Dự án đầu tư xây dựng là gì?
Bạn muốn biết thế nào là
dự án đầu tư xây dựng? Những quy định của một dự án đầu tư xây dựng là gì? Đặc điểm của dự án là gì? Toàn bộ những thắc mắc sẽ được đội ngũ Luật sư DHLaw chúng tôi giải đáp qua nội dung bài viết ngay dưới đây.
Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Hiện nay, có rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng công trình khác nhau tùy theo từng tiêu chí phân loại và các quy định mà việc phân loại cũng sẽ khác nhau.
Theo Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CPquy định chi tiết về một số nội dung về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
1. Theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này.
2. Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý theo các quy định tại Nghị định này như sau:
a) Dự án sử dụng vốn hỗn hợp có tham gia của vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP;
b) Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.
3. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
c) Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).
Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.
– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp.
– Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:
– Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án như:
-
Bàn giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).
– Khảo sát đầu tư xây dựng trong đó bao gồm:
-
Khảo sát sơ bộ phục vụ báo cáo đầu tư;
-
Khảo sát cho tiết phục vụ lập thiết kế;
-
Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
-
Lựa chọn nhà thầu KSXD;
-
Thực hiện khảo sát xây dựng;
-
Khảo sát bổ sung (nếu có);
-
Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;
-
Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
– Thi công công trình xây dựng
-
Chọn nhà thầu thi công, giám sát;
-
Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế;
-
Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng
Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định Mục I Phần II Quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017 công bố Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng và tư vấn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành sẽ bao gồm các khoản chi phí sau:
+ Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng: sử dụng để xác định chi phí các công việc tư vấn trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và là cơ sở để xác định giá gói thầu tư vấn phù hợp với trình tự lập dự án đầu tư xây dựng. Giá hợp đồng tư vấn xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
+ Chi phí tư vấn đầu tư dự án: Là phí trả cho người trực tiếp thực hiện công việc tư vấn, quản lý của tổ chức tư vấn, chi phí khác (mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp), thu nhập chịu thuế tính trước nhưng chưa gồm thuế VAT.
-
Chi phí tư vấn được xác định theo cấp công trình theo quy định về phân cấp công trình xây dựng
-
Chi phí tư vấn xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về dự án đầu tư xây dựng mà Luật DHLaw gửi đến Qúy độc giả. Mọi vướng mắc khác vui lòng liên hệ
luật sư DHLaw để được giải đáp chi tiết hơn.
Xem thêm:
_________________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Hotline 24/24: 0909 854 850
Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.