ENTITY LÀ GÌ? TẠI SAO SEO ENTITY ĐANG LÀ XU HƯỚNG NĂM 2021? — WISE Business

5/5 – (3 bình chọn)

Đối với các SEOer đã có kinh nghiệm hay các chuyên gia SEO thì SEO Entity không còn là một khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, đối với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về SEO hay mới bắt đầu triển khai thực hiện SEO thì đây là một lĩnh vực hiện đang là xu hướng và còn khá mới và các bạn còn gặp khó khăn khi triển khai thực hiện dẫn đến tình trạng bỏ ra nhiều nỗ lực nhưng website vẫn chưa tối ưu và lọt Top Google.

Trong bài viết này, WISE Business sẽ giúp bạn nắm rõ bản chất, tầm quan trọng, trả lời cho câu hỏi tại sao cần phải xây dựng Entity và cách xây dựng Entity Building hiệu quả cho trang web của doanh nghiệp.

I. Tổng quan về SEO Entity

1. Khái niệm Entity

Theo định nghĩa của Google, Entity là một thực thể bao gồm 4 yếu tố sau: đơn lẻ, duy nhất, được xác định và có thể phân biệt được.

Ví dụ thực thể “Donald Trump”:

seo-entityseo-entity

  • Donald Trump: là một tỷ phú, doanh nhân người Mỹ [mối quan hệ]
  • Donald Trump: là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ [mối quan hệ]

Nhìn vào ví dụ trên, ta có thể thấy được, thực thể (Entity) có những mối quan hệ nhất định và bằng việc phân tích, đọc hiểu và phân loại những mối quan hệ này, Google có thể biết được thực thể mà bạn đang muốn nói đến là gì.

2. Khái niệm Entity Building

entity-la-gientity-la-gi

Nói một cách dễ hiểu, SEO Entity thực hiện những công việc nhằm xây dựng thực thể cho website, với mục tiêu giới thiệu và xác định với Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng doanh nghiệp của bạn là một thực thể uy tín.

Entity Building là toàn bộ cách giúp Google nhận diện được thực thể mà những gì các bạn đang nói đến và là một trong những thành tố quan trọng quyết định thứ hạng của website trên Google.

Các yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng Entity Building bao gồm:

  • Semantic Web (Mạng ngữ nghĩa): một mạng lưới thông tin được liên kết với nhau sao cho chúng có thể được xử lý dễ dàng bởi các máy tính ở phạm vi toàn cầu.
  • Business Entity (Thực thể kinh doanh): các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thực tế bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp,…
  • Personal Entity (Thực thể cá nhân)
  • Links Entity (Các link liên kết thực thể)
  • Schema (Dữ liệu có cấu trúc) là một đoạn code được thêm vào một website với mục đích giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác dễ dàng hiểu được nội dung của trang web.

II. Vai trò quan trọng của Entity với SEO

Vào 26/9/2013, Google đã tiến thêm một bước để trở thành công cụ tìm kiếm hiệu quả nhất với bản cập nhật thuật toán Google Hummingbird.

seo-entity-hummingbirdseo-entity-hummingbird

Đây là thuật toán của Google để phát triển từ liên kết văn bản thành câu trả lời giúp hiển thị kết quả chính xác và nhanh hơn, vì nó dựa trên công nghệ ngữ nghĩa mà tập trung vào ý định của người dùng hơn là tập trung vào các cụm từ tìm kiếm.

Nói một cách khác, Google dựa vào các thực thể (Entity) chứ không phải từ khóa để xếp hạng trang web.

Vì vậy, Entity Building đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện SEO và nó là cơ hội giúp bài viết của bạn đạt được vị trí cao ở trên Google, bao gồm:

  • Giúp Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định thực thể và hiểu được website của bạn
  • Nâng cao thứ hạng từ khóa, nhất là đối với các website đã triển khai Entity
  • Tạo độ Trust cao cho Domain
  • Thời gian triển khai ngắn, đạt hiệu quả từ 15 – 45 ngày
  • Có tính bền vững và ổn định lâu dài
  • Giúp website phục hồi nhanh chóng khi xảy ra lỗi hoặc bị đối thủ chơi xấu

Tham khảo: TOP 9 thuật toán Google mới nhất năm 2021

III. Cách Google thu thập dữ liệu Entity

1. Cách Google thu thập dữ liệu Entity

Để có được quy trình xây dựng Entity Building hiệu quả, bạn cần biết cách Google thu thập dữ liệu Entity.

Khi thu thập dữ liệu, về bản chất, các con bot của Google sẽ tìm và đọc những yếu tố, từ ngữ có mối liên quan mật thiết với nhau trong nội dung, sau đó tổng hợp, phân tích, xử lý, và cuối cùng đưa ra kết quả cho người dùng.

Các yếu tố chính để Google dựa vào khi trích xuất Entity bao gồm:

  • ID: yếu tố để nhận biết Entity. Tương tự như những địa chỉ hoặc MREID (Machine Readable Entity ID)
  • Data: Hệ thống dữ liệu như Google Corpus và Google Index
  • Kho kiến thức: Một số kho có thể kể đến là Freebase và WikiPedia
  • Thuộc tính (Attribute): Mối quan hệ giữa những Entity (thực thể) giúp Google hiểu được ý nghĩa đằng sau chúng.

nhận tư vấn
WISE BUSINESS

Tên

Email

Phone

Lĩnh vực quan tâm

2. Cách Google xếp hạng kết quả tìm kiếm theo số liệu Entity

Google đã công bố xếp hạng kết quả tìm kiếm theo số liệu Entity vào năm 2015 dựa trên các yếu tố sau:

  • Relatedness (Sự liên quan): yếu tố này được xác định dựa trên nhiều Entity Building trên website

Ví dụ: Lưu Minh Hiển và CEO & Founder của WISE ENGLISH có mối liên quan với nhau.

  • Contribution (Sự đóng góp): yếu tố này được xem là thước đo một thực thể, được xác định bởi các tín hiệu bên ngoài.

Ví dụ: Một đánh giá của một chuyên gia SEO về dịch vụ SEO hiệu quả tại WISE Business là giúp tăng giá trị của Entity SEO hơn là những review, đánh giá của các website nói về Top 10 công ty dịch vụ SEO.

  • Prizes (Giải thưởng): yếu tố này là thước đo những giải thưởng mà thực thể đã nhận được. Đương nhiên là những giải thưởng càng lớn, càng danh giá thì giá trị của thực thể được nói đến càng cao.

Ví dụ: Giải thưởng Nobel, Danh hiệu Top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc,…

Sau khi xem xét các yếu tố trên, Google sẽ thực hiện thứ tự xếp hạng kết quả tìm kiếm theo quy trình sau:

  • Tìm mối liên quan của các Entity khác và cho ra một giá trị
  • Chú ý tới người dùng của các Entity và cho ra một giá trị
  • Số liệu đóng góp của các Entity và cho ra một giá trị
  • Bất kỳ giải thưởng nào của Entity và cho ra một giá trị

Cuối cùng, Google sẽ cung cấp thông tin trên SERP – trang kết quả tìm kiếm dựa trên kết quả xác thực Entity Building.

Xem thêm: TOP 7 sai lầm khiến SEO không hiệu quả

IV. Cách xây dựng Entity SEO website hiệu quả

Để có được chiến lược xây dựng Entity Building hoàn chỉnh và hiệu quả, SEOer cần có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Dưới đây là những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng Entity SEO website:

1. Đồng nhất thông tin của doanh nghiệp, cá nhân và là các thực thể thực sự tồn tại

Để hiểu rõ yếu tố này, hãy nhìn vào hai ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: WISE Business là một thực thể có thật với các thông tin như: tên doanh nghiệp, logo, địa chỉ, số điện thoại, …. được đồng nhất trên các phương tiện Internet.

enitty-buildingenitty-building

Ví dụ 2: Lưu Minh Hiển – một Entity Personal, là Founder & CEO của WISE Business với các thông tin về tên, số điện thoại, giải thưởng, … cũng được đồng nhất và liên kết chặt chẽ với thực thể WISE Business.

Tóm lại, đây là yếu tố quan trọng khi xây dựng Entity Building vì khi một thực thể không được đồng nhất về thông tin thì Google rất khó nhận biết và tạo lập các mối liên quan đến thực thể đó.

2. Tạo content chuyên sâu và hữu ích

Để tạo được những bài viết có nội dung hấp dẫn và đúng trọng tâm, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Sử dụng keyword LSI

Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) là những từ hoặc cụm từ mà Google xem là có liên quan đến ngữ nghĩa của một thực thể hay một chủ đề nào đó.

Ví dụ: Nếu bạn đang nói về từ khóa chính là du lịch thì các từ khóa LSI có thể là: tham quan, nghỉ mát, lữ hành, du lịch giá rẻ, tham quan du lịch, hay du lịch hè,…

Những từ khóa LSI này giúp Google dễ dàng hiểu được chủ đề bài viết của bạn nhờ những liên kết chặt chẽ với chủ thể được nhắc đến. Vì vậy, từ khóa LSI là yếu tố có vai trò quan trọng trong Entity SEO.

Để có được danh sách các từ khóa LSI, các bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Tham khảo gợi ý của Google Suggestion
  • Tham khảo các tìm kiếm liên quan xuất hiện ở cuối trang kết quả tìm kiếm
  • Sử dụng các công cụ tìm kiếm LSI keywords như LsiGraph, Ahref, Text Razor
  • Tham khảo các nguồn kiến thức như Wikipedia và Wikidata.org
  • Sử dụng công cụ Google Natural Language API để tìm kiếm các thực thể

Xây dựng ngữ cảnh liên quan đến từ khóa chính giúp Google hiểu về nó như một thực thể

Hiện nay, Google đang sử dụng một kỹ thuật gọi là liên kết ngữ cảnh nhằm mục đích xây dựng một thực thể dựa trên các mối quan hệ xác định nó. Vì vậy, nếu bạn muốn website được xếp hạng cao trên Google thì phải xây dựng cùng một liên kết mà Google có thể nhận ra website của bạn.

Nói theo cách khác là bạn hãy tận dụng tất cả những điều mà Google đã biết về từ khóa của bạn để giúp Google hiểu nội dung của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tham khảo 10 trang web đầu tiên trước khi xây dựng nội dung

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để thực hiện SEO thành công và giúp website của bạn có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm, bạn cần phải hiểu và làm tốt hơn đối thủ.

Bằng cách tìm hiểu 10 đối thủ trong trang kết quả đầu tiên và chọn ra những từ khóa hay và nội dung cần thiết, bạn sẽ xây dựng được một nội dung riêng và hấp dẫn cho trang web của mình.

Đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng

seo-entityseo-entity

“Mỗi ngày có hơn 5,5 tỷ lượt search trên Google, tương ứng với mỗi giây trôi qua có tới hơn 63,000 thao tác được diễn ra trên cỗ máy tìm kiếm khổng lồ này.” – theo Search Engine Land.

Và đằng sau mỗi lượt tìm kiếm đó là những ý định khác nhau của người dùng như mua bán, trao đổi, tìm kiếm thông tin, giải trí,.. mà chúng ta gọi chung đó là Search Intent (ý định tìm kiếm).

Vì vậy, nếu website của bạn không thể đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng thì bạn sẽ không thể có một thứ hạng tốt trên Google.

Đồng thời, nếu nội dung không thể cung cấp những thông tin thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng thì website sẽ không thể có được sự tin tưởng của người dùng và người dùng sẽ không có ý định quay lại tìm kiếm thông tin trên website của bạn trong những lần sau.

3. Sử dụng Schema Markup để Google dễ dàng hiểu nội dung website của bạn

Schema Markup (đánh dấu dữ liệu có cấu trúc) là một trong những cách mà Google đang đẩy mạnh triển khai để xử lý tốt hơn dữ liệu được trình bày trên web.

Schema một đoạn code HTML hoặc đoạn code Javascript dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc với công dụng giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn, và tăng khả năng xếp hạng bạn trên các kết quả tìm kiếm.

Google thường phải thực hiện rất nhiều thao tác để hiểu được nội dung của một website. Vì vậy, bằng cách sử dụng Schema Markup, bạn đang cung cấp các con bot Google những gợi ý để chúng có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa và mục đích của trang web thông qua các dữ liệu có cấu trúc.

4. Sử dụng các liên kết (links)

Để tạo được mối liên quan giữa thực thể này với những thực thể khác thì bạn cần kết nối chúng bằng những liên kết (links). Anchor text chính là đại diện, biểu hiện mối liên kết giữa các thực thể. Các link này sẽ giúp kết nối các tài nguyên của Google, hình thành một mô hình liên kết toàn diện giúp Entity dễ dàng được xác thực.

5. Nâng cao thương hiệu song song với phát triển website

Bên cạnh việc tập trung phát triển website, các bạn cũng đừng quên xây dựng thương hiệu trên các kênh Digital Marketing và các phương tiện truyền thông khác và tạo ra một chiến lược marketing tổng thể nhằm tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu.

seo-entityseo-entity

6. Thường xuyên chia sẻ nội dung trên Social Network

Một yếu tố góp phần quan trọng cho sự thành công của quá trình xây dựng Entity Building là chia sẻ nội dung trên website vào các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter giúp gia tăng tần suất xuất hiện của thương hiệu và giúp Google xác thực Entity của bạn nhanh hơn vì Google thường đánh giá cao những trang web có nội dung hữu ích cho người dùng và được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội.

Ngoài ra, việc chia sẻ nội dung trên mạng xã hội cũng giúp phủ sóng thương hiệu của bạn, góp phần nâng cao định vị thương hiệu của bạn trong lòng người dùng.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin chi tiết về khái niệm, tầm quan trọng cũng như cách xây dựng Entity Building hiệu quả cho website của bạn. Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích trong quá trình các bạn triển khai thực hiện SEO website lên Top Google.

Nếu bạn gặp khó khăn hay vướng mắc trong quá trình xác thực Entity cho website, hãy liên hệ WISE Business để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Ngoài ra đừng quên THEO DÕI WISE Business và LIKE FANPAGE ngay để cập nhật những chia sẻ mới nhất ngay nhé!