EU gồm những nước nào? Quá trình hình thành và phát triển
Liên minh châu Âu EU được xem là một trong những liên minh quyền lực nhất trên thế giới. Khối liên minh gồm các quốc gia châu Âu này mang lại lợi ích to lớn về chính trị, kinh tế và xã hội cho các quốc gia thành viên. Vậy EU gồm những nước nào? Bài viết này visa GVS sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé.
EU gồm những nước nào?
EU là viết tắt của từ European Union có nghĩa là liên minh Châu Âu, là liên minh kinh tế — chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22%.
EU gồm những nước nào?
EU gồm những nước nào? Như đã thông tin trên, liên mình châu Âu gồm 28 quốc gia thành viên. Cụ thể: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển
Cùng chính vì liên minh kinh tế số một thế giới này mà một loại visa quyền lực chưa từng có được ra đời đó chính là visa Schengen
Các giai đoạn phát triển liên minh châu Âu EU
Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên gồm: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.
- Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia thành viên.
- Năm 1981, tăng lên thành 10.
- Năm 1986, tăng lên thành 12.
- Năm 1995, tăng lên thành 15.
- Năm 2004, tăng lên thành 25.
- Năm 2007, tăng lên thành 27.
- Từ 1 tháng 7 năm 2013, EU có 28 thành viên.
- Năm 2016 Anh tời khỏi EU số thành viên còn lại 27
Tính tới hiện nay EU đã có đến 27 thành viên gấp gần 5 lần so với số thành viên ban đầu
Những đặc điểm chính trị, tài chính của EU
Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Có nghĩa là nếu bạn là công dân của một nước thuộc thành viên EU thì bạn có thể di chuyển hay cư trú ở bất kỳ quốc gia nào. Không cần những loại giấy tờ thông quan như thẻ Visa, thẻ cư trú…
Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Có nghĩa là nếu một quốc gia bị đe dọa chiến tranh thì các quốc gia khác phải có trách nhiệm hỗ trơ và giúp sức cho thành viên đó.
Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Nghị viện Châu Âu là tổ chức đứng đầu và quản lý bộ máy của EU. Tất cả công dân thuộc EU đều có quyền lựa chọn và bầu cử những vị trí mình mong muốn.
Các quốc gia trong khối này không chỉ liên kết về mặt kinh tế mà còn có rất nhiều những ràng buộc khác nữa
Tất cả thành viên trong liên mình Châu Âu đều sử dụng chung một loại tiền tệ là đồng Euro, chỉ có nước Anh là ngoại lệ sử dụng thêm đồng Bảng Anh. Bạn có thể sử dụng đồng Euro để mua, bán, trao đổi tất cả hàng hóa, dịch vụ trong khối.
Ngoài những ngân hàng các nước thành viên thì ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB) là ngân hàng quản lý toàn bộ hoạt động tiền tệ của khối.
Tuy vẫn tồn tại nhiều mâu thuẩn và bất ổn nhưng liên minh Châu Âu vẫn là tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại.
Điều kiện gia nhập khối liên minh Châu Âu EU
Là một trong những tổ chức kinh tế lớn và quyền lực nhất trên thế giới nên có rất nhiều nước muốn trở thành một thành viên của liên minh châu Âu. Vậy để có thể gia nhập EU cần có những điều kiện gì ? Cùng GVS tìm hiểu nhé
EU có bao nhiêu thành viên trong tương lai? Sự phát triển và mở rộng không ngừng của EU khiến số lượng thành viên thường xuyên có những biến động. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có được tư cách tham gia tổ chức này. Để được công nhận là thành viên các nước liên minh Châu Âu, quốc gia đó phải đảm bảo tất cả các tiêu chí về kinh tế, chính trị, luật pháp.
Tiêu chí điều kiện tham gia EU được gọi là Copenhagen. Các yêu cầu cơ bản là chính phủ đó phải có một “chế độ dân chủ ổn định, tôn trọng luật pháp, và các quyền tự do và thể chế tương ứng”.
Điều kiện gia nhập khối liên minh Châu Âu EU
Ngoài ra, hiệp ước Maastricht của EU thống nhất cũng đưa ra một yêu cầu bắt buộc. “Mỗi quốc gia thành viên tại nghị viện Châu Âu phải đồng ý với bất kỳ sự mở rộng nào của tổ chức”.
Ngoài mở rộng từ bên trong, EU cũng siết chặt các mối quan hệ hữu hảo cùng nhiều quốc gia trên Thế Giới. Việt Nam cũng là một trong các đối tác làm ăn của tổ chức EU. Sản phẩm nổi bật của Việt Nam xuất khẩu sang các nước EU chủ yếu là các mặt hàng nông sản. Tiêu biểu nhưng gạo và nhiều dòng rau quả. Đồng thời nước ta cũng là một trong các thị trường làm ăn của EU tại khu vực Châu Á.
Quá trình mở rộng không ngừng này của EU được gọi là “hội nhập Châu Âu”. Một chế độ đánh dấu sự hòa nhập toàn diện, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Trên đây là phần tổng hợp những thông tin quan trọng về quá trình hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu Eu và giúp bạn trả lời các câu hỏi EU gồm những nước nào? Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin địa lý – kinh tế thực sự hữu ích!
Rate this post