E-commerce là gì? E-business là gì? So sánh E-commerce và E-business

E-Commerce (tiếng Việt là thương mại điện tử) đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Với sự phát triển của Internet như bây giờ, cụm từ “E-Commerce” đang dần phát triển và khá phổ biến cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sở hữu khả năng tối đa hóa lợi nhuận cùng nhiều lợi ích có giá trị khác. Vậy E-Commerce là gì? Website E-Commerce mang lại lợi ích gì cho khả năng bán hàng của doanh nghiệp?

1- E-Commerce là gì?

Định nghĩa về E-commerce.

E-Commerce (thương mại điện tử) là định nghĩa ám chỉ những hoạt động mua bán những sản phẩm / dịch vụ trên mạng, cụ thể là website. Các hoạt động E-Commerce có thể xảy ra trong mối quan hệ doanh nghiệp với nhau (B2B) hoặc doanh nghiệp – khách hàng (B2C).

1.1- 2 yếu tố chính tạo nên E-Commerce

E-Commerce được hình thành từ 2 thành tố cơ bản:

  • Khảo hàng trực tuyến (Online shopping): Bao gồm tất cả các thông tin thiết yếu phân phối cho khách hàng, đem lại biện pháp mua sắm hợp lí. Định nghĩa này cũng bao gồm luôn cả những hành động kiểm duyệt sản phẩm & mua sắm của khách hàng.
  • Mua hàng trực tuyến (Online purchasing): Là tập hợp tất cả những cơ sở hạ tầng công nghệ để chuyển giao dữ liệu nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm trên Internet. Cơ sở trên là những hệ thống hỗ trợ quy trình mua sắm trên Internet được vận hành suôn sẻ.

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, xu hướng E-Commerce đang trở nên phổ biến hơn, và dần dần định hình lại thói quen mua sắm của người dùng hiện nay. Với E-Commerce, họ có thể tham khảo vô vàn những lựa chọn mua sắm khác nhau mà không cần phải đến tất cả những cửa hàng này.

1.2- Phân loại E-Commerce theo nhóm đối tượng

Phân loại E-commerce.

Dựa trên thành tố đối tượng của người mua và bán, E-Commerce có thể được phân loại như thế này:

  • Mô hình B2B (Business to Business): Đây là mối quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp với nhau, cụ thể bao gồm những công ty, xí nghiệp, cơ quan. Hành vi mua bán này trên Internet cũng tương tự như khi gặp mặt trực tiếp… Ví dụ: một website công ty cung cấp thiết bị y tế A bán 1000 hộp khẩu trang y tế cho bệnh viện B…
  • B2C (Business to Consumer): Thay vì bán cho doanh nghiệp khác, các công ty có thể bán trực tiếp cho các end-user (người sử dụng cuối cùng). Người ta gọi đây là mối quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng trên Internet. Ví dụ: Lotteria nhận order mua gà rán của học sinh từ ứng dụng bán hàng…
  • C2C (Consumer to Consumer): Một số trung gian mua bán nhận hàng từ những công ty/ doanh nghiệp để bán lại cho người dùng cuối cùng trên Internet. Đó là mối quan hệ mua bán giữa người dùng với nhau. Ví dụ: Một anh chàng Lê Văn X nhận mỹ phẩm từ Nivea để bán trên website hoặc qua Facebook.

1.3 – Các công ty E-Commerce lớn trên thế giới

Sau đây là tổng hợp 10 công ty E-Commerce lớn nhất trên toàn thế giới hiện nay, có tác động mạnh mẽ đến xu hướng mua sắm hiện nay. Tất cả những công ty E-Commerce này có độ uy tín lớn, chuyên mua bán các sản phẩm chất lượng cao cùng giá cả phải chăng. Không ít người dùng đã vô cùng hài lòng khi sở hữu những món hàng tốt qua những công ty E-Commerce này.

Taobao

Taobao đang dẫn đầu thị trường E-Commerce tại Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung. “Đứa con cưng” của tập đoàn Alibaba đã sở hữu hơn 500 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Đến với Taobao, bạn có khả năng sở hữu nhiều sản phẩm chất lượng cao như trang sức, thời trang, giày dép… Tuy nhiên việc vận chuyển hàng từ Taobao về Việt Nam thì không đơn giản.

Taobao.

Amazon

Với tuổi thọ lâu đời trên thị trường E-Commerce, Amazon luôn giữ vị trí hàng đầu trong lòng khách hàng mua sắm online. Giao diện dễ sử dụng, thanh toán nhanh chóng với nhiều phương thức đa dạng cùng nhiều chương trình ưu đãi khủng là những ưu điểm đáng chú ý của Amazon.

Với Amazon, bạn có thể sở hữu nhiều sản phẩm với mức giá hợp lý cùng thời gian giao hàng nhanh chóng.

Amazon.

Walmart

Là một trong những website cực lớn của Mỹ, Walmart chuyên bán các loại thiết bị gia dụng – điện tử cùng nhiều mặt hàng khác như thời trang công sở, thể thao, đồ handmade thủ công… Walmart thường hay đem đến cho khách hàng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi vận chuyển vô cùng hấp dẫn vào các dịp đặc biệt. Ngoài ra, website của Walmart có giao diện thân thiện với người dùng nhằm hỗ trợ tối đa trải nghiệm của khách hàng.

Walmart.

eBay

eBay là một trong những nền tảng E-Commerce được ưa chuộng trên thế giới. Website thương mại điện tử này không chỉ đem đến cho người mua nhiều sản phẩm khác nhau mà còn hỗ trợ tận tình cho người bán sản phẩm có thể kinh doanh online một cách tốt nhất. eBay hỗ trợ người bán cập nhật nội dung sản phẩm/dịch vụ cùng nhiều hình ảnh sản phẩm để người bán theo dõi tốt hơn.

eBay thường cung cấp khuyến mãi vào các dịp đặc biệt như Black Friday, Giáng Sinh…

Ebay

Target

Tuy chưa thật sự nổi tiếng như 4 thương hiệu kể trên, Target vẫn là một trong những website E-Commerce khá tuyệt vời dành cho mọi đối tượng. Với Target, không những bạn có thể tiếp cận nhiều loại sản phẩm với giá cả hợp lý mà còn hỗ trợ giao hàng miễn phí. Target cho phép bạn đăng ký tài khoản để có thể mua hàng ưu đãi hơn.

Target

Alibaba

Alibaba là nền tảng E-Commerce khá nổi tiếng ở châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung, hỗ trợ kết nối người dùng và nhà cung ứng lại với nhau để tạo nên môi trường mua bán trực tuyến lành mạnh, uy tín. Các sản phẩm được bán trên Alibaba đều có mức giá hợp lý, được cung cấp bởi những nhà cung cấp hàng đầu. Ngoài ra, Alibaba còn hỗ trợ thanh toán online nhanh chóng, giao hàng siêu tốc giúp bạn sở hữu sản phẩm ngay lập tức.

Alibaba

Flipkart

Khởi đầu trên đất Ấn Độ và dần phát triển trên khắp châu Á, Filpkart đã đi từ một thương hiệu nhà sách trở thành một nền tảng E-Commerce lớn với các sản phẩm như thời trang, thiết bị di động, điện tử… Flipkart cho phép người bán giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ người mua để lại bình luận về sản phẩm cũng như dịch vụ của nhà cung cấp.

Flipkart.

NewEgg

NewEgg là nền tảng E-Commerce chuyên kinh doanh các loại thiết bị điện tử như máy tính, laptop, smartphone… Ngoài ra, NewEgg còn kinh doanh các loại phần mềm như chỉnh sửa video, giáo dục, lập trình web… Tính đến nay, trên website NewEgg có đến gần 4 triệu sản phẩm khác nhau về công nghệ cho người mua thoải mái lựa chọn.

Newegg

Overstock

Overstock là một website E-Commerce nổi tiếng với các sản phẩm như thời trang, nội thất, trang sức, xe hơi… Các sản phẩm được bán tại Overstock đều có chất lượng tuyệt vời cùng giá cả hợp lý. Ngoài ra, chính sách giao hàng nhanh chóng cũng là một thế mạnh mà nền tảng thương mại điện tử này mang lại.

Overstock

Best Buy

Nếu bạn thường hay xem TV, bạn có thể biết đến thương hiệu Best Buy này. Không chỉ nổi tiếng trên tivi, Best Buy còn hoạt động E-Commerce vô cùng nhộn nhịp với các sản phẩm điện tử mới nhất mỗi ngày. Bên cạnh việc kinh doanh, Best Buy còn hỗ trợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị cho khách hàng của mình sau khi mua hàng.

Best Buy

2- E-Business là gì? Sự khác biệt giữa E-Commerce và E-Business

E-Business (tiếng Việt là kinh doanh điện tử) là một quá trình hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp, bao gồm khâu quản lý logistic, quy trình mua hàng online, chăm sóc khách hàng trên Internet, Marketing qua Affiliate (đối tác)… Nhìn lại khái niệm E-Commerce phía trên, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng E-Commerce chỉ là một khái niệm nhỏ trong “bể rộng” E-Business.

E-Business.

E-Business cho phép doanh nghiệp sử dụng các công nghệ thông tin để triển khai kinh doanh trên Internet nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh Online hiệu quả hơn trong từng khâu. E-Business có thể được hình dung qua 3 quá trình sau:

  • Khâu sản xuất thành phẩm, bắt nguồn từ việc đặt mua sản phẩm, tồn kho và thanh toán điện tử với nhà cung ứng.
  • Khâu quảng bá khách hàng, bắt nguồn từ việc triển khai bán hàng, marketing online; xử lý đơn hàng và chăm sóc khách hàng trên các nền tảng Internet.
  • Khâu quản lý doanh nghiệp, bao gồm việc training cho nhân viên cùng các chính sách thưởng, hoa hồng nhằm thúc đẩy lực lượng bán hàng, marketing hoạt động hiệu quả hơn. Những buổi phổ biến mô hình giải pháp kinh doanh sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh được tăng cao hơn bao giờ hết.

3- Vai trò của E-Commerce và E-Business trong kinh doanh

Cả E-Commerce và E-Business đều là hai định nghĩa quan trọng, có tính chất tương hỗ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh Online. Cụ thể hơn, doanh nghiệp triển khai E-Business tận dụng E-Commerce để tối đa hóa doanh số, thúc đẩy tăng cao lợi nhuận trong lâu dài, còn E-Commerce là vũ khí quan trọng để quá trình E-Business tạo nên giá trị cho cả doanh nghiệp và khách hàng của họ. Một hoạt động E-Business hiệu quả sẽ giúp cho E-Commerce triển khai thuận tiện hơn, nhằm đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và kêu gọi họ thanh toán nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Vai trò của E-commerce và E-Business.

Kết luận về E-Commerce

Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp không thê chỉ dựa vào bán hàng bên ngoài mà còn phải tận dụng cả E-Commerce để tiếp cận nhiều người dùng nhất có thể. ITC Việt mong rằng qua bài viết này, các doanh nghiệp sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của E-Commerce đối với định hướng kinh doanh của mình, từ đó tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn với E-Commerce.

ITC Việt là một trong những Agency hàng đầu trong việc đem lại giải pháp E-Commerce  cho các doanh nghiệp thông qua website bán hàng, thương hiệu. Hãy liên hệ ngay với Mona Media để nhận báo giá ưu đãi nhé!