E-Commerce là gì? Những thách thức khi phát triển tại Việt Nam

E-Commerce là mô hình kinh doanh đang nhận được sự quan tâm của đông đảo các cá nhân, doanh nghiệp trên khắp thế giới. Đặc biệt, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa E-Commerce trở thành xu hướng phát triển hàng đầu. Dù có mặt sau tại Việt Nam, nhưng cho đến nay E-Commerce đã trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển vượt bậc và đầy ấn tượng.

Vậy E-Commerce là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chủ đề này kỹ lưỡng hơn trong bào ngày hôm nay, đồng thời nhận định đúng những thách thức đối với ngành này khi phát triển tại Việt Nam nhé.

1/ E-Commerce là gì?

E-Commerce được viết đầy đủ là Electronic Commerce, ngoài ra nó còn được viết tắt là E-Comm hoặc EC. Dịch theo nghĩa đơn thuần thì E-Commerce là thương mại điện tử, đây là khái niệm được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Ngay cả khi bạn không làm việc hay từng tìm hiểu về lĩnh vực này, có lẽ cũng đôi lần được nghe nhắc đến về thuật ngữ này. E-Commerce là thuật ngữ được sử dụng để diễn tả cho các hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm – dịch vụ được diễn ra trên các hệ thống điện tử như Internet từ các website hay ứng dụng tiện lợi trên các thiết bị khác.

E-Commerce là gì?

Các giao dịch được diễn ra giữa các cá nhân hoặc các doanh nghiệp, công ty đầy tiện lợi. Khi toàn bộ quá trình mua bán dù đơn giản hay phức tạp đều được diễn ra trên mạng lưới Internet. Đây cũng chính là một trong những khía cạnh quan trọng của kinh doanh điện tử trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay. Mô hình kinh doanh này cho phép bạn mua sắm, buôn bán với quy mô kết nối toàn cầu và hoạt động 24/24 giờ. Hoạt động thương mại điện tử có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán, kinh doanh bằng các phương tiện điện tử cụ thể đã được kết nối Internet.

Có thể coi hoạt động thương mại điện tử giống như đang đóng vai trò trung gian giữa việc trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa các cá nhân và tập thể. Nó cũng bao gồm các việc trao đổi dữ liệu, xây dựng điều kiện thuận lợi cho các khía cạnh trong kinh doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thương mại điện tử sẽ chỉ được diễn ra trên môi trường Internet và các phương tiện điện tử, thay thế cho các phương pháp thủ công trước đó. Đồng thời đây cũng chính là điều mà các mô hình truyền thống trước kia không thể thực hiện được.

Tham khảo:  Bán hàng trên Shopee có mất phí không? 9 cách bán hàng trên Shopee hiệu quả nhất

2/ Sự phát triển của ngành E-Commerce hiện nay

Nhiều bạn vẫn thường lầm tưởng rằng thương mại điện tử chỉ vừa xuất hiện trong vòng 10 – 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, thực tế E-Commerce lần đầu tiên được biết đến vào năm 1960, lúc bây giờ hình thức đầu tiên chính là trao đổi dữ liệu điện tử trên các hệ thống mạng giá trị gia tăng. Theo thời gian, dựa trên nhu cầu và sự thay đổi của thị trường, E-Commerce đã dần hoàn thiện và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Nhất là khi các thiết bị di động thông minh ngày càng trở nên phổ biến và sự gia tăng của các website, trang mạng máy tính ngày càng lớn mạnh đã trở thành một động lực thúc đẩy phát triển cho thương mại điện tử.

Sự phát triển của ngành E-Commerce hiện nay

Đặc biệt là khi, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và đã biến đổi thói quen mua sắm, trao đổi của rất nhiều người. Tính đến thời điểm hiện tại, theo World Bank ngành thương mại điện tử đang có tăng tưởng lên đến 32% và dự đoán vào 2025 sẽ chiếm 10% trong tổng chi tiêu hàng tiêu dùng trên thị trường toàn cầu. Ranh giới giữa thương mại và điện tử ngày càng bị rút ngắn lại, nó trở thành một điều tất yếu trong kinh doanh khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển đổi theo xu hướng này.

Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của E-Commerce cũng được xếp vào nhóm khá nhanh, khi có tỷ lệ là 27%. Thị trường Việt ngày càng “mọc” lên rất nhiều các website thương mại điện tử và đây cũng là những “đại diện” tiêu biểu cho sự phát triển không thể phủ nhận của ngành này. Với số lượng người dùng Internet ngày càng gia tăng, hiện tại đã lên đến 40 triệu người. Nhưng trong đó, 30% người dùng đã lựa chọn mua sắm thông qua Internet. Dù con số này chưa phải quá nhiều, nhưng trong tương lai sẽ tiếp tục gia tăng không ngừng. Điều này còn được thay đổi từ sau ảnh hưởng của những làn sóng đại dịch Covid-19.

3/ Tầm quan trọng của ngành E-Commerce trong cuộc sống

Không đơn thuần chỉ là một xu hướng mới, đang được phát triển và hoàn thiện trong kinh doanh. Ngành E-Commerce thực tế còn có những tác động không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Có thể, lúc này bản thân bạn chưa thể nhận định được rõ những điều này. Nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn hoặc trực tiếp tham gia trên cương vị là người mua hoặc người bán, thì tầm quan trọng của thương mại điện tử là điều không thể phủ nhận.

Tầm quan trọng của ngành E-Commerce trong cuộc sống

+ Đối với người tiêu dùng: Tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng chính là mang đến những trải nghiệm, phương phức mua sắm tiện dụng nhất. Khi bạn sẽ không phải tốn công, tốn sức đến trực tiếp các địa điểm bán hàng mua sắm như trước kia để lựa chọn các mặt hàng cần thiết cho mình. Có thể thoải mái lựa chọn, so sánh giá cả, mẫu mã,… giữa các loại, hãng khác nhau.

+ Đối với các doanh nghiệp tham gia: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng khả năng về quảng bá sản phẩm, hình ảnh, thương hiệu của mình. Tối ưu chi phí khi đầu tư vào các kênh phân phối, tạo ra lợi nhuận hấp dẫn theo thời gian. Đồng thời có thể mở rộng pham vi hoạt động, kinh doanh của mình mà không quá tốn kém. Thương mại điện tử cũng chính là phương thức giúp các doanh nghiệp có thể phát triển trong thị trường hiện đại.

+ Đối với xã hội: Đây chính là phương thức kinh doanh rất phù hợp với xu thế xã hội mới, tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế ngày một đi lên, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần phải theo dõi và xây dựng những quy định cần thiết.

4/ Các hình thức hoạt động của E-Commerce

Thương mại điện tử so với thời điểm ban đầu cho đến nay đã mở rộng các hình thức hoạt động của mình một cách tiện ích và hoàn thiện hơn rất nhiều. Điều này đã tạo nên một môi trường kinh doanh, trao đổi mới cho các bên tham gia. Hơn thế, nhiều bạn vẫn nhầm lẫn rằng thương mại điện tử đơn thuần chỉ diễn ra các giao dịch mua bán. Tuy nhiên, các hình thức hoạt động của E-Commerce thì còn đa dạng hơn rất nhiều.

Các hình thức hoạt động của E-Commerce

1.    Mua bán hàng hóa hữu hình: Đây là hình thức hoạt động mà số đông đều biết đến, bạn có thể tìm kiếm vô số các mặt hàng hữu hình do các đơn vị cung cấp trên thông qua hệ thông Internet và các mạng máy tính khác nhau.

2.    Thư điện tử: Email là hình thức trao đổi thông tin rất quen thuộc trong các cơ quan, công ty, nó được tiến hành thông quan mạng lưới Internet. Có lẽ khái niệm này cũng không cần phải giải thích quá nhiều khi mức độ phổ biến của nó ngày một gia tăng.

3.    Thanh toán điện tử: Thay vì việc trả tiền mặt trực tiếp cho các sản phẩm bạn mua sắm, dịch vụ bạn sử dụng. Ngày nay bạn có thể thanh toán bằng các phương thức điện tử, trực tuyến có thể bằng các app khác nhau.

4.    Trao đổi dữ liệu điện tử: Là hình thức hoạt động khi trao đổi các thông tin, dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác dưới dạng structured form. Điều này sẽ được tiến hành giữa các đơn vị đã có những thoải thuận kinh doanh với nhau.

5.    Truyền dung liệu: Nghe thì có vẻ hơi khó hiểu nhưng bạn có thể hiểu truyền dung liệu tức là truyền nội dung (content). Những nội dung này sẽ liên quan đến hàng hóa số, giá trị thực sẽ nằm trong bản chất của nội dung. Điển hình như hàng hóa số có thể thực hiện dưới hình thức giao hàng qua mạng.

5/ Các hình thức dịch vụ của E-Commerce

Không chỉ đa dạng về hình thức hoạt động mà ngay cả hình tức dịch vụ của ngành thương mại điện tử cũng được phát triển trên nhiều mảng khác nhau. Điều này giúp các cá nhân, tham gia có được những sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Từ đó tối ưu thành các quy trình vận hành hiệu quả hơn so với các cách thức truyền thống đã có từ trước đó. Theo đó, bất kì một doanh nghiệp nào khi tham giao vào thương mại điện tử đều có thể sử dụng các hình thức dịch vụ như sau:

Các hình thức dịch vụ của E-Commerce

•    Hình thức dịch vụ mua sắm trực tuyến để phân phối, bán lẻ cho người tiêu dùng thông qua các ứng dụng di động, website, trò chuyện trực tiếp,…
•    Tham gia hoặc cung cấp các thị trường trực tuyến nhằm mục đích hoạt động kinh doanh, có thể thu doanh số từ trực tiếp người tiêu dùng hoặc từ các bên trung gian thứ ba. Tiến hành mua và bán sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp và doanh nghiệp.
•    Trao đổi điện tử tiện lợi, nhanh chóng giữa các doanh nghiệp với nhau.
•    Tiếp thị cho khách hàng tiềm năng thông qua các hình thức email, truyền dung liệu phù hợp.

Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ hiện nay đều có thể tiến hành mua và bán trên môi trường thương mại điện tử. Đồng thời, các nhóm giao dịch cũng được phân thành các kiểu khác nhau. Nên hình thức dịch vụ sẽ có sự khác nhau đôi chút trong từng trường hợp cụ thể.

6/ Các nhóm giao dịch trong E-Commerce

Trong giao dịch thương mại điện tử sẽ có hai vai trò được phân cấp rõ ràng là: Người bán – Người mua. Từ hai vai trò này các nhóm giao dịch trong E-Commerce cũng được hình thành cụ thể như sau:

Các nhóm giao dịch trong E-Commerce

•    B2B – Business To Business: Đây là nhóm giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, có thể là giữa nhà sản xuất và nhà phân phối hay giữa người bán buôn và người bán lẻ. Bạn có thể thấy nhóm giao dịch này hoạt động rất mạnh trong ngành thương mại điện tử.

•    B2C – Business To Consumer: Nói về mức độ phổ biến thì nhóm giao dịch doanh nghiệp đến khách hàng có lẽ luôn được nhiều người biết đến hơn cả. Đặc biệt là trong các giao dịch được diễn ra trên các sàn thương mại điện tử. 

•    C2C – Consumer To Consumer: Là nhóm giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng nhưng thông qua một bên trung gian khác. Khi giao dịch được hoàn thành thì bên trung gian sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương ứng theo giá trị đơn hàng.

•    C2B – Consumer To Business: Hình thức này thì người bán sẽ là cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp. Tức là người mua sẽ mang tính chất tập thể, đây có lẽ là nhóm giao dịch mà nhiều người sẽ cảm thấy “hơi ngược đời”.

•    B2E – Business To Employee: Nhóm giao dịch doanh nghiệp với nhân viên sẽ sử dụng hình thức hoạt động thông qua các mạng nội bộ để cung cấp sản phẩm, dịch vụ hay thông tin từ doanh nghiệp cho đến nhân viên của mình.

•    B2G – Business To Government: Thực chất đây cũng là một dạng của B2B, nhưng vế tiếp nhận có sự đặc biệt lại là Chính phủ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,… Vẫn nhằm mục đích cung cấp sản phẩm, dịch vụ của thể do bên doanh nghiệp sản xuất ra.

Ngoài ra sẽ còn các nhóm khác như Government To Government hay G2G (Chính phủ – Chính phủ), Government To Business hay G2B (Chính phủ – Doanh nghiệp) và Government To Citizen hay G2C (Chính phủ – Công dân). Dựa theo phân định giữa người bán và người mua các bạn có thể hiểu đặc thù trong các nhóm giao dịch này.

7/ Những ưu – nhược điểm của mô hình E-Commerce

Mô hình E-Commerce được đánh giá là xu hướng phát triển của thời đại, mang đến môi trường kinh doanh, trao đổi đầy hữu ích cho các doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, gần như không có một mô hình nào được coi là hoàn hảo tuyệt đối. Mang đến rất nhiều lợi ích, “điểm cộng” cao nhưng song hành vẫn sẽ có những hạn chế, nhược điểm nhất điểm. Vì ưu điểm và nhược điểm là hai phạm trù luôn tồn tại song hành với nhau.
 

Những ưu – nhược điểm của mô hình E-Commerce

+ Những ưu điểm của mô hình E-Commerce:

•    Cung cấp một phạm vi kinh doanh toàn cầu cho các doanh nghiệp, đơn vị tham gia, xóa bỏ các rào cản về không gian và thời gian.
•    Tối ưu các khoản chi phí đầu tư trong kinh doanh, cắt giảm các khoản chi phí cố định như phí thuê mặt bằng.
•    Cho phép người bán và người mua trao đổi trực tiếp với nhau mà không cần thông qua các đơn vị trung gian thứ ba nào.
•    Người tiêu dùng có thể trải nghiệm, mua sắm 24/24 giờ mà không có bất kì một rào cản nào.
•    Cung cấp các dịch vụ giao hàng nhanh chóng, các phản hồi, khiếu nại của khách hàng sẽ được tiếp nhận và xử lý ngay.
•    Các công cụ trực tuyến giúp các doanh nghiệp tối ưu tự động trong việc quản lý kho hàng.

+ Những nhược điểm của mô hình E-Commerce:

•    Chi phí đầu tư cho nền tảng thương mại điện tử không hề nhỏ, từ việc thiết lập phần mềm, phần cứng cho đến các công cụ hỗ trợ.
•    Phải đầu tư cho việc đào tạo nhân viên, bảo trì hệ thống.
•    Mô hình thương mại điện tử vẫn có tỷ lệ thấp bại khá cao nếu bản thân bạn không kịp đón đầu, thích ứng với các xu thế thay đổi.
•    An ninh mạng là điều khiến nhiều doanh nghiệp, khách hàng lo lắng khi tham gia vào thương mại điện tử. Nhất là khi gần đây đã có nhiều vụ việc thông tin của khách hành bị đánh cắp.
•    Liên quan đến vấn đề vận chuyển, ngay cả khi đơn hàng đã được hoàn tất thì vẫn có rất nhiều bất cập có thể xảy ra.

8/ Thách thức đối với ngành E-Commerce tại Việt Nam

Với những đặc trưng riêng về thị trường, người tiêu dùng, ngành thương mại điện tử luôn có “đất riêng” để phát triển cho mình. Hơn thế, tốc độ phát triển của ngành này lại còn tăng vọt từ sau sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Trong khi các mô hình kinh doanh truyền thống gặp vô vàn khó khăn, thậm chí phải đóng cửa thì ngược lại các doanh nghiệp E-Commerce vẫn phát triển rất tốt. Tuy nhiên, để phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam bản thân bất kì ai cũng phải chuẩn bị tốt tinh thần để đối mặt với những thách thức như sau:

Thách thức đối với ngành E-Commerce tại Việt Nam

Thứ nhất – Xây dựng lòng tin khách hàng: Từ xưa đến nay, người tiêu dùng Việt khi mua sắm vẫn quen “nhìn tận mắt – sợ tận tay”. Lại thêm có nhiều trường hợp khi mua hàng qua mạng thì “ảnh một kiểu – sản phẩm một kiểu” nên việc xây dựng lòng tin khách hàng là thách thức rất lớn.

Thứ hai – Sự cố kỹ thuật: Các sự cố về kỹ thuật, mạng lưới tại Việt Nam là những điều có thể nói là luôn thường trực. Điển hình như tình trạng nhiễm vitus, bị hacker tấn công. Phần lớn các chủ, đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp nước ta lại không phải quá rành về điều này.

Thứ ba – Đối thủ cạnh tranh: Dù xuất phát sau, nhưng ngành thương mại điện tử của Việt Nam lại thu hút được rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia. Tất nhiên, nếu bạn tham gia vào thì việc đối mặt với vô số các đối thủ cạnh tranh là điều không tránh được.

Thứ tư – Thanh toán: Việc thanh toán điện tử trên hệ thống thương mại điện tử có thể nói là ưu điểm được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, những rủi ro có thể xảy ra ở chính điều này và đặc biệt là đối với hình thức thanh toán COD với tình trạng “bùng hàng”.

9/ E-Commerce và E-Business có giống nhau không?

E-Commerce và E-Business là hai thuật ngữ mà nhiều người dễ bị nhầm lẫn với nhau. Đôi khi, chưa tìm hiểu kỹ nhiều bạn có nghĩ rằng đây là hai thuật ngữ có ý nghĩa tương đồng. Nhưng đây là hai khái niệm được sử dụng cho các vấn đề khác nhau. Trong đó, E-Business được hiểu là kinh doanh điện tử với việc tiến hành các quy trình thông qua mạng lưới Internet. Các quy trình trong hoạt động này sẽ bao gồm mua bán hàng hóa, dịch vụ; quản lý kiểm soát hàng hóa; chia sẻ thông tin; tuyển dụng; Xử lý thành toán – tài chính;…

E-Commerce và E-Business có giống nhau không?

Như vậy, E-Business sẽ có hàm nghĩa bao quát và rộng hơn rất nhiều so với E-Commerce. Có thể nói rằng, thương mại điện tử là một phần nhỏ trong hoạt động của kinh doanh điện tử. Vì E-Commerce đơn thuần là quá trình trao đổi, mua bán sản phẩm, dịch vụ thông qua Internet. Và đây chỉ là một quy trình trong tổng thế các hoạt động được tiến hành đối với kinh doanh điện tử. Ngoài ra, E-Business sẽ ứng dụng công nghệ và thông tin trong tất cả các quy trình của mình nhằm thúc đẩy về mặt hiệu quả được tối ưu nhất.

Xem thêm:  Bàn hàng trên sàn thương mại điện tử – Những điều cần biết để tối ưu doanh số

Không chỉ đưa ra phần giải đáp chính xác cho câu hỏi “E-Commerce là gì?”, bài viết ngày hôm nay còn mang đến rất nhiều những thông tin hữu ích về ngành thương mại điện tử. Một trong những mô hình được biết đến là xu hướng phát triển hiện đại trong thời đại công nghệ số, được đông đảo mọi người dõi theo. Để tham gia vào ngành này, buộc các doanh nghiệp cần phải có những sự điển chỉnh, thay đổi để thích ứng và cũng để phát triển trước những đối thủ cạnh tranh của mình.