Du lịch biển Sa Huỳnh potx – Tài liệu text

Du lịch biển Sa Huỳnh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.93 KB, 4 trang )

Du lịch biển Sa Huỳnh
Khu du lịch – kinh tế văn hoá Sa Huỳnh là trung tâm văn hóa, nghiên cứu, khảo cổ
của tỉnh Quảng Ngãi và quốc gia là trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch tổng hợp
với nhiều hình thức đa dạng: du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái…

Với nhiều tiềm năng lớn về du lịch, văn hoá, Sa Huỳnh đang hứa hẹn là địa chỉ hấp dẫn
các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khai phá và là điểm du lịch thơ mộng, quyến rũ
đối với du khách.
Nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, Sa Huỳnh (hay còn gọi là Sa
Hoàng nghĩa là cát vàng) nổi tiếng với bãi cát vàng óng ánh tuyệt đẹp, dài tới 6 km,
không có đá ngầm, lại ở vị trí sát quốc lộ 1A, có ga xe lửa nên thuận tiện cho du khách cả
từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt hơn, từ lâu Sa Huỳnh đã được biết đến như là di chỉ khảo cổ học về nền “Văn
hóa Sa Huỳnh”, bắt đầu từ phát hiện của các nhà khoa học Pháp hồi đầu thế kỷ 20. Tại
đây, hàng loạt mộ, chum và nhiều hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa cổ xưa bị chìm
khuất dưới lòng đất đã được phát hiện.
Các nghiên cứu từ kết quả khai quật kết luận dải đất từ Đèo Ngang đến Đồng Nai và lên
khu vực Tây Nguyên có sự hiện diện một nền văn hóa độc đáo của nhân loại được định
danh bằng khái niệm “Văn hóa Sa Huỳnh”. Từ đó, nơi đây luôn thu hút nhiều du khách
đến tham quan và nghiên cứu.
Về tiềm năng kinh tế, Sa Huỳnh cũng là vựa muối lớn ở miền Trung với diện tích cánh
đồng muối khoảng 500 ha, sản lượng hàng trăm ngàn tấn muối mỗi năm.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Đăng Vũ cho
biết sẽ có khoảng 30 nhà khoa học nước ngoài được mời tham dự một cuộc hội thảo quốc
tế về văn hóa Sa Huỳnh, tổ chức vào tuần cuối tháng 7 tới. Đây là một hoạt động có ý
nghĩa trong năm 2009-năm kỷ niệm 100 năm phát hiện nền văn hóa Sa Huỳnh.
Thống kê của cơ quan này cũng cho thấy lượng du khách đến Sa Huỳnh ngày càng tăng
trong thời gian gần đây, năm 2008 đạt trên 3000 khách và quý 1 năm nay đạt trên 1.000
khách.
Vẻ đẹp quyến rũ của bãi biển Sa Huỳnh là bờ cát trắng mịn trải dài hàng cây số, trông xa
giống như áng tóc xõa của người con gái đang tuổi xuân thì. Biển Sa Huỳnh nổi tiếng bởi

làn nước trong xanh, lắm tôm, nhiều cá, những rặng san hô tuyệt đẹp cùng những đảo nhỏ
với thiên hình vạn trạng khác nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Người dân
địa phương dựa vào hình thể của từng hòn đảo nhỏ mà đặt tên: hòn Bẹp, hòn Dù, hòn
Khu Ông, hòn Son…

Có đi thuyền dọc theo núi Cấm mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp thiên nhiên giữa
biển trời nơi đây, nhất là mỗi độ xuân về. Hang Hóc Mó lộng lẫy với rừng mai vàng nở
rộ, làm rực cả một khoảng trời giữa biển nước mênh mông. Nằm cách bờ chừng hơn một
hải lý là dãy đá ngầm cùng rặng san hô, thế giới của rong biển và những đàn cá đa dạng
về chủng loại cùng màu sắc lượn lờ. Sự sống của đại dương chẳng khác nào một xứ sở
thần tiên đang diễn ra trước mắt. Thú vị nhất là đứng trên đỉnh Đá Bia vào buổi chiều tà,
phóng tầm mắt ra khơi xa ngắm những tia nắng cuối cùng sắp khuất sau rặng núi, hay
ngồi dưới hàng dương lộng gió mà nghe lời thì thầm muôn đời của khơi xa. Trời, mây,
sóng, nước…, tất cả như hòa lẫn, quyện chặt vào nhau, tạo nên sự thơ mộng và đầy
quyến rũ cho bức tranh thiên nhiên của Sa Huỳnh…
Sau một ngày rong ruổi khắp nơi thăm thú, đêm về ngồi bên bếp lửa hồng, thưởng thức
hương vị ngọt thơm, béo ngậy của những loại hải sản: tôm, mực, ghẹ, cua Huỳnh đế, cá
nục cuốn bánh tráng…, nhấp ly rượu cay, du khách sẽ cảm thấy như mọi mệt nhọc đều
tan biến, tâm hồn cũng thơ thới, lâng lâng.
Đến với Sa Huỳnh, du khách sẽ không chỉ được tận mục sở thị những lễ hội văn hóa dân
gian của ngư dân nơi đây như: hát bả trạo, hát Bài chòi, lễ cầu an trước khi ra khơi bắt
cá…, mà còn được tận tay sờ những tấm văn bia, những dòng chữ cổ có cách đây hàng
chục vạn năm, để tự hào rằng mình đã được đến với một nền văn hóa cổ của dân tộc: văn
hóa Sa Huỳnh.
Còn có biết bao điều kỳ diệu khác đang chờ bạn, nếu có dịp đi tham quan du lịch đến bãi
biển Sa Huỳnh.

làn nước trong xanh, lắm tôm, nhiều cá, những rặng san hô tuyệt đẹp cùng những đảo nhỏvới thiên hình vạn trạng khác nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Người dânđịa phương dựa vào hình thể của từng hòn đảo nhỏ mà đặt tên: hòn Bẹp, hòn Dù, hònKhu Ông, hòn Son…Có đi thuyền dọc theo núi Cấm mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp thiên nhiên giữabiển trời nơi đây, nhất là mỗi độ xuân về. Hang Hóc Mó lộng lẫy với rừng mai vàng nởrộ, làm rực cả một khoảng trời giữa biển nước mênh mông. Nằm cách bờ chừng hơn mộthải lý là dãy đá ngầm cùng rặng san hô, thế giới của rong biển và những đàn cá đa dạngvề chủng loại cùng màu sắc lượn lờ. Sự sống của đại dương chẳng khác nào một xứ sởthần tiên đang diễn ra trước mắt. Thú vị nhất là đứng trên đỉnh Đá Bia vào buổi chiều tà,phóng tầm mắt ra khơi xa ngắm những tia nắng cuối cùng sắp khuất sau rặng núi, hayngồi dưới hàng dương lộng gió mà nghe lời thì thầm muôn đời của khơi xa. Trời, mây,sóng, nước…, tất cả như hòa lẫn, quyện chặt vào nhau, tạo nên sự thơ mộng và đầyquyến rũ cho bức tranh thiên nhiên của Sa Huỳnh…Sau một ngày rong ruổi khắp nơi thăm thú, đêm về ngồi bên bếp lửa hồng, thưởng thứchương vị ngọt thơm, béo ngậy của những loại hải sản: tôm, mực, ghẹ, cua Huỳnh đế, cánục cuốn bánh tráng…, nhấp ly rượu cay, du khách sẽ cảm thấy như mọi mệt nhọc đềutan biến, tâm hồn cũng thơ thới, lâng lâng.Đến với Sa Huỳnh, du khách sẽ không chỉ được tận mục sở thị những lễ hội văn hóa dângian của ngư dân nơi đây như: hát bả trạo, hát Bài chòi, lễ cầu an trước khi ra khơi bắtcá…, mà còn được tận tay sờ những tấm văn bia, những dòng chữ cổ có cách đây hàngchục vạn năm, để tự hào rằng mình đã được đến với một nền văn hóa cổ của dân tộc: vănhóa Sa Huỳnh.Còn có biết bao điều kỳ diệu khác đang chờ bạn, nếu có dịp đi tham quan du lịch đến bãibiển Sa Huỳnh.