Dùng dầu oliu dưỡng da, làm đẹp có tốt không? Cách dùng ra sao?

Chắc hẳn bạn đã nghe qua về dầu oliu. Dầu oliu có tác dụng rất tốt trong hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, chống viêm, chống tiểu đường, phòng ngừa bệnh ung thư, bảo vệ xương, hỗ trợ giảm cân, cải thiện chức năng não, tốt cho tóc… và đặc biệt là làm đẹp da. Dầu oliu được cả thế giới sử dụng làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, có thể làm nguyên liệu đèn dầu truyền thống,…

Và quả thực nói không ngoa rằng, nếu biết cách dùng dầu oliu, nó sẽ như thần dược khiến cả đống mỹ phẩm dưỡng da chạy dài mới theo nổi. Vậy bạn đã biết gì về dầu oliu? Dùng dầu oliu dưỡng da, làm đẹp có tốt không? Sử dụng dầu oliu như nào để đạt hiệu quả? Cách chọn dầu oliu tốt nhất? Có lưu ý gì khi dùng và bảo quản không?

Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Nếu là tín đồ của skincare hay là người ưa chuộng các sản phẩm từ thiên nhiên thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Cùng tìm hiểu thôi!

Bạn đang thắc mắc không biết tinh dầu thiên nhiên có những tác dụng gì với sức khỏe, sắc đẹp? Nếu vậy hãy tìm hiểu qua bài: 11 tác dụng của tinh dầu thiên nhiên bạn nên biết

Dầu oliu là gì?

dầu oliu

Dầu oliu là loại dầu thực vật được chiết xuất từ cây ô liu, một loại thực vật có nhiều vai trò quan trọng thuộc họ nhà Oleaceae, tên khoa học là Olea europaea. Đây là loại cây truyền thống ở vùng Địa Trung Hải vào giữ những năm 1500, sau đó được nhân giống trồng ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Ngày nay, dầu ô liu được trồng chủ yếu ở Ý, Mexico, Mỹ (chủ yếu là California), Peru, Chile và Argentina.

Một muỗng canh dầu ôliu nguyên chất chứa:

  • 119 calo
  • 14 gram chất béo (9,8 gram là chất béo không bão hòa đơn)
  • Không đường, carbs hoặc protein
  • 8 microgram vitamin K (10% nhu cầu hàng ngày)
  • 2 mg vitamin E (10 % nhu cầu hàng ngày)

Tác dụng của dầu Oliu với làn da

1. Chống oxy hóa

Dầu ô liu hoạt động như một chất chống oxy hóa, là một chất ngăn cản quá trình oxy hóa xảy ra hàng ngày. Quá trình oxy hóa tạo ra các gốc tự do, sau đó những gốc tự do này sẽ “cướp” điện tử của tế bào, gây hại cho tế bào và có thể góp phần vào sự phát triển ung thư.

Khi sử dụng cho da, chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa lão hóa sớm. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng dầu ô liu lên da trước khi ra ngoài nắng có thể chống lại sự hình thành các tế bào gây ung thư, tất nhiên bạn vẫn cần dùng kem chống nắng.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng dầu oliu cho da của những con chuột đã tiếp xúc với tia cực tím (UV) có hại. Sự tăng trưởng khối u thấp hơn đáng kể ở những con chuột có dầu ô liu trên da so với những con chuột không có. Mặc dù vậy các nhà khoa học cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này để hiểu được chính xác tính chất chống oxy hóa của dầu ô liu trên da người.

2. Giàu hàm lượng vitamin

Dầu ô liu chứa các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K. Các vitamin này đều có lợi với da

Ví dụ, người ta đã sử dụng dầu oliu chứa vitamin E bôi tại chỗ để điều trị một loạt tình trạng da, bao gồm bệnh vẩy nến và bệnh chàm

Dùng dầu oliu làm trắng da mặt có hiệu quả không là thắc mắc của nhiều chị em. Theo các nghiên cứu, dầu oliu chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các loại vitamin tốt cho cơ thể, đặc biệt nó giúp thay đổi sắc tố da giúp da mặt trắng sáng, mịn màng.

Các Vitamin trong dầu oliu có tác dụng chủ yếu sau:

  • Vitamin A: Tạo lớp màng mỏng bảo vệ da, kháng khuẩn kháng viêm và chống lại tia UV từ ánh sáng mặt trời.
  • Vitamin E: Ngăn ngừa quá trình lão hóa, hỗ trợ tăng sinh collagen giúp tăng độ đàn hồi và mềm mượt cho da.
  • Một số vitamin khác: Nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Ngoài dầu oliu cũng còn rất nhiều tinh dầu thiên nhiên khác tốt cho việc chăm sóc da, trị mụn. Bạn có thể tìm hiểu chúng qua danh sách: 3 tinh dầu trị mụn tốt nhất hiện nay

3. Tác dụng kháng khuẩn

Dầu ô liu đã được chứng minh là có tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về khả năng kiểm soát vi khuẩn trên da của dầu ô liu.

Một nghiên cứu nhỏ đã xem xét tác động của việc sử dụng dầu ô liu và dầu dừa lên vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da. Kết quả cho thấy cả hai loại dầu này đều có đặc tính kháng khuẩn, nhưng dầu dừa nguyên chất hiệu quả hơn trong việc loại bỏ vi khuẩn.

Tuy nhiên, dầu ô liu đôi khi có thể được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn da. Nó cũng có thể cải thiện điều trị ở những người bị loét chân do biến chứng của bệnh tiểu đường typ 2 gây ra.

4. Giữ ẩm

Dầu ô liu là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên phổ biến thường được sử dụng để làm mềm cả da và tóc. Loại dầu này rất thích hợp dùng cho mùa đông để giữ ẩm, tăng lưu thông máu, chống nứt nẻ da, có thể dùng thay thế cho son dưỡng môi.

Dầu ô liu được ví như một loại kem dưỡng ẩm tuyệt hảo cho tóc nhờ thành phần axit béo, vitamin E và chất chống oxy hóa giúp phục hồi hư tổn, điều trị khô tóc nhờ cơ chế niêm phong các lớp biểu bì bên ngoài tóc. Loại dầu này rất tốt cho những người có tóc bị chẻ ngọn hoặc xoăn, giúp gia tặng độ bóng mượt của mái tóc.Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu về hiệu quả của nó hơn.

Bạn muốn sử dụng tinh dầu thiên nhiên để chăm sóc tóc? Nếu vậy hãy tham khảo ngay danh sách: 5 tinh dầu thiên nhiên tốt nhất cho tóc

Chọn dầu oliu như thế nào?

Trên thị trường hiện nay thường có 4 loại dầu oliu phổ biến mà bạn có thể gặp:

  • Extra virgin là dầu chưa tinh chế, được lấy từ nước ép đầu tiên của quả oliu nên có hương vị tinh khiết nhất. Loại này thu được bằng phương pháp cơ học và vật lý trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát. Dầu oliu đạt tiêu chuẩn Extra Virgin (tiếng anh viết tắt EVOO) phải có nồng độ axit dưới 0.8% (dưới 1%). Càng ít qua xử lý thì dầu oliu càng đảm bảo được chất lượng cũng như hương vị.
  • Virgin cũng lấy từ nước ép đầu tiên của ô liu, thu được cùng một cách như Extra Virgin nhưng có nồng độ axit cao hơn so với Extra Virgin một chút, nên cũng được xem là rất chất lượng. Extra virgin và Virgin được dùng cho làm đẹp và ăn sống (món rau trộn).
  • Pure Olive (hoặc 100% pure) dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vì cái tên rất “đẹp” (dịch ra là “100% tinh khiết”, tinh khiết nghĩa là không còn tạp chất, nhưng cũng không còn dinh dưỡng, giống như đường tinh luyện hay muối tinh luyện vậy). Hiểu đúng thì Pure olive là dầu đã qua xử lý bằng hóa chất để loại bỏ tạp chất nên tính nguyên chất bị giảm nhiều. Nếu chai dầu chỉ ghi là “Olive oil” thì tự hiểu là loại Pure. Pure rẻ hơn Virgin và được dùng để nấu ăn.
  • Extra Light (Light hoặc Olive) cũng là cái tên “đẹp” trong thương mại, có thể đánh lừa người mua. Loại này hoàn toàn không được kiểm soát hoặc chứng nhận bởi bất kỳ tổ chức nào. Không thể biết chắc được bên trong loại extra light là những loại dầu gì, đôi khi được thay hoàn toàn bằng các loại dầu thực vật khác và thêm chút hương liệu oliu mà thôi. Extra light là loại rẻ nhất, dùng để đánh bóng đồ vật (không dùng cho nấu nướng hay làm đẹp).

Ngoài ra, trên thực tế còn một vài loại dầu oliu cực kì cao cấp và giá mắc gấp nhiều lần loại Extra Virgin bình thường. Người ta gọi loại này là Ultra Premium (UP), được thu hoạch và xử lý rất nhanh sau khi thu hoạch trong những điều kiện nghiêm ngặt và có nồng độ axit rất thấp (dưới 0.2%).

Vì vậy, để sử dụng trên da, tốt nhất bạn hãy chọn loại Extra Virgin hoặc Virgin, tuyệt đối không dùng loại Pure hay Extra Light nhé.

Một số sản phẩm dầu Oliu bán chạy:

Dầu olive Cocoon

Dầu olive Cocoon

  • Thương hiệu Việt Nam
  • Thuộc loại Extra Virgin
  • Nguyên liệu thiên nhiên 100%
  • Đóng gói dạng chai 70 ml
  • Mức giá hơi cao

So sánh giá Dầu Olive Cocoon:

Dầu Oliu Ajinomoto

Dầu Oliu Ajinomoto

  • Thương hiệu Nhật bản
  • Loại Extra Virgin
  • Nguyên liệu thiên nhiên 100%
  • Sản xuất tại Nhật Bản
  • Mức giá hợp lý

So sánh Dầu Oliu Ajinomoto:

Các cách sử dụng dầu oliu làm đẹp

Dầu ô liu là một thành phần có trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm sữa rửa mặt, sữa tắm, xà phòng và dưỡng thể. Các cách để sử dụng dầu ô liu trên da bao gồm:

1. Kem dưỡng ẩm và điều trị cháy nắng

Một số người sử dụng dầu ô liu làm kem dưỡng ẩm bằng cách thoa trực tiếp lên da và massage nhẹ nhàng theo vòng tròn. Ngoài ra, dầu có thể được sử dụng cho da ẩm để ngăn cảm giác nhờn.

Dựa trên nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của nó trên chuột, dầu ô liu có thể đặc biệt có ích sau khi bị cháy nắng.

2. Tẩy tế bào chết

Nguyên liệu: 3 thìa dầu oliu, 1 quả chanh, 3 quả dưa chuột.

Cách làm: Dưa chuột rửa sạch sau đó cho tất cả nguyên liệu vào xay nhuyễn. Sau đó trộn đều với dầu oliu thành một hỗn hợp.

Hỗn hợp này rất tốt cho da nhờ có khả năng làm se khít lỗ chân lông giúp làn da trở nên sáng mịn màng hơn. Dầu ô liu sẽ giúp bổ sung thêm vitamin E là một loại vitamin rất cần cho cơ thể người phụ nữ giúp cho da săn chắc, chống lại những tác hại từ bên ngoài.

Hoặc bạn có thể sử dụng muối biển trộn cùng dầu oliu, tuy nhiên cách này chỉ nên dùng cho da toàn thân, không dùng cho da mặt.

3. Tẩy trang sau make up

Cách làm như sau: Dầu ô liu cho vào lòng bàn tay xoa đều, áp 2 tay lên mặt rồi massage nhẹ nhàng khắp mặt. Tiếp theo là lấy khăn giấy hoặc bông tẩy trang lau khô dầu ôliu. Bước này rất quan trọng, nhiều chị em bỏ qua bước này, nên dầu còn đọng lại ở lỗ chân lông, về lâu dài sẽ bị nổi mụn li ti sần sùi.

Bạn cũng có thể đổ dầu ôliu vào một miếng bông tẩy trang để thoa lên mặt, tuy nhiên theo mình thì đổ trực tiếp lên tay hiệu quả hơn, ít tốn dầu oliu hơn.

Nếu trang điểm đậm thì bạn có thể tẩy trang lại một lần nữa để đảm bảo sạch hẳn lớp trang điểm.

Cuối cùng là rửa mặt lại với sữa rửa mặt (để sạch ôliu), thoa thêm nước hoa hồng để cân bằng da và se lỗ chân lông.

4. Làm mặt nạ

Bạn trộn một lòng đỏ trứng, 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu ô liu và một vài giọt nước cốt chanh. Thoa hỗn hợp này lên mặt trong 5-10 phút, sau đó rửa sạch. Trứng, mật ong giúp chống mụn trứng cá, nuôi dưỡng da và khiến vẻ đẹp của bạn tỏa sáng.

Để trị mụn, bạn có thể tạo ra một hỗn hợp bằng cách trộn 4 muỗng canh muối với 3 muỗng canh dầu ô liu. Bạn có thể bôi lên toàn bộ khuôn mặt bằng cách massage hoặc bạn có thể áp dụng cho các khu vực bị mụn. Để khoảng 5 phút rồi rửa sạch.

5. Loại bỏ nếp nhăn

Do hàm lượng chất chống oxy hóa cao của nó, dầu ô liu có thể làm giảm nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa.

Cách thực hiện: Trứng lấy lòng đỏ hòa với mật ong và dầu olive sau trộn đều hỗn hợp. Đắp dung dịch đều lên mặt khoảng 15-20 phút cho đến khi mặt nạ khô hẳn và thấm vào da. Rửa mặt sạch lại bằng nước ấm.

Kiên trì sử dụng mặt nạ này 2-3 lần/tuần là cách làm giảm nếp nhăn ở mắt đơn giản mà ít tốn kém cho phái đẹp.

6. Làm mờ sẹo

Các vitamin và các chất chống oxy hóa khác trong dầu ô liu có thể làm mờ các vết sẹo bằng cách giúp các tế bào da tái sinh.

Đơn giản chỉ cần massage dầu oliu hoặc trộn nó với một chút nước cốt chanh rồi thoa quanh sẹo để điều trị các vùng da tăng sắc tố, sẫm màu do sẹo.

Dầu ô liu cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị vết rạn da, mặc dù các nghiên cứu về hiệu quả của nó chưa nhiều.

Bảo quản dầu oliu

Vấn đề bảo quản dầu ôliu cũng rất quan trọng. Dầu ôliu nên được sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp, nên đựng trong chai thủy tinh sậm màu, giữ lạnh và tránh ánh sáng. Nếu bảo quản không tốt hoặc để quá thời gian này thì chất lượng dầu ôliu giảm đi đáng kể cho dù là loại tốt nhất. Lúc đó giá trị dinh dưỡng hay làm đẹp không còn như trước.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí New Scientist đã xác nhận rằng ánh sáng phá hủy rất nhiều các chất chống oxy hóa trong dầu ôliu. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bari (miền nam nước Ý), đã so sánh chất lượng một chai dầu Extra virgin để ở ánh sáng trong siêu thị và một chai dầu để trong bóng tối. Sau 12 tháng, chai dầu được lưu trữ trong siêu thị bị mất ít nhất 30% tocopherols (vitamin E) và carotenoids, còn mức peroxide (gốc tự do) lại tăng cao, nên không còn được xem là Extra virgin nữa.

Theo nghiên cứu tiến hành tại trường Đại học Lleida (Tây Ban Nha) và một báo cáo trên Journal of Agriculture and Food Chemistry cho thấy nồng độ chất diệp lục trong dầu ôliu giảm 30%, beta-carotene giảm 40% và vitamin E giảm 100% sau 12 tháng lưu trữ ở điều kiệt rất tốt.

Sau khi mua về bạn tốt nhất nên san ra một chai nhỏ để dùng dần nhằm hạn chế quá trình oxy hóa do mở nắp.

Tác dụng phụ của dầu oliu

Chàm da ở trẻ em có thể nghiêm trọng hơn nếu sử dụng dầu ô liu trên da của trẻ.

Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu ô liu làm đẹp da rất tốt, nhưng một số nhà nghiên cứu khác cho rằng nó không phải là lựa chọn tốt nhất cho tất cả mọi người.

Rủi ro tiềm tàng của việc sử dụng dầu ô liu trên mặt bao gồm:

Tổn thương da ở trẻ sơ sinh

Một nghiên cứu năm 2013 báo cáo rằng việc sử dụng dầu ô liu cho trẻ sơ sinh không nên được khuyến khích. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể gây ra mẩn đỏ và tổn thương lớp ngoài của da ở trẻ.

Trẻ mắc bệnh chàm

Theo nghiên cứu năm 2016, dầu ô liu có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh chàm da ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em có tiền sử gia đình mắc bệnh này

Bít tắc lỗ chân lông

Dầu ô liu là một loại dầu nặng nên có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dính vi khuẩn nếu sử dụng quá nhiều. Mọi người nên sử dụng nó với lượng nhỏ và lau sạch dầu thừa bằng một miếng vải mềm hoặc bông tẩy trang ngay sau đó.

Sử dụng dầu chất lượng thấp

Sử dụng dầu ô liu chất lượng cao rất quan trọng. Dầu có chất lượng thấp có thể chứa chất phụ gia hoặc hóa chất có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng da. Bạn nên cố gắng mua từ một thương hiệu có uy tín hoặc có chứng nhận từ Hội đồng Olive quốc tế.

Nghiên cứu cho thấy 73% nhãn hiệu dầu ôliu nhập ngoại bán chạy nhất tại Hoa Kỳ không đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc đối với dầu ô liu.

Cuối cùng, hãy chắc chắn để chọn dầu ô liu nguyên chất có mác Extra Virgin hoặc Virgin.

Có thể kích ứng với da nhạy cảm

Dầu ô liu có thể cung cấp một số lợi ích cho da thông qua việc cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa và tác dụng kháng khuẩn. Tuy nhiên, nghiên cứu về lợi ích dầu ô liu cho mặt và da còn hạn chế.

Bằng chứng cho thấy rằng nó có thể gây ra phản ứng bất lợi ở một số người, vì vậy những người có làn da nhạy cảm nên sử dụng nó với lượng nhỏ trên da tay trước và quan sát phản ứng. Nếu không có mẩn đỏ hay kích ứng thì bạn có thể sử dụng sau 48h.

Đôi điều bạn nên nhớ khi dùng dầu oliu dưỡng da:

  • Dầu oliu chứa nhiều vitamin A, D, E, K và các axit béo. Nó có tác dụng giữ ẩm, ngăng ngừa lão hóa sớm, kháng khuẩn và đem lại làn da mịn màng
  • Nên sử dụng loại Extra Virgin hoặc Virgin khi sử dụng dầu oliu để chăm sóc da
  • Dầu ôliu nên được sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp, nên đựng trong chai thủy tinh sậm màu, giữ lạnh và tránh ánh sáng
  • Những người có làn da nhạy cảm nên sử dụng nó với lượng nhỏ trên da tay trước và quan sát phản ứng. Nếu không có mẩn đỏ hay kích ứng thì bạn có thể sử dụng sau 48h

Chúc các bạn luôn có một làn da trẻ đẹp!