ESports là gì? Có khác biệt gì so với chơi game thông thường? – Talkie
Đối với những năm gần đây thì cụm từ “Thể thao điện tử” hay “Esport” gần như đã quá quen thuộc với một số người, nhất đó là đối với những bạn trẻ thuộc thế hệ Genz. Hiện nay Esports đang phát triển rất mạnh mẽ và nó đã trở thành một ngành nghề hay một nền công nghiệp. Người ta không khó để tìm thấy thông tin về những giải đấu triệu đô, những vận động viên eSports có thu nhập cực cao của hàng chục bộ môn thi đấu khác nhau. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc mọi người đã hoàn toàn hiểu và đánh giá đúng về bản chất của nó. Khái niệm “Chơi điện tử” cùng khái niệm “Thể thao” chưa bao giờ được đa số công nhận rằng đây là một sự kết hợp tuyệt vời. Đơn giản, trong quan niệm chung của xã hội, chơi điện tử, chơi games… là cái gì đó mất thời gian, giảm sút sức khỏe, tốn tiền, ảnh hưởng tới cuộc sống trầm trọng. Thậm chí là tệ nạn.
Mục Lục
Vậy khi nào “Chơi Game” mới được xem là “Esport”?
Ở Việt Nam, rất nhiều người vẫn còn dị ứng với Esport (Thể theo điện tử) vì cho rằng Game Online đem đến nhiều hệ lụy và phiền toái cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế cần nhìn nhận lại rằng eSports khác với game online thông thường, và một kết quả nghiên cứu của Đức nói rằng chơi eSports thật sự là thể thao.
Nhưng trước tiên, chúng ta cần phân biệt rỏ một điều: không phải bất kỳ loại game điện tử nào cũng được xem là thể thao. Chỉ có một số ít game được Hiệp hội Thể thao điện tử quốc tế (IeSF) công nhận mới trở thành eSports. Có thể liệt kê một số môn eSports phổ biến như League of Legends, Starcraft, Counter Strike, Crossfire (đột kích), FIFA (game mô phỏng bóng đá), Need4speed (đua xe)… Vậy điều gì đã khiến các thể loại game này trở thành thể thao điện tử?
Đầu tiên, hãy bắt đầu với một định nghĩa về thể thao theo quan điểm truyền thống. Đa khi mọi người nghĩ rằng một hoạt được được gọi là “Thể Thao” là một hoạt động có sự cạnh tranh của một hay một nhóm người ở các độ tuổi khác nhau, sống ở các quốc gia khác nhau, đang chơi với các mục tiêu và quy tắc khác nhau. Trong một môn thể thao, luôn có kẻ thắng người thua. Người chiến thắng sẽ ăn mừng thành tích của mình sau khi giành chiến thắng trong trò chơi, sự kiện hoặc cuộc thi, trong khi người thua thì sẽ thất vọng về việc thua trận.
Tại sao esport cần được xem là một môn thể thao?
Như đã giới thiệu ở trên, esport là hình thức thi đấu, có trọng tài và luật lệ cụ thể. Để tham gia vào cuộc chơi đó thì đòi hỏi bạn sẽ buộc phải:
Có một thể lực tốt.
Khi mà chúng ta tham gia bất kỳ một trò chơi nào dù là bóng đá hay bóng bàn, bóng chuyền, bơi lội thì đều cần phải có một thể lực tốt để:
· Không bị đuối sức trong trận thi đấu
· Tự tin để thể hiện năng lực, đủ sức để có thể chiến đấu
· Không gây ảnh hưởng đến đồng đội cũng như kết quả chung.
Và đối với esport cũng vậy, đối với mỗi cuộc thi đấu hết mình để đạt được kết quả cao nhất thì bản thân mỗi vận động viên đều thực sự rất mệt. Đây sẽ là cảm giác mệt giống như mình thực sự chiến đấu hăng say một môn thể thao ngoài đời thực, chứ không giống như cảm giác uể oải của người chơi game từ sáng đến tối. Và với những người hay mệt mỏi gầy ốm, xanh xao sẽ không thể nào gắn bó lâu dài được với esport. Như vậy, có nhiều nét tương đồng về thể lực, sức khỏe của người chơi thì cho thấy rằng esport đích thực được coi là môn thể thao, và chính là nó một trò chơi trực tuyến nên được gọi là môn thể thao điện tử.
Người chơi eSport thật sự là một người khỏe mạnh cả về trí tuệ lẫn thể lực, bên cạnh đó, tinh thần đồng đội của một games thủ eSport là rất cao. Một đội eSports sẽ không thể chiến thắng nếu thiếu đi một trong số các thành viên của mình. Người tham gia eSports luôn phải có ý thức tự vươn lên, hoàn thiện cho mình những kĩ năng cá nhân, đồng thời phối hợp những kĩ năng đó với đồng đội sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Một kết quả nghiên cứu của ĐH Thể thao Đức cũng cho thấy nhịp tim của các game thủ eSports cao tương đương VĐV chạy marathon, lên đến khoảng 160-180 nhịp đập/phút. “Không có chuyện các game thủ eSports thực hiện thao tác vô tội vạ, vì eSports đòi hỏi rất nhiều kỹ năng phức tạp, một tầng lớp chiến thuật cao cấp…” – ông Froböse nói thêm.
Chỉ cần xem video Darbian lập kỷ lục tốc độ Thế giới trong Super Mario Bros. khi đeo máy theo dõi nhịp tim. Nhịp tim của anh ấy đồng hồ ở 170 BPM.
Vận động với một cường độ đáng nể.
Esport được tổ chức với hình thức những ván đấu. Khi mà cuộc đấu diễn ra càng gay cấn thì đòi hỏi người chơi phải thao tác trên bàn phím và chuột càng nhiều. Cùng với đó là sự động não không ngừng, và nhanh mắt với những chiến thuật của trận đấu.
Khác hẳn với những hình ảnh ngáp ngắn ngáp dài của các game thủ trước màn hình máy tính, thì những vận động viên esport bắt buộc phải có sự tỉnh táo và cố gắng hết sức mình để có thể phối hợp với đồng đội, hướng tới mục tiêu. Đồng thời cần phải tuân thủ các quy định và sự phán quyết của trọng tài. Thì đây cũng là một minh chứng để chứng tỏ rằng esport là môn thể thao.
Đa số các tựa game Online được thiết kế hấp dẫn với mục đích thu hút đông đảo sự chú ý của người chơi. Do đó, người chơi thường cày cuốc suốt đêm để kiếm tiền bằng cách bán vật phẩm cho game thủ khác. Hay đơn thuần chỉ để thỏa mãn đam mê, yêu thích của mình.
Trong khí đó, Esports không quá hút thời gian của người chơi bởi vì game có hay, cuốn hút đến cỡ nào đi chăng nữa thì người tham gia cũng không thể chơi liên tục trong thời gian lâu dài. Mỗi trận đấu Esports luôn buộc não bộ của người tham gia làm việc không ngừng nghỉ để xâu chuỗi hành động: quan sát – đánh giá – phân tích – xử lý tình huống. Nó khiến cho game thủ không đủ sức lực để chơi những trận tiếp theo.
Dù vậy, việc tập luyện thể thao chỉ mang lại lợi ích tương đối với các game thủ, những kỹ năng chơi game vẫn dựa trên độ nhanh nhạy của tay, mắt, tư duy chứ không phải các cơ bắp. Lý do chính khiến các game thủ phải chăm chỉ tập thể thao là vì muốn giữ dáng để… đóng quảng cáo. “Thu nhập chủ yếu của các game thủ chúng tôi đến từ quảng cáo và Livestream.
Thu về lợi nhuận khủng từ môn thể thao điện tử esport
Hầu hết các tựa game Online, khả năng tài chính của cộng đồng game thủ đống một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nhà phát hành các tựa game này làm mọi cách để đánh vào túi tiền của người chơi. Chẳng hạn như: tạo ra những món đồ có sức mạnh vượt bậc để chiến đấu hay những trang phục với hiệu ứng bắt mắt. Do đó, game thủ nào có khả năng chi trả tốt thì nhân vật của người đó càng mạnh mẽ, hùng dũng và đẹp mắt hơn. Điều này dẫn đến hệ lụy đó chính là game thủ luôn phải chạy đua sắm vật phẩm nếu muốn trở nên mạnh hơn. Hơn nữa, áp lực nạp tiền trong game Online rất dễ tạo ra những tệ nạn xã hội. Bởi sẽ tồn tại một bộ phận game thủ suy nghĩ thiếu chín chắn đã trở thành những tên tội phạm nguy hiểm khi cần tiền để nạp tiền cho nhà phát hành game.
Đội tuyển EDG vô địch CKTG của tựa game Liên Mình Huyền thoại
Đối với Esports, đồng tiền không giúp game thủ trở nên mạnh hơn. Những game thủ có nguồn tài chính dồi dào có thể sắm cho nhân vật của mình với lớp vỏ hào nhoáng, nhưng trong những trận đấu Esports thật sự thì trình độ mới là yếu tố quyết định chiến thắng. Đây cũng chính là lý do khiến cho Esports được đông đảo bạn trẻ yêu thích. Bởi các vận động viên phải chiến thắng bằng đúng thực lực, tài năng và một số kỹ năng cá nhận và được rèn luyện một cách bài bản.
Hiện tại, có hơn 20 trò chơi esport phổ biến nhất có thể chơi chuyên nghiệp. Mỗi trò chơi này đều có một liên đoàn chính thức chịu trách nhiệm tổ chức và quảng bá nền chuyên nghiệp của nó. Ngoài ra, các giải đấu được tổ chức để xác định ai là người chơi mạnh nhất sau khi thi đấu với nhau bằng các sự kiện trực tiếp trong năm.
Kết luận
Khi suy nghĩ kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy không có quá nhiều sự khác biệt nào giữa thể thao truyền thống và thể thao điện tử. Cũng giống như giới VĐV, độ tuổi “đỉnh cao phong độ” của các game thủ eSports là vào khoảng 25 tuổi, và tuổi 30 là qua sườn dốc sự nghiệp. Đa số game thủ chuyên nghiệp đều có thể trở thành những nhà quản lý đội game hoặc làm việc ở các công ty làm game trong vai trò tư vấn.