Du Lịch Miền Tây Nên Đi Đâu? 15 Địa Điểm Du Lịch Miền Tây Nên Đến
1. Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp
Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp, là nơi có diện tích đất ngập nước lớn nhất của vùng Đồng Tháp Mười. Năm 2012, Vườn quốc gia Tràm Chim đã trở thành Khu dự trữ sinh quyển (Ramsar) quốc tế lớn thứ 4 tại Việt Nam (sau vườn quốc gia Xuân Thủy, Cát Tiên và Ba Bể), và lớn thứ 2.000 của thế giới.
Với hơn 232 loài chim trong đó có nhiều loại quý hiếm như công đất, giang sen, điên điển, cò quắm, cò thìa…, đặc biệt là sếu đầu đỏ (loài chim nằm trong sách đỏ thế giới). Đã có rất nhiều tổ chức bảo tồn quốc tế đã tài trợ và giúp bảo vệ loài chim quý hiếm tại nơi này.
Hàng năm mỗi khi con nước tràn về, Tràm Chim lại khoác lên mình tấm áo mới đầy sắc màu cùng vũ điệu rực rỡ của thiên nhiên. Bạn có thể bắt đầu hành trình khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim vào buổi chiều để chiêm ngưỡng khung cảnh vô cùng lý thú ở đây. Vườn quốc gia Tràm Chim hiện nay đang được đầu tư và bảo tồn để trở thành vườn bảo tàng tự nhiên, địa điểm tham quan du lịch sinh thái dành cho những du khách muốn khám phá, tìm hiểu về thiên nhiên hoang dã.
Đường đi chi tiết tới Tràm Chim
-
Từ TP.Hồ Chí Minh, bạn đi xe khách đến Cao Lãnh, rồi đón xe bus đi Thanh Bình để xuống Tràm Chim. Tại đây, bạn có thể mua tour tham quan Tràm Chim từ ban quản lý vườn.
-
Đi bằng xe riêng: Sài Gòn cách Tràm Chim khoảng 170km, từ Sài Gòn tới cao tốc Trung Lương – Tân An – Tân Thạnh (ngã 3 Mỹ An – Mộc Hóa) – Trường Xuân – TT.Tràm Chim – Vườn quốc gia Tràm Chim.
Thông tin liên hệ, Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim:
-
Địa chỉ: Khóm 4, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
-
Điện thoại KDL Tràm Chim: 0673.827.307 – 0673.829.379
-
Fax: 0673.827.307
2. Khu sinh thái Xẻo Quýt – Đồng Tháp
Khu sinh thái Xẻo Quýt (Ảnh: parkyoungtyn)
Xẻo Quýt thuộc địa phận Mỹ Hiệp và Mỹ Long của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nằm cách thành phố Cao Lãnh hơn 30 km, với diện tích 50 ha, trong đó 20ha rừng tràm. Xẻo Quýt cho đến nay vẫn là một cái tên khá lạ lẫm trong bản đồ du lịch Việt Nam, thế nhưng với người Đồng Tháp, Xẻo Quýt là một nơi lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là một khu sinh thái rộng rãi, thoáng đãng, cảnh đẹp đa dạng và nhiều hoạt động bổ ích.
Xẻo Quýt từng là căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Đồng Tháp vào giai đoạn 1960-1975, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây cũng là khu vực từng hứng chịu những trận bom, trận càn của quân đội Mỹ. Hiện nay, khu du lịch Xẻo Quýt được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia (năm 1992).
Khi đến thăm quan Xẻo Quýt không chỉ có rừng tràm khiến bạn choáng ngợp. Nơi đây còn có hệ thống cây rừng ngập mặn, các loại cây dây leo, mang cho bạn cảm giác khoan khoái trong thiên nhiên xanh tươi mát rượi. Đến Khu Di tích Xẻo Quýt, bạn có thể thong thả dạo bên dưới tán rừng mát rươi, men theo con đường ngoằn ngoèo dài hơn 1,5km dẫn vào chiến khu xưa. Bạn cũng có thể ngồi trên chiếc xuồng ba lá với “Cô du kích” áo bà ba, khăn rằn, nón tai bèo, đưa bạn len lỏi qua những con rạch nhỏ và ngắm những gốc tràm với lớp vỏ vàng ươm, hít thở không khí man mát, thoảng mùi hương của rừng, của sông nước.
Có 3 hướng đi đến Xẻo Quýt từ TP.HCM:
-
TP.HCM – Cao tốc Trung Lương – Quốc lộ 1 – Quốc lộ 30 – Tỉnh lộ 650. (Khoảng 131 km).
-
TP.HCM – Cao tốc Trung Lương – Quốc lộ 62 – Đường N2 – Chợ Tháp Mười Mỹ An – Tỉnh lộ 650 (Khoảng 130 km).
-
TP.HCM – Bà Hom – Tỉnh lộ 10 – Đường N2 – Quốc lộ 62 – Đường N2 – Chợ Tháp Mười Mỹ An – Tỉnh lộ 650 (Khoảng cách 127 km).
Thông tin liên hệ khu du lịch Xẻo Quýt:
-
Giá vé tham quan Xẻo Quýt 2019 : vào cổng 5.000đ/ khách
-
Giá đi xuồng: 15.000đ/ khách.
-
Số điện thoại khu du lịch Xẻo Quýt:
0277.3910.397
3. Rừng tràm Trà Sư – An Giang
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang cách thành phố Long Xuyên gần 100km. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư đang là một trong những địa điểm tham quan tiêu biểu cho du lịch mùa nước nổi An Giang với diện tích lên tới 850ha. Ngoài ra đây cũng là cánh rừng tràm ngập nước có hệ động thực vật phong phú tại vùng miền Tây Nam Bộ.
Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là điểm thăm quan lý thú và đặc sắc nhất của mảnh đất An Giang. Du khách tới đây tham quan sẽ cảm thấy choáng ngợp trước những hàng cây tràm hai bên đường. Không những thế, bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng lúa trải rộng thẳng cánh cò bay xen lẫn những hàng cây thốt nốt cao ngút ngàn.
Hướng đi đến Rừng tràm Trà Sư:
-
Xuất phát từ Châu Đốc: Du khách đi theo tuyến đường Tân Lộ Kiều Lương nối tiếp với Quốc lộ 91. Khi đi qua Cầu Trà Sư của thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên thì rẽ trái theo kênh Trà Sư thêm vài km nữa là tới Rừng tràm Trà Sư.
-
Xuất phát từ trung tâm Long Xuyên: Du khách đi dọc theo Quốc lộ 91 về Châu Đốc, sau đó đi tiếp theo tuyến đường trên là có thể tới Rừng tràm Trà Sư.
Thông tin liên hệ:
-
Số điện thoại khu du lịch: 0296.6522.299 (Giờ mở cửa: 5h00-21h00)
-
Giá tham quan + thuyền: 60.000đ/người.
-
Giá vé tháp quan sát: 5.000đ/lượt xem.
-
Giá mật ong rừng: 200.000đ/lít.
-
Mức giá thức ăn: 80.000-200.000đ/món
4. Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
Buổi sáng họp chợ trên chợ nổi Cái Răng
Nhắc đến Cần Thơ chắc chắn rằng ai cũng biết đến chợ nổi Cái Răng đã quá nổi tiếng. Đây gần như là địa điểm không thể không đi khi đến du lịch Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng là một trong năm chợ nổi lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nét độc đáo và đặc điểm chính của khu chợ nổi tiếng này là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi là một nét văn hoá đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ mà bạn khó có thể tìm thấy ở những địa phương khác. Nơi đây từng được báo chí nước ngoài vinh danh là một trong năm khu chợ thú vị nhất châu Á.
Check-in Chợ nổi Cái Răng (Ảnh: heogreen)
Hướng đi đến Chợ nổi Cái Răng từ Sài Gòn:
-
Nếu bạn muốn đi ô tô thì có khá nhiều chuyến xe khác nhau di chuyển giữa hai thành phố. Bạn có thể chọn xe Thành Bưởi với giá 115,000 VND hoặc đặt mua vé Xe Phương Trang theo số 1900 6067.
-
Nếu bạn muốn đi xe máy, bạn đi theo quốc lộ 1A, sau đó đi theo hướng cầu Mỹ Thuận, rẽ trái theo hướng đi về Cần Thơ.
Giá vé đi thuyền:
-
Nếu bạn đi đông thì có thể thuê thuyền riêng cũng được nhé, thuyền có thể chở được từ 10 tới 12 người với giá từ 500,000- 800,000 VNĐ tuỳ vào khả năng mặc cả của bạn.
-
Nếu bạn đi ghép với những người khác, giá vé sẽ giao động từ khoảng 25.000 – 30,000 VNĐ và khoảng 40,000 VNĐ nếu bạn muốn ghé thăm cầu Cần Thơ.
5. Chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng
Cách thành phố Sóc Trăng 60km, chợ nổi Ngã Năm được coi là trung tâm thương mại sầm uất, độc đáo là địa điểm không thể bỏ qua khi bạn đi du lịch Miền Tây. Với đặc điểm khí hậu ôn hòa dễ chịu, Miền Tây nói chung và Sóc Trăng nói riêng khá đa dạng với nhiều loại trái cây, rau, củ, quả.
Bạn nên tới đây vào buổi sáng sớm, ngồi trên thuyền và hòa mình vào không khí vừa nhộn nhịp lại vừa bình dị tại đây. Hàng trăm chiếc ghe chở đầy sản phẩm được người dân tụ tập đến từ khắp các vùng. Khung cảnh tưng bừng buổi chợ tinh mơ hầu như khó để tìm thấy ở những vùng miền khác.
Hàng nông sản được xem là mặt hàng nổi bật và tượng trưng nhất của chợ nổi Ngã Năm. Mùa nào trái nấy, người dân đi ghe buổi sáng sớm chợ nổi nơi đây thường ví “bán gì cũng bán” và “mua gì cũng mua”. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi có những mùa nước lũ, sẽ thấy ngập tràn các ghe với màu sắc rực rỡ của đủ các loại từ trái cây, rau củ quả cho đến hoa. Bạn hãy từ từ cảm nhận, thưởng thức cái không khí rất riêng, rất độc đáo của miền Tây sông nước.
Giá xe đến Chợ nổi Ngã Năm:
-
Từ Sài Gòn, bạn có thể đi xe khách về Chợ Nổi Ngã Năm 6h đi thì 12h đêm tới. Ngủ nhà nghỉ 100k máy lạnh wifi, sáng sớm hôm sau ra xem chợ từ lúc 5-6h sáng.
-
Từ Cà Mau, bạn đi xe buýt Cà Mau Ngã năm hết 36.000đ. Sau khoảng hơn 1,5 tiếng, xe chạy nhanh, đường vắng, được ngắm cảnh sinh hoạt thật sự của người dân Nam Bộ. Xe liên tục có tại Bến xe Cà Mau, cứ 20 phút có 1 chuyến đến trước 17h30 là hết xe.
-
Từ Cần Thơ, bạn đi xe khách về Chợ Nổi Ngã Năm, xe chỉ tới đến chợ vào lúc 5-6h sáng, đến 7-8h sáng là hết xe quay ra Cần Thơ từ Chợ Nổi Ngã Năm.
-
Từ Hậu Giang có xe buýt Vị Thanh sang Chợ Nổi Ngã Năm, giá vé chặng dài nhất khoảng 12.000đ đến 26.000đ là đi Cần Thơ.
Ngủ nghỉ và đi thuyền tại chợ nổi:
-
Khách sạn xung quanh khu chợ cũng khá rẻ, giá khoảng 100k có máy lạnh và wifi.
-
Thuyền sang ngang các dòng sông thuê chèo 1 người từ 1000đ.
-
Thuyền chở đi lang thang 5 dòng sông ngắm chợ 20.000đ đi thoải mái bao giờ chán thì lên.
-
Cà phê đen và cà phê sữa 2 ly mỗi ly khoảng 5000đ.
6. Vườn cây ăn trái Cái Mơn – Bến Tre
Thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, Vườn cây ăn trái Cái Mơn thuộc tỉnh Bến Tre là vựa trái cây lớn nhất nhì miền Nam và được Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là nơi sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất cả nước. Các vườn trái cây Cái Mơn được bao bọc giữa bốn bề sông nước của dòng Cổ Chiên và Hàm Luông nên quanh năm khí hậu ôn hòa, cây lá sum suê, tươi tốt. Đến với miệt vườn Cái Mơn không thể không nhắc đến sầu riêng Cái Mơn, bưởi da xanh Hai Hoa, sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa… là những đặc sản ngon có tiếng ở vùng này.
Cái Mơn có nghĩa là con rạch lớn. Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Người miền Nam hễ những gì to, lớn cũng được xem là Cái ví dụ như đường cái, nhà cái… “Mơn” là từ đọc chệch của từ “Mun” (tiếng Khmer có nghĩa là mật ong). Theo các tài liệu nghiên cứu của nhà văn Sơn Nam về văn hóa vùng miền Nam bộ được biết: “Cái tên Cái Mơn được bắt nguồn từ thời xưa khi vùng đất này có cây trái sum suê, quanh năm đều có hoa nở nên thu hút rất nhiều đàn ong mật tìm đến. Từ Cái có nghĩa là con rạch lớn, Mơn theo tiếng Khmer có nghĩa là mật ong.
Cái Mơn được xem là xứ sở của “cây lành trái ngọt” nổi tiếng của huyện Chợ Lách, Bến Tre. Mỗi năm vào ngày 5/5 âm lịch – Tết Đoan Ngọ, tại đây thưởng tổ chức các hoạt động lễ hội trái cây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan.
Hướng đi đến Vườn cây ăn trái Cái Mơn:
-
Từ trung tâm thành phố Bến Tre, bạn đi
qua cầu Hàm Luông, hướng theo quốc lộ 60, đi khoảng 4 cây số đến ngã tư Tân Thành Bình – Mỏ Cày Bắc. Sau đó rẽ phải, đi theo đường tỉnh 882 nối với quốc lộ 57 khoảng 10 cây số nữa là đến.
7. Sân chim Vàm Hồ – Bến Tre
Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận hai xã Mỹ Hoà và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, cách thị xã Bến Tre khoảng 52km, cách thành phố Hồ Chí Minh 120km đường bộ, 100km đường thủy.
Vàm Hồ là vùng đất ngập mặn với nhiều loại cây hoang dã mọc thành rừng. Đây cũng là nơi cư trú của hàng nghìn con cò, vạc và nhiều loại chim khác. Ở tầng cao có dừa nước (trước đây rất nhiều, nên nơi này còn gọi là Cù lao Lá), chà là, đước, mắm, là nơi lý tưởng cho chim ở. Ở tầng thấp có cây ô rô, cóc kèn, lau sậy… là thảm thực vật cho cò, vạc làm tổ sinh sản. Theo thống kê, sân chim Vàm Hồ có khoảng 84 loài thuộc 35 họ và 12 bộ khác nhau. Trong đó có rất nhiều loài động thực vật. Tập trung sống trong cùng một khu sinh thái. Và có cả các loài thú hoang dã cũng sống ở đây.
Ngoài ra, Vàm Hồ không chỉ lưu giữ các loại chim trú ngụ nơi đây quanh năm mà ở đây còn có rất nhiều loài chim quý hiếm cũng như các giống chim bay về từ phương xa. Thỉnh thoảng, các loài chim di cư từ những vùng khác như Trung Quốc, Nga, Úc trên đường bay tới biển Đông ghé qua tá túc, tìm thức ăn rồi lại đi tiếp. Ghé thăm sân chim Vàm Hồ, bạn sẽ có dịp đi dạo đường rừng, qua rừng ngập mặn. Ngắm nhìn đàn chim bay lượn và hít thở không khí trong lành, tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc vất vả.
Hướng đi đến Sân chim Vàm Hồ:
-
Từ thành phố Bến Tre, bạn theo đường tỉnh 885 – đến thị trấn Giồng Trôm thì rẽ về hướng Mỹ Chánh khoảng 14km, là gặp ngã rẽ trái vào Sân chim Vàm Hồ.
Thông tin liên hệ:
-
Số điện thoại khu du lịch: 090 375 97 44 (Giờ mở cửa: 5h00-21h00)
-
Giá tham quan: 50.000đ/người (trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí).
-
Giá vé
thuyền
: 50.000đ/vé.
8. Chùa Dơi – Sóc Trăng
Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô – Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer), chùa nằm ở trung tâm thành phố Sóc Trăng, được xây dựng từ thế kỷ XVI và có diện tích khoảng 04 ha. Về sau đồng bào Kinh và Hoa đọc từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có nhiều người gọi là: “Chùa Mã Tộc”. Từ “Mã Tộc” cũng chính là địa danh (tính từ ngã ba đường cho đến lối rẽ vào Chùa Dơi) coi như là một làng nhỏ. Dân cư ở đây gồm 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) cùng sinh sống. Tương truyền sau trận kháng cự lớn Mahatup, người Khmer xem vùng đất này là nơi để an cư lạc nghiệp, xây dựng nên nhiều chùa vì tin rằng đức Phật phổ độ chúng sinh sẽ giang tay che chở cho tất cả mọi người. Trải qua hơn 400 năm tồn tại, qua nhiều lần trùm tu, đến nay Chùa Dơi vẫn còn giữ nguyên nhiều giá trị cũng như bản sắc văn hóa của người Khmer thuở xưa.
Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sư sãi và tín đồ, phòng ở của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách… Toàn bộ các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04 hecta. Chùa Dơi thuộc khóm 9, phường 3, thành phố Sóc Trăng. Đông giáp khu dân cư, Tây giáp khu dân cư, Nam giáp đồng ruộng, Bắc giáp lộ Mai Thanh Thế tiếp giáp đường Lê Hồng Phong, thành phố Sóc Trăng.
Giống như các ngôi chùa Khmer khác của miền Tây Nam Bộ, dọc con sông Mekong trù phú, tổng thể kiến trúc chùa Dơi bao gồn có ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sư – sãi, tín đồ, phòng ở, tháp để tro di cốt người chết, phòng khách…Trải qua 19 đời Đại Đức, chùa Dơi tồn tại và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của lịch sử. Tham quan chùa Dơi, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt trong văn hóa giữa người Khmer và người Kinh thông qua biểu tượng con rồng. Hình rộng chạm khắc trong chùa khá mảnh mai, đầu có sừng uốn lượn, thân rồng được thiết kế khá giống loài cá Poon – Co, không có chân, lưng có đao mác nhọn hướng về đuôi. Đỉnh mái của ngôi chùa được thiết kế chi tiết, tỉ mỉ với những con chim Cay – No, một loài chim dũng mãnh có khả năng chống đỡ cả bầu trời, che chở cho người dân.
Kiến trúc của Chùa Dơi
Hướng đi đến Chùa Dơi:
-
Từ trung tâm Sóc Trăng, b
ạn đi về hướng Nam khoảng 800m lên đường Hai Bà Trưng giao cắt với Trần Hưng Đạo, hay cũng là hướng về phía đường 30 tháng 4.
-
Bạn di chuyển trên đường Trần Hưng Đạo khoảng 800m để tới vòng xuyến.
-
Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 vào Lê Hồng Phong bạn chạy thêm chừng 850m.
-
Rẽ phải vào Văn Ngọc Chính khoảng 1,0 km là tới Chùa Dơi.
9. Chùa Xiêm Cán – Bạc Liêu
Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách. Chính vì vậy, đây là một trong những địa điểm du lịch đặc sắc của Bạc Liêu.
Được xây dựng từ đầu TK 20, chùa Xiêm Cán vẫn mang trong mình cái hơi hướng đặc trưng thời Angkor. Bạn có thể thấy rất nhiều nét tương đồng qua các chi tiết mái vòm, tường, cột trụ và cầu thang của chùa. Một điều khá thú vị do các sư ở chùa cho biết là toàn bộ chùa của người Khmer đều đặt chánh điện quay về hướng Đông tựa như đường tu hành của Phật Tổ phải đi từ Tây sang Đông. Bên trong chánh điện (tiếng người Khmer gọi là sala) của chùa Xiêm Cán là nơi tập trung nhiều hoa văn trang trí nhất. Từng cột trụ đá được chạm khắc tỉ mỉ, từng bức tranh tích Phật được vẽ từ chân tường cho đến tận chóp mái. Những đường nét trang trí này kết hợp cùng cái ánh sáng mờ ảo từ nến, từ những cửa sổ gỗ cũ kĩ tạo ra một không gian Phật pháp đặc biệt, riêng biệt chỉ có ở nơi đây. Vì vậy, nếu có dịp về Bạc Liêu, bạn đừng bỏ qua địa điểm du lịch đặc sắc này. Bạn cũng có thể vào hẳn bên trong chánh điện hay các tòa nhà khác trong quần thể chùa Xiêm Cán để tham quan, chụp ảnh.
Hướng đi đến Chùa Xiêm Cán:
-
Từ trung tâm thành phố Bạc Liêu, bạn đi đường Cao Văn Lầu thẳng một mạch (đoạn này khoảng 4-5km).
-
Đến ĐT31 thì rẽ trái (cũng đi thêm tầm 4km nữa) là đến được chùa. Cổng chùa nằm ngay bên tay trái và khá lớn nên rất dễ thấy.
10. Nhà công tử Bạc Liêu
Thăm quan nhà công tử Bạc Liêu
Nhà Công tử Bạc Liêu là điểm du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu. Toạ lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà là một trong 3 ngôi nhà cổ lâu đời đại điện cho văn hóa miền Tây ngày xưa, đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quí phái của nó. Nơi đây còn gắn liền với cái tên của Công tử Bạc Liêu. Một vị công tử ăn chơi khét tiếng thời trước với những câu hát “đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu”. Khi đến tham quan, bạn sẽ được giới thiệu về kiến trúc, những vật dụng trong nhà và nghe thuyết minh về cuộc đời truyền kỳ Công tử Bạc Liêu.
Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoát lên mình một vẻ Tây Âu hiện đại và sang trọng. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, địa điểm này cũng được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu.
Thông tin địa điểm Nhà Công tử Bạc Liêu:
-
Địa chỉ: 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, Bạc Liêu, Việt Nam
-
Điện thoại: 0291 3953 304
-
Mức giá: 15.000đ/vé vào cổng (Mở cửa 7h30-17h)
11. Làng nổi Tân Lập – Long An
Ghé thăm làng nổi Tân Lập – Long An
Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập (Rừng Tràm Tân Lập) đang được đề cử là một trong top 10 khu du lịch sinh thái được nhiều người đến nhất Việt Nam. Nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách biên giới Campuchia khoảng hơn 15km về phía Nam. Địa điểm du lịch này đang được rất nhiều các nhóm bạn trẻ lựa chọn để vui chơi cuối tuần. Với không khí trong lành, không gian rộng, nơi đây đang ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ tới đây.
Làng nổi Tân Lập có diện tích 135ha, vùng đệm rộng 500ha được quy hoạch để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung. Ghé thăm làng nổi này bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ. Khu du lịch có các công trình khoảng 5ha, nhà nghỉ và nhà quản lý, khu công viên, khu bến thuyền. Còn lại là 130ha rừng tràm, dòng kinh, trong đó có 5km đường xi măng. Bạn có thể vào rừng bằng xuồng hoặc đi bộ, nghỉ ngơi và câu cá.
Hướng đi đến Làng nổi Tân Lập:
Từ Sài Gòn, bạn di chuyển theo hai cách:
-
Cách 1: Nếu đi xe máy, bạn theo QL1A hướng về miền Tây qua cầu Tân An đến QL62 rẽ phải, đi thẳng QL62 này 57km nữa sẽ đến làng nổi Tân Lập nằm bên tay trái. Nếu đi ô tô, bạn đi đường cao tốc HCM – Trung Lương hướng về miền Tây, qua sông Vàm Cỏ Tây đến nút giao giữa đường cao tốc và QL62 bạn rẽ phải sang QL62 đi thẳng là đến.
-
Cách 2: Bạn đi theo tuyến đường trong, QL22 tính từ Ngã tư An Sương đi theo đường Nguyễn Văn Bứa – ĐT824 – QLN2 – QL62 – làng nổi Tân Lập. Tuyến này có ít xe lớn, dễ ngắm cảnh và thoải mái chụp hình. Tuy nhiên đoạn ĐT824 giai đoạn này đang thi công nên hơi bụi, nhiều ổ gà và bùn đất do trời mưa nhưng nếu hoàn thành đoạn đường này cũng là nút giao thông quan trọng về các tỉnh miền Tây.
Thông tin giá vé thăm quan:
-
Địa chỉ: Quốc Lộ N2, Tân Lập, Mộc Hóa, Long An
-
Giá vé: 60.000 VNĐ – 70.000 VNĐ/người/vé tham quan (không bao gồm các dịch vụ đi xuồng, ăn uống,…)
-
Điện thoại: 096 696 8133
-
Giờ mở cửa: Mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần từ 7h30 đến 17h30
12. Cù lao Thới Sơn – Tiền Giang
Cù lao Thới Sơn hay còn được gọi là Cồn Lân, nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc xã Thới Sơn, Thành Phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Điều làm nên sự hấp dẫn và quyến rũ của Thới Sơn không chỉ là vùng đất của các loại trái cây thơm ngon mà còn là địa điểm du lịch miệt vườn lý tưởng cuối tuần.
Là cồn lớn nhất trong số bốn cồn trên sông Tiền, cù lao Thới Sơn có tổng diện tích khoảng 660ha với chừng 570ha đất sản xuất. Nơi đây hiện đang có trên 1.000 hộ gồm hơn 6.000 cư dân sinh sống, trong đó hơn 90% làm nông nghiệp. Đã bao đời nay, trên cồn Thới Sơn hình thành kiểu nhà – vườn rộng rãi thoáng mát theo kiến trúc đặc trưng Nam bộ, với những căn nhà ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương mang nét cổ kính nguyên sơ, phía trước nhà có sân trồng cây cảnh hay bon-sai được chăm tỉa công phu, chung quanh là vườn cây ăn trái đủ loại cho sản vật theo mùa.
Đến cù lao Thới Sơn, bạn sẽ được tìm hiểu cách làm kẹo dừa thủ công của người dân địa phương, cách đan len, tham quan khu trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ nguyên liệu cây dừa độc đáo. Bạn cũng sẽ khó quên khi được nghe giọng hát mượt mà, thanh tao theo từng cung bậc trong điệu đờn ca tài tử. Cùng với những tour du lịch sinh thái, dã ngoại rất hấp dẫn như: tát đìa bắt cá, ngủ qua đêm trên đất cồn, tham quan bằng xe ngựa trên đường quê… sẽ giúp bạn có nhiều niềm vui khi đến với vùng đất miệt vườn này.
Tát đìa bắt cá và nướng ngay trên bờ
Hướng đi đến Cù lao Thới Sơn:
Từ Sài Gòn, xuống Thới Sơn bạn cần đi theo lộ trình Sài Gòn – Mỹ Tho – Thới Sơn:
-
Từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho khoảng 70km bạn có thể đi xe máy hoặc đi khách để thuận tiện cho việc di chuyển. Nếu đi xe khách bạn ra bến xe miền Tây mua vé với giá vé khoảng 30k – 50k có rất nhiều hãng xe để bạn tham khảo: Mai Linh, Phương Trang, Thảo Châu, Thịnh Phát.
-
Nếu muốn chủ động thời gian và tham thú khung cảnh Miền Tây, bạn nên phượt bằng xe máy. Chạy xe máy thẳng quốc lộ 1A hướng về Miền Tây, tới ngã 3 Trung Lương, rẽ vào địa phận Mỹ Tho – Tiền Giang.
-
Đến bến tàu Du lịch 30/4 – số 8 đường 30/4 Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, mua vé tàu và tham quan các cồn.
Thông tin giá vé thăm quan:
-
Vé tàu: Nếu nhóm bạn ít người, có thể mua tour ghép 20.000đ/vé/cồn. Còn số đông bạn nên thương lượng với người lái tàu để bao trọn gói như vậy sẽ thoải mái hơn nhiều giá tầm 250.000 – 300.000đ.
-
Đi xe ngựa tham quan vườn nuôi ong, thưởng thức trà mật ong: Từ 30.000 – 50.000đ/lượt.
-
Tát cá cùng ăn trưa: Từ dưới 100.000đ/người.
13. Quần đảo Hải Tặc – Kiên Giang
Quần đảo Hải Tặc
Quần đảo Hải Tặc cách đất liền 17 hải lý, nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây bắc là quần đảo Bà Lụa, phía đông là đảo Phú Quốc. Toàn bộ quần đảo này thuộc xã Tiên Hải của thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích 1.100 ha, gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, như Hòn Tre lớn, Hòn Tre nhỏ, hòn Giang, hòn Ụ, hòn Đước và hòn Đồi Mồi, hòn Đốc…
Quần đảo Hải Tặc (Kiên Giang) được biết đến vào khoảng cuối thế kỷ 17, từng là căn cứ của hải tặc “Cánh Buồm Đen” khét tiếng. Không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều tàu thuyền, đảo Hải Tặc còn được cho là nơi cất giấu kho báu. Có người tin đó chỉ là lời đồn, cũng có người coi đó là sự thật. Nhưng nếu ngược thời gian về những năm 80 của thế kỷ trước, từng có người nước ngoài xâm nhập đảo với ý đồ truy tìm kho báu. Lời kể về một tấm bản đồ 300 tuổi chỉ dẫn đến kho báu cất giấu trên đảo, cùng một lượng lớn tiền cổ tìm được ở đây càng khiến đảo Hải Tặc trở nên đặc biệt hơn.
Ngày nay, ngoài sự hiếu kỳ từ tên gọi, người ta còn đến đảo Hải Tặc để khám phá một vẻ đẹp hoang sơ hiếm có.
Di chuyển đến Quần đảo Hải Tặc:
-
Muốn đến quần đảo Hải Tặc, bạn có thể đi tàu cao tốc Greenlines A1 từ thị xã Hà Tiên mất 30 phút, hoặc tàu thường như Hương Xưa, Minh Nga và Bảo Thiên mất 75 phút. Trên biển, bạn có thể bắt gặp những bè nuôi cá mú, cá bóp của ngư dân vùng biển này.
14. Hòn đá Bạc – Cà Mau
Chỉ cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 50km, Hòn Đá Bạc với diện tích khoảng 6,43ha, là một cụm đảo đẹp bao gồm ba hòn lớn, nhỏ nằm gần nhau: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc. Theo nhiều tài liệu ghi lại, Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm (thuộc kỷ Jura giữa – Trung sinh). Với nét đẹp hoang sơ, kì vĩ cùng những dấu tích lịch sử in đậm, nơi đây trở thành địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách đến với mảnh đất cuối cùng trên bản đồ Việt Nam.
Nếu bạn có nhu cầu thưởng thức hải sản vừa được đánh bắt thì những bếp lò than hồng của ngư dân luôn sẵn sàng phục vụ. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn vừa nhâm nhi những con mực, tôm tích, hàu, cá đối… cùng mấy chai rượu mỏ quạ – đặc sản rừng U Minh, vừa ngắm nhìn trời mây biển cả đang chìm dần trong bóng hoàng hôn, cảnh mặt trời đỏ rực dần chìm xuống biển. Ngoài ra, bạn còn được tìm hiểu và khám phá cuộc sống của người dân làng chài. Bạn cũng có thể xem hoặc cùng người dân địa phương cạy hàu, câu cá nâu, câu cá ngát, câu mực. Hiện nay, một hệ thống cầu nối giữa ba hòn đảo giúp du khách rút ngắn thời gian đi lại. Với cảnh quan thơ mộng, hùng vĩ lại gần bờ, Hòn Đá Bạc ngày càng thu hút nhiều khách tham quan.
Di chuyển đến hòn Đá Bạc:
Hòn Đá Bạc nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau chừng 50km, bạn có 2 cách để di chuyển tới đây:
1. Di chuyển tới hòn Đá Bạc bằng đường bộ:
-
Đi bằng phương tiện cá nhân: Nếu đi xe máy, ô tô tự lái thì bạn chạy theo đường Ngô Quyền cho tới ngã tư giao cắt với tỉnh lộ 961 thì rẽ trái cứ chạy theo con đường này cho tới khi đến xã Khánh Bình Tây. Tới đây bạn chạy qua cây cầu nối giữa đất liền với hòn Đá Bạc là tới được điểm tham quan mong muốn.
-
Đi ô tô khách: Bạn di chuyển tới bến xe của quận 7 để bắt xe đi hòn Đá Bạc. Với lộ trình này bạn di chuyển khoảng 1 tiếng 30 phút và giá vé chỉ 25k/lượt. Sau khi đến bến xe Đá Bạc bạn bắt xe ôm hoặc taxi để vào được trong khu du lịch mất khoảng 10 phút thôi nhé.
2. Di chuyển tới hòn Đá Bạc bằng đường thủy:
-
Đi ca nô: Xuôi theo dòng kinh Tắc Thủ, qua kinh Hội Đồng Thành về phía tây khoảng 40km là đến Hòn Đá Bạc.
15. Mũi Cà Mau
Mũi Cà Mau thuộc địa phận tỉnh Cà Mau, là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam đất nước. Nơi đây thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100km. Trong tiềm thức người Việt Nam, nơi đây là một vùng đất thực sự thiêng liêng mà ai cũng sẽ muốn được đến một lần trong cuộc đời. Nơi đây sở hữu hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng phong phú.
Đây là nơi đặt cột mốc cây số 0 có tọa độ GPS 0001, mang hình dáng một con tàu đang vươn mình ra biển khơi. Đến đây, bạn có thể quan sát cả mặt trời mọc và lặn thật kì ảo mà không một nơi nào khác trên đất nước ta cho bạn cơ hội ấy. Đến nơi, bạn nên chụp ảnh lưu niệm với chiếc tàu mang hình ảnh Mũi Cà Mau, mốc tọa độ quốc gia cuối cùng của đất nước. Ngoài ra, hiện Nhà nước đã đầu tư tuyến kè tương đối dài, khoảng hơn 3km để giữ đất. Đến nơi này, bạn ngắm hoàng hôn rất đẹp và chụp hình thì miễn chê.
Di chuyển đến Mũi Cà Mau:
-
Máy bay: Từ sân bay Cần Thơ du khách di chuyển tới Cà Mau bằng xe giường nằm. Giá một vé từ 125.000 đến 150.000 đồng.
-
Ô tô: Từ Sài Gòn, du khách mua vé tại bến xe miền Tây để về Cà Mau. Giá một vé dao động từ 150.000 đến 200.000 đồng.
Nghỉ ngơi:
-
Giá phòng nghỉ ở Cà Mau dao động từ 200.000 đến 600.000 đồng tùy chất lượng.
-
Nếu đi du lịch bụi, bạn cũng có thể xin nghỉ lại nhà dân.
Du Lịch Quốc Tế Đại Việt
đã tổng hợp và chia sẻ với bạn. Hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho bạn để có một chuyến du lịch miền Tây tuyệt vời. Ngoài ra bạn cũng có thể xem ngay các TỐT NHẤT và ƯU ĐÃI NHẤT từ
Du Lịch Quốc Tế Đại Việt
.
Trên đây là 15 địa điểm du lịch Miền Tây bạn nên đến cùng các thông tin kinh nghiệm màđã tổng hợp và chia sẻ với bạn. Hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho bạn để có một chuyến du lịch miền Tây tuyệt vời. Ngoài ra bạn cũng có thể xem ngay các Tour du lịch miền Tây trọn gói với lịch trìnhvàtừ