ENZYM BỒ HÒN LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH MÀ CHÚNG ĐEM LẠI

Enzym bồ hòn hiện đang là xu hướng được nhiều hộ gia đình sử dụng để thay thế các chất tẩy rửa hóa học. Đồng thời nó còn được ứng dụng để làm thuốc trừ sâu an toàn cho cây trồng. Hôm nay hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu Enzym bồ hòn là gì? Cách làm loại enzym này ra sao?

Enzym bồ hòn là gì? 

Quả bồ hòn là gì?

Quả bồ hòn còn có tên gọi khác là quả bòn hòn. Tên khoa học của  nó là Sapindus mukorossi Gartn. Cây bồ hòn là loại cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 8 đến 15 mét. Cây bồ hòn mọc nhiều ở những vùng núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Bắc Giang,… 

Quả bồ hòn mọc thành chùm, khi chưa chín, quả sẽ có màu xanh. Đến lúc chín, quả sẽ chuyển dần sang màu nâu đất. Vỏ bồ hòn khô và hơi nhăn tạo thành những vân gợn sóng. Hạt quả bồ hòn có màu đen và tròn như hạt nhãn. 

Cây bồ hòn được coi là loại cây thảo dược bởi các bộ phận của cây đều có công dụng chữa bệnh. Riêng quả bồ hòn được ứng dụng nhiều nhất để làm chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu cho cây trồng. 

Quả bồ hòn được trồng nhiều ở vùng núiQuả bồ hòn được trồng nhiều ở vùng núi

Enzym bồ hòn là gì?

Enzym bồ hòn là thành quả thu được sau khi ngâm quả bồ hòn với đường và nước sau một thời gian lên men. Dung dịch thu được sẽ được dùng làm nước lau sàn, nước rửa chén, xà phòng, dầu gội đầu. 

Trong quá trình ủ, có thể kết hợp ngâm ủ cùng với vỏ thơm (khóm) hay rác từ các loại rau củ từ nhà bếp. Lưu ý, tỉ lệ và trọng lượng giữa bồ hòn với các loại rau củ phải được đong đếm hợp lý sao cho lượng bồ hòn nhiều hơn để thu được dung dịch enzym bồ hòn chất lượng.

Enzym được làm từ quả bồ hònEnzym được làm từ quả bồ hòn

Cách ủ enzym bồ hòn

Để làm enzym bồ hòn, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 

  • 3kg quả bồ hòn khô đã được tách hạt

  • 1kg đường (chọn đường thô hoặc đường tinh luyện)

  • 10 lít nước (có thể sử dụng nước vo gạo để đạt chất lượng tốt hơn)

  • Một số loại vỏ trái cây (cam, thơm, bưởi, chuối,..), hoặc các loại rau, củ thừa dùng trong nhà bếp

  • Thùng, bình nhựa  có dung tích khoảng (18-20 lít), có nắp đậy

Cách thực hiện ủ enzym bồ hòn

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu ủ, mọi người thực hiện ủ quả bồ hòn theo các bước sau đây: 

Bước 1:

Đem quả quả bồ hòn mang đi rửa sạch đồng thời lau sạch thùng/bình nhựa để loại bỏ hết bụi bẩn. Sau đó đổ nước vào (có thể thay bằng nước vo gạo) và đường vào bình/thùng nhựa. Khi đường đã tan, đổ bồ hòn và vỏ trái cây đã chuẩn bị ở trên và khuấy đều. 

Lưu ý: 

  • Chỉ ngâm bồ hòn không thôi cũng được. Việc cho thêm các loại vỏ trái cây để ủ cùng sẽ có mùi thơm hơn. 

  • Không dùng bình thủy tinh để ủ vì trong quá trình ủ sẽ phát sinh khí ga, áp lực cao sẽ gây vỡ bình. 

  • Sử dụng đường thô giúp cho quá trình lên men được diễn ra nhanh hơn là đường tinh luyện. 

  • Nước vo gạo sẽ giúp enzym có độ tẩy rửa mạnh hơn là sử dụng nước thường. 

Cách ủ enzym bồ hòn Cách ủ enzym bồ hòn

Bước 2:

Sử dụng một cái rổ hoặc rá đè lên để bồ hòn không bị nổi lên mặt nước. Nếu không có vật dụng để đè bồ hòn thì thỉnh thoảng phải mở nắp thùng chứa để khuấy đều hỗn hợp lên. 

Tiếp đó dùng một miếng vải trùm lên thùng rồi đậy hờ nắp thùng lại. Lưu ý đừng đậy nắp quá kín vì khi mới bắt đầu ủ, enzym cần thoáng khí. 

Dùng rá đậy mẻ ủ Dùng rá đậy mẻ ủ

Bước 3:

Để thùng ủ ở chỗ thoáng mát. Sau khoảng 1 tháng thì đậy nắp thùng thật kín lại vì khi đó trong thùng sẽ xuất hiện con màu trắng ngà ngà, hơi đục (giống con giấm). 

Bước 4:

Sau 3 tháng ủ, bạn có thể chắt nước enzym bồ hòn để đem sử dụng. 

Lưu ý: Bạn vẫn có thể thêm vỏ trái cây trong quá trình 3 tháng chờ mẻ ủ. Đây là phương pháp để xử lý rác thải nhà bếp trở nên hữu ích hơn. 

Khi chắt nước ra, bạn nên chiết chúng vào những bình nhỏ để tiện lợi cho việc sử dụng. Nếu bạn muốn enzym có mùi thơm, có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu chanh sả vào lọ đã chiết (không nhỏ trực tiếp vào thùng ủ). Phân bã còn lại bên trong thùng, bạn có thể giữ lại và tiếp tục cho nước, đường, vỏ trái cây để ủ tiếp lần thứ hai nhé!

Thành phẩm enzym bồ hònThành phẩm enzym bồ hòn

Một số ứng dụng của Enzym bồ hòn trong đời sống

Khi thu được Enzym bồ hòn, bạn nên pha loãng với nước để sử dụng cho các mục đích khác nhau như:

– Làm nước tắm: Cần pha theo tỉ lệ 1:1 dùng để tắm cho mọi làn da và ở các độ tuổi. Đối với trẻ nhỏ cần pha loãng hơn vì da của bé khá nhạy cảm. 

Lưu ý: Chất saponin hay còn gọi là xà phòng trong bồ hòn có tính cay, nên tránh để rơi vào mắt bạn nhé

– Làm nước lau nhà: Cần pha loãng 200 ml enzyme bồ hòn với 2 – 5 lít nước sạch.

– Làm nước giặt quần áo: pha loãng 100 – 200 ml với nước sạch dùng cho máy giặt 7kg. 

Ngoài ra Enzym bồ hòn còn được ứng dụng trong làm nước lau kính, dầu gội đầu, chống kiến và chống muỗi,…  

 

 

Dùng enzym bồ hòn để làm chất tẩy rửaDùng enzym bồ hòn để làm chất tẩy rửa

Sử dụng Enzym bồ hòn để làm thuốc trừ sâu diệt sâu bệnh 

Để sử dụng enzym bồ hòn làm thuốc trừ sâu, người ta thường pha loãng theo tỉ lệ 1:10. Để diệt trừ sâu bệnh cho cây trồng bà con nông dân có thể sử dụng enzym bồ hòn theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý mà bà con nên áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.1. Sùng

Để loại bỏ sùng, bạn bới đất cách gốc khoảng 10 đến 15cm, độ sâu khoảng 5 đến 7cm rồi đổ vào một lượng dung dịch bồ hòn đã ủ đến khi vừa đủ thấm. Tiếp đến, bạn lấp đất lại và sau một thời gian thấy cây phát triển xanh tốt trở lại là đã diệt sùng thành công.

2.2. Rệp sáp phấn, rầy bông

Để xử lý rầy bông, bạn chỉ cần phun dung dịch bồ hòn lên lá và quả, sau khoảng 2 ngày sẽ không còn bóng dáng của rệp nữa.

Sử dụng enzym bồ hòn để diệt sâu bệnh cho cây trồngSử dụng enzym bồ hòn để diệt sâu bệnh cho cây trồng

2.3. Sâu kèn

Với những cây bị sâu kèn làm tổ, bạn chỉ cần phun dung dịch thu được từ cách làm thuốc trừ sâu bằng quả bồ hòn lên và chờ khoảng 2 ngày. Sau đó, các kén sẽ xẹp lại và sâu sẽ bị chết. 

Có thể nói Enzyme bồ hòn là lựa chọn hoàn toàn phù hợp với lối sống an toàn, lành tính, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng

Lưu ý khi sử dụng enzym bồ hòn

  • Enzym bồ hòn nguyên chất có hạn sử dụng trong vòng 2 năm. Còn đối với enzym bồ hòn ngâm cùng với vỏ trái cây thì chỉ có thể dùng trong 1 năm.

  • Không nên sử dụng enzym bồ hòn để rửa chén cho bé vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Còn đối với người lớn thì cứ an tâm, vì đây là nước rửa chén hữu cơ, đảm bảo an toàn và không có hóa chất.

  • Enzym bồ hòn nếu dùng nhiều và lâu ngày sẽ làm quần áo trắng trở lên ngả vàng, vì vậy hãy cân nhắc nhé!

Trên đây là những thông tin về enzym bồ hòn là gì cũng như ứng dụng của enzym bồ hòn trong cuộc sống. Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ EcoClean Việt Nam để được tư vấn và giải đáp nhé!