Đường bộ là gì? Đường bộ bao gồm những gì?
Tăng giảm cỡ chữ:
Mục Lục
Đường bộ là gì? Đường bộ bao gồm những gì?
Khi tham gia giao thông, việc nắm rõ luật vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Việc không nắm rõ luật giao thông sẽ mang lại những hậu quả khó lường đối với bản thân và với người khác. Đặc biệt hiểu rõ các khái niệm trong tham gia giao thông, giúp bạn nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông. Cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu khái niệm đường bộ ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1. Đường bộ là gì?
- 2. Những loại đường bộ hiện nay
- 3. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ
- 4. Quy định việc đặt tên và số hiệu đường bộ
- 5. Vai trò của đường bộ
- 6. Nguyên tắc hoạt động trong giao thông đường bộ
- 7. Những phương tiện giao thông đường bộ
- 8. Điều kiện các phương tiện được tham gia giao thông đường bộ
1. Đường bộ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, đường bộ bao gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
- Đường: nền đường, mặt đường, lề đường, lề phố
- Cầu đường bộ: cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đườn sắt, cầu vượt đường bộ, cầu vượt biển và bao gồm cầu dành cho người đi bộ.
- Hầm đường bộ bao gồm hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị và hầm dành cho người đi bộ.
Bên cạnh đó còn có bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.
2. Những loại đường bộ hiện nay
Căn cứ điều 39 Luật đường bộ 2008 quy định:
Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và được chuyên dùng:
- Quốc lộ là đường nối liền từ Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ, đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực;
- Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính tỉnh huyện với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận, đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận, đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã.
- Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
- Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vậnc huyển đi lại của một hoặc một số cơ quan tổ chức, cá nhân.
3. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ
- Hệ thống đường quốc lộ do Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải quyết định.
- Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thoả thuận với Bộ giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thoả thuận với Bộ giao thông vận tải và Bộ xây dựng (đối với đường đô thị).
- Hệ thống đường huyện, đường xã do chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý.
- Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường quốc lộ.
Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, ý kiến chấp thuận bằng văn bản của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
4. Quy định việc đặt tên và số hiệu đường bộ
Căn cứ điều 40 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định việc đặt tên và số hiệu đường bộ:
- Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hoá, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cầu thiết; trường hợp đường đô thị trung với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ.
- Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thoả thuận giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan
Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.
Việc đặt tên, số hiệu đường bộ do cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định, riêng đường đô thị, đường tỉnh, việc đặt tên do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị cảu uỷ ban nhân dân cùng cấp.
5. Vai trò của đường bộ
- Vận tải đường bộ là hình thức vận tải thông dụng và phổ biến hiện nay.
- Vận tải đường bộ đóng vai trò chủ chốt của nền kinh tế bởi những đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách nhà nước. Vận tải đường bộ giúp cho vận chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng hơn góp phần thúc thẩy sự tăng trưởng kinh tế.
- Vận tải đường bộ góp phần tạo công ăn việc làm ổn định, tạo nguồn thu nhập cho hàng triệu người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hạn chế được các tệ nạn xã hội.
- Vận tải đường bộ có vai trò trọng yếu trong quá trình phân phối và lưu thông giúp các hoạt động sản xuất, mua bán diễn ra nhanh chóng.
6. Nguyên tắc hoạt động trong giao thông đường bộ
– Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả.
- Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ, gắn kết đường bộ và các phương thức vận tải khác.
- Việc quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp quyền và nghĩa vụ cụ thể, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương các cấp.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn, chủ phương tiện giao thông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo luật định.
7. Những phương tiện giao thông đường bộ
Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 phương tiện giao thông đường bộ được chia thành hai loại đó là xe cơ giới và xe thô sơ
– Phương tiện giao thông cơ giới:
- Xe ô tô
- Máy kéo
- Rơ móc hoặc sơ mi rơ móc (là loại phương tiện được kéo bởi xe ô tô, máy kéo)
- Xe mô tô hai bánh
- Xe mô tô ba bánh
- Xe gắn máy và các loại xe tương tự
– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ
- Xe đạp
- Xe xích lô
- Xe lăn dùng cho người khuyết tật
- Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự
8. Điều kiện các phương tiện được tham gia giao thông đường bộ
Các loại phương tiện muốn lưu thông trên đường phải bảo đảm các yêu cầu:
- Phải có đủ hệ thống hãm và chuyển hướng
- Bánh và lốp xe phải đúng với kích cỡ và tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định đối với từng loại xe.
- Xe có gương chiếu hậu và các thiết bị bảo đảm tầm nhìn tối đa cho người điều khiển.
- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn tín hiệu…
- Các hệ thống giảm thanh, thiết bị đảm bảo khí thải, tiếng ồn phải tuân thủ theo quy định.
- Còi xe có âm lượng đúng theo quy định
Trên đây là những chia sẻ của Luật Minh Khuê về đường bộ và các loại đường bộ theo quy định của pháp luật. Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Mọi vướng mắc về luật giao thông đường bộ, Hãy gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật giao thông. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi.
5
sao của
5
đánh giá
Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Tư vấn nhanh
Tư vấn qua email