Du Lịch Là Gì? Khái Niệm Cơ Bản Về Chất Lượng Du Lịch.
5/5 – (6 bình chọn)
Du Lịch Là Gì? Khái Niệm Cơ Bản Về Chất Lượng Du Lịch là nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên ngành du lịch. Qua bài viết dưới đây các bạn sẽ hiểu thêm về khái niệm cơ bản cũng như về chất lượng sản phẩm du lịch hiện nay. Tuy nhiên tài liệu này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho bài khóa luận của các bạn, hiểu rõ được đều này nên chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp, vì vậy trong quá trình làm bài nếu gặp khó khăn thì hãy điện cho chúng tôi Zalo : 0934573149 để được tư vấn.
1 Khái niệm cơ bản về du lịch.
Ngày nay du lịch đang trở thành một ngành phổ biến và nổi bật tại Việt Nam và thế giới. Hiệp hội lữ hành quốc tế công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn và phát triển vượt bậc trên thế giới vượt lên cả các ngành như sản xuất, điện tử và nông nghiệp,…Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam nói chung và nhiều quốc gia trên thế giới nói riêng. Thuật ngữ du lịch đã trở nên phổ biến, cụm từ du lịch được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, tùy vào hoàn cảnh, thời gian, khu vực khác nhau, nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau.
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có thể kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Nhìn từ góc độ nhu cầu của khách: Du lịch là một sản phẩm không thể thiếu của sự phát triển kinh tế – xã hội của con người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ khi trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, thu nhập bình quân đầu người gia tăng, tăng thời gian rỗi do sự tiến bộ khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin phát triển, làm phát sinh mong muốn đi nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người.
Xét từ góc độ các quốc gia phát triển du lịch: Dựa vào tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thiết kế và lựa chọn những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng.
Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất – kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương trình du lịch”.
2 Khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch.
2.1 Khái niệm về sản phẩm.
Theo Từ điển Tiếng Việt:
– Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra.
– Cái được tạo ra, như là một kết quả tự nhiên”.
Theo ISO 9000:2000: “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình”. Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu hình (thông thường được gọi là hàng hoá) và vô hình (hay còn gọi là dịch vụ).
Theo GS-TS Trần Minh Đạo – Giáo trình “Marketing căn bản: “Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ”
XEM THÊM : Quy trình điều hành Tour du lịch, 8 bước và giải thích
2.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là một dạng sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu đi du lịch của con người. Trong đó, nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở của mình để có được thêm nhiều trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ.
Theo nghĩa rộng: Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các dịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống, tham quan cho du khách, được tạo bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội với việc sử dụng các nguồn lực như cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực tại một cơ sở, một vùng, địa phương hay của một quốc gia.
Theo nghĩa hẹp: Sản phẩm du lịch là sản phẩm cụ thể thỏa mãn các nhu cầu khi đi du lịch của con người. Có nghĩa là bất cứ cái gì có thể mang ra trao đổi để đáp ứng mong muốn của khách du lịch. Bao gồm sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.
Ví dụ: món ăn, đồ uống, chỗ ngồi trên phương tiện vận chuyển, buồng ngủ, tham quan.
Theo quan điểm Marketting: “Sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch”.
Theo Điều 4 chương I – Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
3 Khái niệm cơ bản về dịch vụ.
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ nhưng nhìn chung các định nghĩa đều thống nhất dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
Theo như nghĩa rộng: sản phẩm dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế thứ 3 thuộc vào nền kinh tế quốc dân. Bao gồm nhiều hoạt động về kinh tế bên ngoài 2 lĩnh vực chính đó là nông nghiệp và công nghiệp.
Theo nghĩa hẹp: sản phẩm dịch vụ là các hoạt động có ích của con người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn tại được dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu. Thế nhưng vẫn có thể đáp ứng được đầy đủ và nhanh chóng, văn minh những nhu cầu về sản xuất và đời sống trong xã hội.
Theo Philip Kotler: “Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả. Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào”
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công. [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256]
Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ…và mang lại lợi nhuận.
4 Khái niệm cơ bản về chất lượng dịch vụ.
Giống khái niệm về dịch vụ, chất lượng dịch vụ (Service quality) cũng là một trong những khái niệm gây nhiều chú ý và tranh cãi. Vì các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ mà không có sự thống nhất. Bên cạnh đó, có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng dịch vụ là gì. Định nghĩa phổ biến nhất hiện nay được sử dụng để xác định chất lượng dịch vụ là mức độ của một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu hay sự mong đợi của khách hàng (Lewis và Mitchell, 1990; Dotchin và Oakland, 1994; Asubonteng và cộng sự, 1996; Wisniewski và Donnelly, 1996). Ngoài ra chất lượng dịch vụ cũng có thể được định nghĩa là sự khác biệt giữa mong đợi của khách hàng về dịch vụ và cảm nhận về dịch vụ. Nếu kỳ vọng lớn hơn hiệu suất. Cụ thể hơn có thể nói đến:
Theo Gronroos, “chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá khi khách hàng dựa trên so sánh dịch vụ thực sự mà khách hàng đã nhận được với sự mong đợi của họ.”
Cùng quan điểm với Gronroos, Parasuraman và cộng sự (1985) đã nhận định rằng “chất lượng dịch vụ là một hình thức của thái độ, là kết quả từ sự so sánh giữa dịch vụ thực tế mà khách hàng nhận thức được khi tiêu dùng dịch vụ với sự mong đợi của họ. Chất lượng dịch vụ có liên quan nhưng không tương đồng với sự hài lòng của khách hàng.”
Tóm lại, mọi khách hàng đều có một kỳ vọng lý tưởng về dịch vụ mà họ muốn nhận được khi họ đến một nhà hàng hoặc một địa điểm tham quan nào đó. Chất lượng dịch vụ đo lường mức độ của một dịch vụ so với sự mong đợi của khách hàng. Doanh nghiệp đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi được coi là có chất lượng dịch vụ cao.
Bài viết Du Lịch Là Gì? Khái Niệm Cơ Bản Về Chất Lượng Du Lịch là nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nếu các bạn còn đang băn khoăn hay các bạn không có thời gian làm bài thì hãy liên hệ ngay với luanvantot.com để được cung cấp dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp .