer service.
  • Mua, bán, trao đổi dịch vụ, hàng hóa, thông tin
  • Hợp tác thiết kế & sản xuất với đối tác – collaborative.
  • Đào tạo từ xa E-learning.
  • Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty – Intrabusiness.

E-business có nghĩa rộng hơn so với E-commerce. Bởi đó là hoạt động kinh doanh đa dạng trên Internet và cũng sử dụng các hình thức thanh toán hay giao dịch online làm nền tảng. E-commerce chỉ được xem là 1 phần của E – Business. Vì thế đây là 2 khái niệm khác nhau.

Vậy E-commerce đem lại những thách thức nào hiện nay?

Ngoài những lợi ích mà E-commerce đem lại cho xã hội, cho nền kinh tế hay các doanh nghiệp, người tiêu dùng thì cũng có những thách thức được đặt ra. Cụ thể:

Lòng tin giữa đôi bên khách hàng – doanh nghiệp

Lòng tin của khách hàng đối với hình thức mua hàng online trong thời buổi hiện nay và ngược lại đối với doanh nghiệp là vấn đề rất nan giải. Người mua thì sợ mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng còn người bán thì lo bị bùng hàng, quỵt tiền. Vì thế khâu thanh toán cũng là vấn đề cần phải chú ý đến.

Thách thách về kỹ thuật

Đối với E-commerce, kỹ thuật cũng là một vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả và quá trình vận hành 1 website. Chẳng hạn như:

  • Bạn muốn điều chỉnh giao diện cho website, thiết kế banner, thay banner hoặc thay đổi bất cứ vấn đề nào của website đểu sẽ phải có hiểu biết và chuyên môn kỹ thuật.
  • Website của bạn có thể bị virus, hacker, load chậm…

–> Tìm hiểu tại sao phải đăng ký website với bộ công thương

e-commerce la gie-commerce la gi

Đối thủ cạnh tranh

Bạn bắt đầu kinh doanh với lĩnh vực nào đó thì đối thủ của bạn có thể đã bắt đầu trước bạn từ lâu rồi. Bởi thời đại công nghệ 4.0 luôn cần phải nhanh nhạy, tinh tế và chớp thời cơ, có chiến lược thì mới có thể đuổi kịp và cạnh tranh ngang bằng với đối thủ của bạn.

Xem thêm:

TOP 4 Xu hướng thương mại điện tử 2022

Thương mại điện tử đã và đang là “kim chỉ nam” cho nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thì ngành công nghiệp triệu đô này cũng đã có nhiều biến chuyển lớn trong xu hướng phát triển. Trong bài viết này, Tax Plus sẽ cung cấp 4 xu hướng thương mại điện tử tiềm năng nhất trong năm nay.

1. Thương mại xã hội – S

ocial Commerce là gì?

Social Commerce là việc sử dụng các trang mạng xã hội (MXH) như Facebook, Tiktok, Zalo , Instagram… làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và e-Commerce (Thương mại điện tử).

social commerce là gìsocial commerce là gì

Theo Statista, doanh số Social Commerce toàn cầu ước tính đạt 958 tỷ USD vào năm 2022, và đạt 2900 tỷ USD vào năm 2026.

1.1. Xây dựng thương hiệu mạnh và nhận thức về sản phẩm

Nâng cao nhận thức về sản phẩm là giai đoạn quan trọng để tạo ra khách hàng tiềm năng, là lúc người mua xác định được nhu cầu của đối với 1 sản phẩm. Nắm bắt nhu cầu khách hàng, người bán có thể tận dụng cơ hội để tạo ra sự quan tâm thông qua các nền tảng mạng xã hội và công cụ marketing.

Trong nhiều năm trở lại đây, mạng xã hội đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn này, đặc biệt là trở thành một công cụ mạnh trong việc xây dựng thương hiệu. Bằng cách chia sẻ những thông tin hữu ích trên các mạng xã hội cộng thêm mật độ xuất hiện dày đặc, các thương hiệu và nhà bán hàng có thể tương tác với người mua trên quy mô lớn hơn, đạt được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Và đây cũng là nơi nuôi dưỡng sự quan tâm của khách hàng và giữ chân họ tương tác với sản phẩm và dịch vụ lâu dài hơn.

1.2. Rút ngắn chu kỳ bán hàng

Sau khi đạt được sự quan tâm của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, điểm bán hàng độc đáo (USP) sẽ là yếu tố quan trọng chứng minh bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Bằng việc đẩy mạnh thương mại xã hội, việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng đến giai đoạn mua hàng được tăng tốc đáng kể.

Doanh nghiệp và người bán cho phép người dùng biết thông tin sản phẩm, giá cả, tính năng,…trên các mạng xã hội. Với thương mại xã hội, người mua có thể mua hàng trực tiếp chỉ bằng vài cú click chuột, tiến trình mua hàng được thực hiện nhanh hơn.

1.3. Tăng mức độ trung thành của khách hàng

Mạng xã hội đã và đang trở thành một kênh trực tiếp để xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và người bán. Và nó cũng trở thành một chiến lược tiếp thị quan trọng cần được ưu tiên trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Với việc cung cấp thông tin sản phẩm phong phú, dịch vụ khách hàng tuyệt vời, người bán có thể dễ dàng và nhanh chóng bán được hàng lần đầu, duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng và biến họ thành khách hàng thân thiết.

2. Thương mại di động – M

-Commerce là gì?

m commerce la gim commerce la gi

Thương mại di động (M-Commerce) là việc sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện các giao dịch thương mại trực tuyến, bao gồm mua và bán sản phẩm, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn.

Theo báo cáo của Adjust, đến cuối năm 2022, M-Commerce đóng góp 54% tổng doanh thu thị trường Thương mại điện tử.

m-commerce là gìm-commerce là gì

2.1. Tính rộng khắp (Ubiquity)

Tính rộng khắp của thương mại di động cho phép người dùng có khả năng lấy những thông tin bất kỳ mà họ thích trong bất cứ thời điểm nào mà họ muốn thông qua các thiết bị di động kết nối internet mà không cần phải quan tâm đến vị trí của họ.

Sử dụng M-Commerce, người dùng vẫn có thể hoạt động một cách bình thường ở mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp các dịch vụ hay ứng dụng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu phát sinh của khách hàng.

2.2. Tính tiện lợi cao

Với sự phát triển của Internet, người sử dụng hoạt động thoải mái trong môi trường mạng máy tính không dây.

Không giống như việc sử dụng máy tính truyền thống, các thiết bị di động có thể mang đi dễ dàng, tùy biến theo nhiều kiểu màn hình khác nhau. Ngoài ra, các thiết bị di động cho phép người dùng có thể kết nối với internet một cách nhanh chóng và dễ dàng.

2.3. Cá nhân hóa

Thương mại di động có tính cá nhân hóa rất cao. Bởi mỗi người sẽ sở hữu những thiết bị di động của riêng mình. Các ứng dụng di động sẽ có cơ hội truy cập vào các thông tin dữ liệu cá nhân khách hàng (nếu được cho phép). Từ đó biết được những thói quen, sở thích, các hoạt động của họ để cung cấp những dịch vụ phù hợp với từng cá nhân.

3. Bán hàng đa kênh (Omni-channel)

Omni Channel được hiểu đơn giản là bán hàng đa kênh . Mô hình này giúp bạn tiếp cận khách hàng thông qua nhiều nền tảng phổ biến nhưng vẫn hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý.

Theo Statista, 47% doanh nghiệp Thương mại điện tử tin rằng Omni-channel là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh năm 2021.

3.1. Đa dạng kênh bán và tiếp cận khách hàng tiềm năng

Omni-channel sẽ giúp các nhà bán mở rộng kinh doanh trên nhiều kênh bán từ đó có thể tối đa hóa doanh thu, tận dụng lợi thế tiềm năng từ các nền tảng bán hàng và mạng xã hội. Bên cạnh đó, mở rộng kênh bán cũng giúp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng mới, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Nắm bắt được xu thế, Boxme đã phát triển một giải pháp bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh – Omisell, giải pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp, nhà bán đăng bán lên nhiều kênh chỉ trong 1 lần thực hiện, đồng bộ tồn kho và theo dõi kết quả kinh doanh.

Khi bán hàng đa kênh, nhà bán sẽ gặp phải khó khăn trong khâu quản lý đơn hàng và tồn kho, và tính năng của Omisell sẽ giúp nhà bán giải quyết toàn bộ những rào cản này, không chỉ giúp các nhà bán kết nối và quản lý tập trung đơn hàng, tồn kho, cửa hàng trên các nền tảng mà Omisell còn còn tích hợp hàng trăm các ứng dụng giúp tối ưu vận hành, quản trị doanh nghiệp của bạn trên một nền tảng duy nhất như kế toán, chăm sóc khách hàng, marketing…

3.2. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau

Với vai trò là mô hình bán hàng đa kênh, hiển nhiên doanh nghiệp có thể sử dụng nó để quảng bá và tiếp thị thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ số hiện nay, khách hàng có nhiều lựa chọn để mua sắm hơn thay vì chỉ qua một kênh bán hàng trực tiếp như trước, là thời đại mua sắm trực tuyến lên ngôi và phát triển rộng rãi. Với mô hình Omni-Channel, doanh nghiệp hoặc nhà bán lẻ có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình rộng rãi hơn.

3.3. Nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn

Yếu tố sống còn cho mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh là nhu cầu thị trường của sản phẩm và nó luôn luôn thay đổi theo nhu cầu của người dùng. Vì vậy, nắm bắt xu hướng thị trường trước hết có thể giúp doanh nghiệp tồn tại và sau đó là đi trước các đối thủ khác để tận dụng lợi thế của thị trường.

Và Omni-channel giúp nhà bán hàng giải quyết các vấn đề này, sản phẩm sẽ được quảng bá và tiếp thị qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ đó nhà bán hàng có thể thống kê sản phẩm tiềm năng, dự đoán xu hướng thị trường để đề ra những kế hoạch chiến lược phù hợp cho tương lai. Đồng thời, tạo ra sự chuyên biệt và đồng bộ trong chiến lược tiếp thị và quảng bá, nhờ vậy khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.

4. Xu hướng Thương mại điện tử MGM/ KOL/ KOC

Xu hướng MGM/KOL/KOC ngày càng trở nên phổ biến và tác động mạnh mẽ đến quyết định tiêu dùng của khách hàng. Theo AsiaPac, MGM/KOL/KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 60%.

4.1. MGM

MGM (Member Get Member) – tiếp thị giới thiệu, là hình thức tiếp thị được đánh giá cao sẽ là xu hướng thương mại điện tử trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, MGM chính là cách mà doanh nghiệp có thể khiến khách hàng trở thành người bán hàng cho thương hiệu của mình. Nhờ vào những khách hàng cũ, doanh nghiệp đã có những chiến lược khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến người thân hoặc là bạn bè của mình dưới hình thức giảm giá hoặc chia hoa hồng trực tiếp cho người giới thiệu.

MGM là công cụ bán hàng có khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Bởi vì, người dùng có xu hướng hỏi thăm những người đã dùng sản phẩm cho nên khi có một người nào đó thân quen giới thiệu họ sẽ có sự tin tưởng hơn về sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng.

4.2. KOL

KOL (Key Opinion Leader) là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó và có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng. KOL có thể là diễn viên, ca sĩ, Vlogger, Blogger,… sở hữu lượng người hâm mộ đông đảo và đây cũng là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới.

xu-huong-thuong-mai-dien-tu-2022xu-huong-thuong-mai-dien-tu-2022

Chính vì vậy, khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo nào đó doanh nghiệp thường kết nối với các KOL với mục đích quảng cáo sản phẩm đến tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Dù cho kinh doanh truyền thống hay thương mại điện tử KOL đều có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách hàng cho nên hình thức này cũng khá phổ biến.

4.3. KOC

KOC (Key Opinion Consumer) là người tiêu dùng chủ chốt, cũng tương tự như KOL nhóm người này họ cũng có một lượng người hâm mộ và theo dõi cực lớn. Tuy nhiên KOC có thể tác động mạnh mẽ đến quyết định người tiêu dùng nhiều hơn.

Có thể nói, KOC là quảng cáo nhưng là quảng cáo tự nhiên. Bằng cách review sản phẩm trực tiếp, KOC quảng cáo sản phẩm bằng cách đánh giá chân thật chi tiết sản phẩm từ nguồn gốc cho đến cách sử dụng. Chính vì đứng trên cương vị khách hàng cho nên KOC rất hiểu tâm lý và dễ dàng lấy được niềm tin của khách hàng. KOC có thể giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và thúc đẩy hành vi mua hàng một cách nhanh chóng.

TOP 3 sàn E-commerce lớn nhất Việt Nam hiện nay

Shopee

Sàn e-commerce ShopeeSàn e-commerce Shopee

Tính đến thời điểm hiện tại, sàn thương mại điện tử này đã du nhập vào Việt Nam được 5 năm. Shopee từ một trang thương mại điện tử “non trẻ” đã trở thành một “ông lớn” đi đầu trong lĩnh vực này.

Với các ưu điểm nổi bật, Shopee từng bước chinh phục người dùng. Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử này còn sở hữu các chiến lược Marketing hiệu quả. Vậy nên, kênh mua sắm này đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư cũng như khách hàng tiềm năng.

Tiki

Sàn e-commerce ShopeeSàn e-commerce Shopee

Tiki nổi tiếng là sàn thương mại điện tử chuyên giao dịch văn phòng phẩm như: sách, truyện, dụng cụ học tập,… Không dậm chân tại chỗ, Tiki tiếp tục mở rộng sang các mặt hàng khác như: công nghệ, mỹ phẩm, thực phẩm chất năng,… Tiki đã gia nhập vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam 11 năm. Đây được xem là một trong những “tiền bối” đi đầu trong lĩnh vực này tại nước ta.

Lazada

Sàn e-commerce ShopeeSàn e-commerce Shopee

Năm 2012, Lazada tấn công vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Lợi thế của kênh mua sắm này là sở hữu nguồn vốn nước ngoài lớn. Vì Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Tương tự Shopee và Tiki, Lazada cung cấp đa dạng sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thời gian đầu khi hoạt động, Lazada không được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng sản phẩm trên kênh thương mại này ngày càng cải thiện. Nhờ đó, Lazada vẫn nằm trong top những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.

TOP 15 Thống kê + góc độ định hướng hoạt động mua sắm trực tuyến 2023

20232023

Sau hơn hai năm tăng trưởng vượt bậc sau Covid 19, xu hướng thương mại điện tử năm 2023 mà các nhà bán lẻ trực tuyến có thể mong đợi là gì?

Trong khi người mua sắm đang quay trở lại hình thức truyền thống, thói quen thương mại điện tử của họ đã được thiết lập. Các chuyên gia dự đoán doanh số thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới sẽ tăng từ khoảng 5 nghìn tỷ đô la Mỹ lên chỉ hơn 8 nghìn tỷ đô la vào năm 2026.

Untitled1234321Untitled1234321

Xu hướng thương mại điện tử 2023: 15 điều cần phải có để bán hàng trực tuyến thành công. Vì vậy, cần những gì để cung cấp thương mại điện tử xuất sắc vào năm 2023?

Từ việc chuyển sang mua sắm tại cửa hàng cho đến nỗi lo về tài chính, 15 xu hướng và ảnh hưởng hàng đầu của thương mại điện tử năm 2023 bao gồm:
1. Omnichannel
2. Mobile shopping
3. Social commerce
4. Customer service
5. Inflation issue
6. Sustainability
7. Re-commerce
8. Personalization
9. Subscription commerce
10. BOPIS
11. Payment options
12. New consumers enter market spaces
13. Augmented reality, AI , Metaverse
14. Delivery
15. UGC : User-generated content

Top 1. Khi mua sắm quay trở lại IRL, năm 2023 là thời điểm các thương hiệu phải tối ưu hóa đa kênh

Sau hai năm chủ yếu mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng đã sẵn sàng cho trải nghiệm tại cửa hàng. Với các hạn chế COVID được nới lỏng và mong muốn tương tác trực tiếp, các cửa hàng truyền thống đang phục hồi.

“Doanh số bán hàng trực tuyến vẫn chiếm một phần lớn doanh số bán lẻ so với trước đại dịch. Nhưng họ đã giảm dần từ mức đỉnh điểm vào mùa xuân năm 2020, ”Nathaniel Meyersohn của CNN Business cho biết.

Mặc dù sự bùng nổ thương mại điện tử có thể đang chậm lại, nhưng kỳ vọng của khách hàng vẫn ở mức cao.

“Gần 75% người mua sử dụng nhiều kênh trước khi mua và 73% người tiêu dùng thương mại điện tử cho biết họ sử dụng nhiều kênh khác nhau trong hành trình khách hàng của họ.”

Hành trình mua sắm không dừng lại hoặc thường bắt đầu ngay trên trang web của công ty hoặc thương hiệu. Khách hàng trung thành sẽ theo dõi các trang truyền thông xã hội của bạn, tương tác với thương hiệu của bạn, đóng vai trò là người ủng hộ thương hiệu (hoặc người gièm pha – eek) và họ cũng sẽ so sánh giá giữa các thương hiệu và nền tảng khác nhau.
Nghĩa là: đừng bỏ qua trải nghiệm trực tuyến của bạn. Thay vào đó, hãy tìm cách thiết kế và cung cấp trải nghiệm mua sắm đa kênh linh hoạt. Các thương hiệu có cả vị trí kỹ thuật số và địa điểm thực tế phải hoạt động để loại bỏ sự xung đột kể từ khi người mua sắm chuyển kênh và lướt web.

Thông tin chi tiết về xu hướng thương mại điện tử năm 2023 khi nói đến đa kênh bao gồm:

  • Cung cấp các tùy chọn thực hiện và trả lại linh hoạt (nhiều hơn về những tùy chọn sau)
  • Cho phép các cộng tác viên tại cửa hàng truy cập chi tiết tài khoản khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt hơn
  • Đảm bảo hàng tồn kho tại cửa hàng được phản ánh trực tuyến theo thời gian thực
  • Đầu tư vào AR và các công nghệ phong phú khác để tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến tự nhiên hơn.

Đối với một số công ty, người mua sắm có thể có những kỳ vọng khác nhau giữa trực tuyến so với tại cửa hàng. Tìm hiểu cách khách hàng thích mua sắm với bạn và tối ưu hóa trải nghiệm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

Các thương hiệu mang đến trải nghiệm mua sắm đa kênh hiệu quả sẽ tiếp tục phát triển mạnh vào năm 2023.

Top 2. Bây giờ bạn có nghe thấy tôi nói không?

Tất nhiên là không, chúng ta không nói chuyện trên điện thoại nữa: Di động sẽ là động lực tăng doanh thu lớn cho thương mại điện tử vào năm 2023.

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng khi thiết bị của chúng ta ngày càng nhỏ đi, thì kỳ vọng của chúng ta về chúng càng lớn? Ngày nay, chúng ta dành một lượng thời gian trực tuyến kỷ lục và phần lớn thời gian đó được dành cho việc mua sắm. Nhưng trực tuyến không còn có nghĩa là “trên máy tính”. ( TaxPlus có thể cảm thấy Gen Z cùng đảo mắt tròn xoe khi TaxPlus chia sẻ nội dung này.)

Giờ đây, việc người tiêu dùng – ngay cả Thế hệ Alpha, luôn luôn có điện thoại di động trong tầm tay và sử dụng chúng để điều hướng nhiều hơn là nhắn tin và gọi điện là điều bình thường.

“Người Mỹ trung bình cứ 10 phút lại kiểm tra điện thoại một lần.” theo World of Statistics

Theo Statista, “thiết bị di động chiếm 71% lưu lượng bán lẻ và tạo ra 61% đơn đặt hàng mua sắm trực tuyến.”

Người tiêu dùng nhiều lần chọn thương mại điện tử làm kênh mua sắm ưa thích của họ. Đến năm 2024, doanh số thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu dự kiến ​​đạt gần 4,5 nghìn tỷ đô la và chiếm 69,9% tổng doanh số thương mại điện tử bán lẻ.

Các thương hiệu muốn trụ lại cuộc chơi cần phải nắm bắt được tâm lý mua sắm di động này. Điều đó có nghĩa là thiết kế trải nghiệm ưu tiên thiết bị di động (không chỉ thu nhỏ trải nghiệm máy tính để bàn của bạn thành một màn hình nhỏ hơn). Nó cũng có nghĩa là cung cấp các tùy chọn thanh toán thân thiện với điện thoại (như Apple Pay và Google Pay) và giúp việc thanh toán trên thiết bị di động trở nên dễ dàng.

Top 3. Social commerce đóng một vai trò to lớn

Ngày càng có nhiều thương hiệu sử dụng Social commerce để gặp gỡ và bán hàng cho khách hàng ở bất kỳ đâu.

Người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cấp dữ liệu xã hội của họ để mua sắm, đề xuất và bán hàng thương mại điện tử đơn giản. Theo một báo cáo, 48% người tiêu dùng hiện có khả năng mua hàng trực tiếp từ TikTok.

Gen Z nói riêng sử dụng TikTok để tìm kiếm và đề xuất sản phẩm nhiều hơn Google.

“Doanh số toàn cầu thông qua các nền tảng mạng xã hội ước tính đạt 992 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 và dự báo cho thấy doanh số thương mại xã hội sẽ đạt khoảng 2,9 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2026.”

Cho dù bạn quyết định bán hàng trực tiếp thông qua mạng xã hội hay không, đừng bỏ qua các kênh này trong chiến lược thương mại điện tử của bạn.

Social commerce là rất quan trọng để các thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ và dự kiến ​​sẽ tạo ra doanh thu 30,73 tỷ đô la vào năm 2023, chiếm 20% doanh số thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu.

Top 4. Dịch vụ khách hàng: Nền tảng cho thương hiệu và thương mại điện tử vào năm 2023

Vì dịch vụ khách hàng thường là đầu mối liên hệ duy nhất của người mua hàng với doanh nghiệp trực tuyến, nên các nhà bán lẻ cần ưu tiên dịch vụ này.

Khi khách hàng có thắc mắc về việc chọn màu, kích cỡ, theo dõi tracking đơn hàng hoặc yêu cầu hoàn lại tiền, họ muốn được trợ giúp nhanh chóng. Điều đó có nghĩa là giúp họ dễ dàng tìm được trợ giúp trên kênh ưa thích của mình, cho dù đó là điện thoại, mạng xã hội hay trò chuyện trực tiếp.

“87% người tiêu dùng chi tiêu ít hơn hoặc bỏ hoàn toàn các thương hiệu không cung cấp dịch vụ khách hàng tốt.”

Công nghệ chatbot đang phát triển nhanh chóng và một số chuyên gia nhận thấy chúng đóng vai trò lớn hơn nữa trong trải nghiệm mua sắm trực tuyến với các đề xuất sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa hơn.

Thương mại điện tử không bao giờ ngủ, vì vậy hãy chắc chắn rằng dịch vụ khách hàng của bạn luôn sẵn sàng phục vụ 24/7.

Top 5. Lạm phát và ngân sách eo hẹp ảnh hưởng đến chi tiêu trực tuyến

Tác động của lạm phát đối với chi tiêu của người tiêu dùng có thể sẽ kéo dài đến hết năm 2023. Ngân sách eo hẹp và người mua sắm chú ý đến việc mua hàng của họ.

Hai công cụ tốt nhất của bạn để xoa dịu sự lo lắng của họ? “Lợi nhuận linh hoạt và các tùy chọn thân thiện với ngân sách mua sắm.”
Bạn có nghĩ rằng chính sách hoàn trả linh hoạt có hại cho công việc kinh doanh không? Nghĩ lại. Đúng vậy, việc trả hàng có thể tốn kém, nhưng người mua hàng sẽ trả lại sản phẩm bất kể bạn có dễ dàng trả hàng hay không. Một quy trình nghiêm ngặt hoặc phức tạp sẽ không ngăn họ trả lại sản phẩm của họ mà sẽ ngăn họ quay lại với bạn.

“67% người mua hàng kiểm tra chính sách đổi trả trước khi mua hàng trực tuyến – có nghĩa là một chính sách tồi có thể khiến họ không muốn mua nữa.”

Mặt khác, 92% người tiêu dùng sẽ mua lại từ một thương hiệu nếu quá trình trả lại hàng dễ dàng. Khi sự lo lắng về tài chính tăng cao, người mua sắm cần được đảm bảo hơn bao giờ hết. Theo Bloomberg Quicktake

Top 6. Tính bền vững duy trì hoạt động kinh doanh

Green commerce đang trên đà phát triển. Ngay cả trong bối cảnh lo ngại về tài chính, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi nhiều hơn để mua hàng từ các thương hiệu bền vững.

“52% người tiêu dùng nói rằng đại dịch khiến họ coi trọng tính bền vững hơn.”

Các trang web, như Thrive, cung cấp nhiều trải nghiệm mua sắm có ý thức về môi trường hơn (từ sản phẩm đến thực tiễn hoàn thành của họ) đang trở nên phổ biến, khiến chiến lược lưu thông trở thành sứ mệnh quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn thành công. Điều đó có ý nghĩa gì đối với thương mại điện tử vào năm 2023?

Mong đợi sẽ thấy nhiều thương hiệu chấp nhận các khía cạnh xanh hơn của họ. Ví dụ:

  • Bán các sản phẩm được làm bằng vật liệu bền vững hơn
  • Đầu tư vào vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường hơn
  • Cho phép người dùng chọn các tùy chọn vận chuyển bền vững hơn (ví dụ: “Gửi tất cả các mặt hàng cùng một gói, thay vì gửi khi chúng có sẵn”)
  • Giúp mọi người dễ dàng tái chế các mặt hàng hoặc mua sắm các mặt hàng đã được sở hữu trước trực tiếp từ trang web của bạn

Top 7. Re-commerce quay vòng trên sàn diễn xu hướng thương mại điện tử năm 2023

Đến năm 2025, ngành công nghiệp thời trang và may mặc được dự đoán sẽ vượt quá 1 nghìn tỷ đô la.
Ngành thời trang và may mặc bao gồm:

  • Quần áo
  • Ví + túi
  • Đôi giày
  • Phụ kiện, như đồ trang sức.

Khi tính bền vững trở thành một yếu tố quan trọng khi quyết định mua hàng của một thương hiệu và các lựa chọn mua sắm hợp lý hơn đang được tìm kiếm thì recommerce sẽ đóng một vai trò lớn hơn nhiều khi nói đến xu hướng thương mại điện tử năm 2023.

“65% tất cả những người mua sắm sử dụng một số dịch vụ bán lại hoặc bán recommerce.”

Những người đi tiên phong trong phong trào bán lại thương mại là các công ty bán lại các sản phẩm có thương hiệu (ThredUp, Poshmark, ebay, v.v.), nhưng nó chắc chắn không chỉ dành cho các nhà bán lẻ bên thứ ba nữa.

Các thương hiệu lớn như Patagonia, Levi’s và REI đang tập trung vào sự bền vững và nỗ lực bán lại thương mại. Xét cho cùng, các thế hệ tương lai muốn mua hàng có mục đích và việc có một thế giới còn lại để sống là một yếu tố thúc đẩy họ.

Top 8. Cá nhân hóa trở thành yếu tố quyết định sự trung thành với thương hiệu

Hầu hết người tiêu dùng đều khao khát một thương hiệu hiểu rõ họ đủ để cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa đến mức đa số mọi người sẽ trả nhiều tiền hơn cho các doanh nghiệp cung cấp những nét riêng thu hút họ.

“60% người tiêu dùng cho biết họ sẽ trở thành khách hàng lặp lại sau khi trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.”

Khi người bán thương mại điện tử tận dụng dữ liệu mà khách hàng vui vẻ chia sẻ để có trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, mức độ tương tác của khách hàng, lòng trung thành và lợi nhuận cuối cùng sẽ tăng theo cấp số nhân.

Nếu bạn không cá nhân hóa nội dung cho khách hàng của mình trên tất cả các kênh, bạn sẽ đánh mất họ vào tay những thương hiệu đầu tư vào việc tìm hiểu khách hàng của họ. Điều này có nghĩa là thu hút họ trên các kênh họ thích và hỗ trợ họ trong suốt hành trình của khách hàng bằng các ưu đãi được cá nhân hóa.

Top 9. Subscription Commerce: Thúc đẩy tỷ lệ giữ chân khách hàng và tăng doanh thu

Việc giành được khách hàng mới có thể tốn kém nhiều chi phí và đòi hỏi nhiều thời gian, mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào là có được các mối quan hệ khách hàng lâu bền với thời gian. Xu hướng thương mại điện tử năm 2023 hướng tới việc Subscription Commerce trở thành một loại thương mại điện tử quan trọng hơn. Người bán kỹ thuật số và thị trường trực tuyến đang thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và doanh thu bằng các mô hình đăng ký.

“Gần 35% người mua sắm trực tuyến hàng tuần sử dụng đăng ký.”

Với các mô hình kinh doanh và thực hiện phù hợp được đưa vào chiến lược Subscription Commerce, những con số đó chắc chắn sẽ tăng lên.

Sau tất cả, khách hàng sẽ tiếp tục mong đợi sự đơn giản và tiện lợi khi mua sắm, có sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn yêu thích và bạn sử dụng thường xuyên không? Subscription Commerce loại bỏ việc đặt hàng và giao hàng thủ công, giúp việc mua hàng của bạn trở nên liền mạch và có mặt khi bạn cần.

Top 10. BOPIS: Thực hiện linh hoạt là tất cả những gì nổi bật khi nói đến xu hướng thương mại điện tử năm 2023

Mua hàng trực tuyến-nhận hàng tại cửa hàng (BOPIS) đã trở nên rất phổ biến trong thời gian COVID-19 khóa cửa và người mua sắm chưa sẵn sàng từ bỏ nó khi các cộng đồng mở cửa trở lại.

BOPIS cung cấp cho người tiêu dùng khả năng mua hàng trực tuyến và lên lịch nhận các mặt hàng của họ tại một địa điểm cửa hàng thực.

“Trên toàn cầu, BOPIS được dự đoán là thị trường trị giá 703 tỷ đô la vào năm 2027.” – theo ResearchAndMarkets.com

Việc thực hiện linh hoạt còn xa mới mẻ – các nhà bán lẻ lớn như Target đã đầu tư rất nhiều vào khía cạnh đáp ứng và trải nghiệm khách hàng trong hơn bảy năm, sử dụng giao hàng đến cửa hàng, vận chuyển từ cửa hàng và BOPIS (mua trực tuyến, nhận hàng tại cửa hàng ) tùy chọn.

BOPIS làm cho việc thực hiện trở nên thuận tiện cho khách hàng, giúp tăng lòng trung thành và do đó doanh số bán hàng – kỳ vọng nó sẽ tăng tầm quan trọng vào năm 2023 khi người tiêu dùng tìm kiếm các cách để tiếp tục mua các sản phẩm họ yêu thích khi ngân sách eo hẹp.

Top 11. Các tùy chọn thanh toán là công cụ thay đổi cuộc chơi hoặc kẻ giết cuộc chơi đối với thương mại điện tử vào năm 2023

Một trong những lý do lớn nhất dẫn đến việc từ bỏ giỏ hàng là quá trình thanh toán hoặc kiểm tra khó khăn. Nếu không đơn giản để khách hàng có thể hoàn tất giao dịch mua hàng kỹ thuật số của mình, họ không ngại để các mặt hàng trong giỏ hàng và tìm người bán trực tuyến giúp mua hàng dễ dàng.

Theo Statista, ví điện tử và ví di động chiếm khoảng một nửa số giao dịch thanh toán thương mại điện tử trên toàn thế giới, khiến ví kỹ thuật số trở thành phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất – cho đến nay.

“PayPal là cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu, với 60% thị phần .” theo FinancesOnline

PayPal có hơn 426 triệu người dùng đang hoạt động, cho phép đơn giản hóa việc mua hàng trên nhiều loại tiền tệ.

Các tùy chọn thanh toán hàng đầu khi nói đến xu hướng thương mại điện tử năm 2023:

  • Ví di động tiếp tục cách mạng hóa thanh toán tại điểm bán hàng. Vào năm 2020, hơn một tỷ người mua sắm đã thực hiện thanh toán bằng ví điện tử hoặc di động.
  • Khi các thế hệ trẻ tham gia thị trường, họ muốn có các tùy chọn thanh toán khác nhau. Ví dụ: các nhà bán lẻ đang sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp qua mạng xã hội để cập nhật sở thích của họ và mang họ quay trở lại để biết thêm.
  • Các lựa chọn tài chính linh hoạt giúp bạn dễ dàng mua hàng và mua được hàng hóa mà người tiêu dùng khao khát.

Top 12. Thế hệ Alpha và Thế hệ Z: Thế hệ tiếp theo của những người mua sắm tham gia thị trường

Vào năm 2023, sẽ có nhiều người tiêu dùng tham gia vào bối cảnh mua hàng thương mại điện tử hơn và họ không phải là thế hệ của ông bà bạn – ít nhất là như vậy.

Khi nói đến sức mạnh chi tiêu, các thế hệ trẻ có kế hoạch thực hiện những công việc nặng nề khi nói đến việc duy trì hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ, với 32% thế hệ Z cho biết họ sẽ chi tiêu nhiều hơn trong kỳ nghỉ lễ năm 2022 – một hợp đồng lớn đối với 46% những người tiêu dùng có kế hoạch thắt lưng buộc bụng khi chi tiêu.

Các nhà bán lẻ cần phải thích ứng với các thế hệ cường quốc này và sở thích mua hàng của họ.

Giới trẻ có được sự hiểu biết về kỹ thuật số chưa từng có nhờ COVID-19, khi các trường học trên toàn cầu bị đóng cửa và họ mong đợi các thương hiệu cũng thông minh như họ khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên internet.

  • 55% người thuộc thế hệ Z sử dụng điện thoại thông minh hơn 5 giờ mỗi ngày và 26% sử dụng điện thoại của họ hơn 10 giờ mỗi ngày.
  • Hơn 40% thế hệ Z thà mất ví hơn là điện thoại thông minh của họ.
  • Gần hai trong số ba trẻ em từ 8 đến 11 tuổi có quyền sử dụng điện thoại thông minh.

“97% Gen Z sử dụng mạng xã hội làm nguồn cảm hứng mua sắm hàng đầu của họ.”

Trải nghiệm mua sắm được kết nối, lặp lại một lần nữa: đa kênh là điều PHẢI CÓ được mong đợi cho những thế hệ này. Họ sẽ không xem xét việc mua hàng mà không nghiên cứu trước và nghiên cứu của họ không được thực hiện theo cách giống như các thế hệ trước họ.

Social commerce và các ứng dụng như Instagram, TikTok, Snapchat, Spotify và Twitter cung cấp các đề xuất xác thực và đáng tin cậy từ những người có ảnh hưởng, cũng như các tùy chọn mua giúp bạn dễ dàng mua hàng.

(Nếu bạn nghĩ rằng những kẻ đánh lừa này sẽ không thay đổi thế giới kinh doanh, có lẽ bạn nên biết rằng Google không phải là công cụ tìm kiếm mà họ lựa chọn: TikTok hiện đang giữ vị trí vinh dự đó.)

Những thế hệ này không phải là những người kiên nhẫn nhất trong số chúng ta, vì vậy nếu họ không thể đạt được những gì họ muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng, họ sẽ giao việc kinh doanh của mình cho những người bán hàng điện tử có thể phân phối.

Top 13. Augmented reality, AI, Metaverse

Trong một thời gian dài, video và thực tế tăng cường đã đóng một vai trò quan trọng trong thương mại điện tử.

Video giới thiệu cho phép khách hàng tiềm năng hiểu rõ hơn về sản phẩm của bạn, trong khi AR cung cấp cho người tiêu dùng khả năng hình dung sản phẩm ở dạng 3D. Sau đó,… có Metaverse, nơi thực tế ảo, thực tế tăng cường và vật lý kết hợp, tạo ra một môi trường do máy tính tạo ra, nơi người dùng có thể tương tác, mua các vật phẩm, trò chơi và có trải nghiệm như trong thế giới thực.

“Người mua sắm tương tác với hình ảnh 3D của sản phẩm nhiều hơn gần 50% so với hình ảnh tĩnh.” theo Paul do Forno

Hiện tại, các trường hợp sử dụng metaverse bán lẻ chủ yếu là thử nghiệm, nhưng các thương hiệu đang kêu gọi tiến tới biên giới thương mại tiếp theo. Nhà tiếp thị điện tử xác định thời trang, làm đẹp và hàng gia dụng là ba danh mục bán lẻ hàng đầu có tiềm năng cao trong siêu thị.

Top 14. Giao hàng: Giữ lời hứa hoàn thành đúng hẹn

Giao hàng đúng hẹn hiện là ưu tiên tuyệt đối của những người bán hàng thương mại điện tử. Những ngày đóng gói một sản phẩm và gửi nó trên đường đi, tin tưởng rằng nó sẽ đến đích sau một hoặc hai tuần đã qua lâu.

Trong một thế giới mà sự hài lòng tức thì ngự trị, giao hàng không phải là ngoại lệ. Amazon đặt ra tiêu chuẩn vàng cho việc giao hàng khi bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng vào ngày hôm sau và trong ngày.

“93% khách hàng nói rằng tính minh bạch của đơn đặt hàng là rất quan trọng đối với trải nghiệm khách hàng tổng thể của họ.”

Khách hàng muốn biết liệu đơn đặt hàng của họ đã được xử lý chưa, đơn đặt hàng ở đâu trong mỗi bước và khi nào hàng sẽ đến – đó là lý do tại sao tốc độ, giao tiếp và cá nhân hóa là tất cả các yếu tố chính để đáp ứng kỳ vọng giao hàng của người tiêu dùng hiện đại.

Nếu một sản phẩm đến muộn hoặc bị hỏng, người tiêu dùng sẽ đổ lỗi cho thương hiệu của bạn. Các chiến lược thực hiện đơn hàng giúp giữ TẤT CẢ lời hứa về thương hiệu của bạn bao gồm cả việc giao hàng.

15. Bắt đầu với UGC

User-generated content (UGC) là nội dung về thương hiệu do người dùng tạo ra, thay vì chính thương hiệu. Đó là một kỹ thuật tiếp thị nội dung mạnh mẽ, đặc biệt là với sự gia tăng mua sắm ảo gần đây.

“Trên TikTok, video UGC hiệu quả hơn 22% so với video thương hiệu.”

Vấn đề tin tưởng. Và khi tin tưởng vào thương mại điện tử, người tiêu dùng có niềm tin vào nội dung người dùng hữu cơ hơn là nội dung có thương hiệu. Vì vậy, nội dung do người dùng tạo (UGC) như ảnh, video và bài đánh giá của khách hàng cung cấp bằng chứng xã hội tuyệt vời và xây dựng uy tín cho các thương hiệu muốn bán hàng trực tuyến.

UGC có thể hỗ trợ các thương hiệu tạo được niềm tin, đồng thời thúc đẩy sự tương tác thực sự. Vì đó là hai yếu tố chính của thương mại điện tử ngày nay, không có gì lạ khi UGC đã xuất hiện lần đầu trong danh sách xu hướng thương mại điện tử năm 2023.

Trải nghiệm khách hàng luôn là xu hướng thương mại điện tử năm 2023
Khi bạn xây dựng chiến lược thương mại điện tử của mình cho năm 2023, hãy nhớ: trải nghiệm lấy khách hàng làm trung tâm là một xu hướng không bao giờ lỗi thời. Khi nghi ngờ, hãy tự hỏi bản thân, “Khách hàng của tôi muốn gì?” Và bạn sẽ đứng trước thử thách của thời gian.

Lời kết

Bắt kịp xu hướng thị trường và khách hàng luôn là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của nhà bán. Hy vọng rằng, với 15 xu hướng TMĐT 2023 được Tax Plus tổng hợp có thể giúp bạn nhận định được các xu hướng tiềm năng để từ đó đề ra những chiến lược và hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai!

Trên đây chính là những vấn đề cần phải chú ý đến để nắm rõ và hiểu hơn E-commerce là gì. Hy vọng những gì Tax Plus Blog chia sẻ sẽ có ích hơn cho bạn khi kinh doanh E-commerce ở việt Nam trong thời đại hiện nay. Nếu cần tư vấn thêm thông tin nào, có thể liên hệ với chúng tôi theo:

  • Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email: [email protected]
  • Website: https://taxplus.vn/