Download Đề thi giáo viên viết chữ đẹp File DOC – Bài thi viết chữ đẹp

Bùi Minh Quang

Quảng cáo

Bộ đề thi giáo viên viết chữ đẹp là tài liệu rất hữu ích ích dành cho các giáo viên. Tài liệu này gồm rất nhiều câu hỏi khác nhau giúp thầy cô có thể nâng cao kiến thức của mình về viết chữ đẹp để trau dồi, nâng cao kiến thức tốt nhất để chinh phục được kỳ thi sắp tới.

de thi giao vien viet chu dep

Đề thi viết chữ đẹp tiểu học cấp huyện, cấp thành phố

Đề thi viết chữ đẹp giáo viên tiểu học có đáp án

Câu 1: Chữ cái viết thường được viết với chiều cao 2,5 đơn vị gồm:

A. 4 chữ cái

B. 5 chữ cái

C. 6 chữ cái (b, g, h, k, l, y)

D. 7 chữ cái

=> Đáp án: C. 6 chữ cái (b, g, h, k, l, y)

Câu 2: Mẫu chữ viết theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:

A. 13/6/2002

B. 14/6/2002

C. 15/6/2002

D. 16/6/2002

=> Đáp án: B. 14/6/2002

Câu 3: Chiều cao của các chữ số là

A. 2 đơn vị

B. 2,5 đơn vị

C. 3 đơn vị

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

=> Đáp án: A. 2 đơn vị

Câu 4: Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là

A. 0,25 đơn vị

B. 0,5 đơn vị

C. 0,75 đơn vị

D. 1,0 đơn vị

=> Đáp án: B. 0,5 đơn vị

Câu 5: Chữ cái hoa được viết với chiều cao 4 đơn vị:

A. Chữ cái G và chữ cái M

B. Chữ cái R và chữ cái Y

C. Chữ cái M và chữ cái R

D. Chữ cái G và chữ cái Y

=> Đáp án: D. Chữ cái G và chữ cái Y

Câu 6: Quy định cách điệu mẫu chữ cái viết hoa kiểu 2 gồm:

A. 5 chữ cái (A, M, N, Q, V)

B. 6 chữ cái

C. 7 chữ cái

D. 8 chữ cái

=> Đáp án: A. 5 chữ cái (A, M, N, Q, V)

Câu 7: Trong bảng chữ cái theo mẫu chữ hiện hành có tất cả:

A. 9 chữ cái là nguyên âm đơn

B. 10 chữ cái là nguyên âm đơn

C. 11 chữ cái là nguyên âm đơn

D. 12 chữ cái là nguyên âm đơn

=> Đáp án: D. 12 chữ cái là nguyên âm đơn

Câu 8: Chữ cái viết thường được viết với chiều cao 1 đơn vị gồm:

A. 14 chữ cái

B. 15 chữ cái

C. 16 chữ cái (a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x)

D. 17 chữ cái

=> Đáp án: C. 16 chữ cái (a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x)

Câu 9: Mẫu chữ được thể hiện ở:

A. 2 dạng (kiểu)

B. 3 dạng (kiểu)

C. 4 dạng (kiểu)

D. 5 dạng (kiểu)

=> Đáp án: C. 4 dạng (kiểu)

Câu 10: Khi ngồi viết cần tuân thủ:

A. Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn. Đầu hơi cúi, mắt cách vở 25-30 cm.

B. Tay trái đặt phía trên, bên trái quyển vở. Tay phải cầm bút (cá biệt, có thể ngược lại). Khi viết, không xê dịch người, không xê dịch vở (trừ lúc sang trang)

C. Điều khiển bút bằng 3 ngón tay phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cả cánh tay.

D. Tất cả các ý trên đúng.

=> Đáp án: D. Tất cả các ý trên đúng.

Câu 11: Khi thực hiện viết chữ trong phân môn Tập viết, cần nắm:

A. 10 nét cơ bản

B. 11 nét cơ bản

C. 12 nét cơ bản

D. 13 nét cơ bản

=> Đáp án: D. 13 nét cơ bản

Câu 12: Vở Tập viết dành cho học sinh:

A. Các lớp 2, 3

B. Các lớp 1, 2, 3

C. Các lớp 1, 2, 3, 4

D. Cả cấp tiểu học

=> Đáp án: B. Các lớp 1, 2, 3

Câu 13: Dấu thanh của tiếng phải được đặt ngay:

A. trên đầu âm chính

B. trên đầu âm nào tuỳ thích

C. trên đầu (hoặc dưới) âm chính

D. trên đầu (hoặc dưới) âm nào tuỳ thích

=> Đáp án: C. trên đầu (hoặc dưới) âm chính

Câu 14: Chữ O hoa được viết bởi:

A. Kết hợp 2 nét cơ bản: cong phải và cong trái

B. Kết hợp 3 nét cơ bản: cong phải, cong trái và nét lượn vào trong (biến điệu)

C. 1 nét cong kín và một nét lượn vào trong (biến điệu)

D. Tất cả các ý trên đều sai

=> Đáp án: C. 1 nét cong kín và một nét lượn vào trong (biến điệu)

Câu 15: Khi viết chữ H hoa, điểm đặt bút và dừng bút cuối cùng tại đâu?

A. Đặt bút trên đường kẻ 5 và dừng bút ở đường kẻ 2

B. Đặt bút trên đường kẻ 6 và dừng bút ở đường kẻ 2

C. Đặt bút trên đường kẻ 4 và dừng bút ở đường kẻ 1

D. Đặt bút trên đường kẻ 6 và dừng bút ở đường kẻ 1

=> Đáp án: A. Đặt bút trên đường kẻ 5 và dừng bút ở đường kẻ 2

Câu 16: Chữ cái hoa nào có nét viết 1 giống nhau:

A. Chữ A, M, N

B. Chữ H, I, K

C. Chữ B, P, R

D. Chữ C, D, L

=> Đáp án: C. Chữ B, P, R

Câu 17: Cấu tạo của chữ X hoa gồm:

A. 1 nét cong trái + 1 nét xiên (thẳng) + 1 nét cong phải

B. 1 nét cong trái + 1 nét xiên (lượn) + 1 nét cong phải

C. 1 nét móc hai đầu bên trái + 1 nét xiên (thẳng) + 1 nét móc hai đầu bên phải

D. 1 nét móc hai đầu bên trái + 1 nét xiên (lượn) + 1 nét móc hai đầu bên phải

=> Đáp án:

Câu 18: Các chữ cái nào được lặp lại từ chữ gốc:

A. Ă, G, E, Q, T, Ư, Y

B. Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư

C. Â, C, D, Ê, K, Ô, N

D. A, C, D, E, I, O, U

=> Đáp án: B. Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư

Câu 19: Độ rộng chữ cái hoa trong khoảng 6 ô li có:

A. 7 chữ cái hoa

B. 8 chữ cái hoa (A, Ă, Â, M , N, R, U, Ư)

C. 9 chữ cái hoa

D. 10 chữ cái hoa

=> Đáp án: B. 8 chữ cái hoa (A, Ă, Â, M , N, R, U, Ư)

Câu 20: Khi viết cụm từ úng dụng, câu úng dụng, học sinh thường viết vào:

A. Vở tập viết có chiều cao bắt buộc 2,5 ô li

B. Vở tập viết có chiều cao bắt buộc 1,0 ô li

C. Vở tập viết có chiều cao tuỳ theo từng con chữ quy định nhưng không vượt quá 2,5 ô li

D. Tất cả các ý trên đều đúng

=> Đáp án: C. Vở tập viết có chiều cao tuỳ theo từng con chữ quy định nhưng không vượt quá 2,5 ô li

Câu 21: Kĩ năng rèn chữ viết cho học sinh từ:

A. Viết thành thạo, viết đúng, viết đẹp

B. Viết đúng, viết đẹp, viết thành thạo

C. Viết đúng, viết thành thạo, viết đẹp

D. Viết đẹp, viết đúng, viết thành thạo

=> Đáp án: C. Viết đúng, viết thành thạo, viết đẹp

Câu 22: Chữ cái viết thường được viết với chiều cao 2 đơn vị gồm:

A. 4 chữ cái (d, đ, p, q)

B. 5 chữ cái

C. 6 chữ cái

D. 7 chữ cái

=> Đáp án: A. 4 chữ cái (d, đ, p, q)

Câu 23: Dạng (kiểu) chữ học sinh khi viết chữ thường, chữ hoa, chữ số trong trường tiểu học là:

A. Chữ viết đứng, nét thanh nét đậm

B. Chữ viết nghiêng (15o), nét thanh nét đậm

C. Chữ viết đứng, nét đều

D. Chữ viết nghiêng (15o), nét đều

=> Đáp án: C. Chữ viết đứng, nét đều

Câu 24: Việc dạy viết chữ hoa được tiến hành theo một quá trình:

A. Nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái

B. Tập tô, tập viết từng chữ cái

C. Nhận diện, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái

D. Tập tô, nhận diện, tập viết từng chữ cái

=> Đáp án: A. Nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái

Câu 25: Có bao nhiêu chữ cái khi phát âm và viết đều hoàn toàn giống nhau:

A. 13 chữ cái

B. 14 chữ cái

C. 15 chữ cái

D. 16 chữ cái (a, ă, â, e ,ê, i, l, m, n, o, ô, ơ, r, u, ư, y )

=> Đáp án: D. 16 chữ cái (a, ă, â, e ,ê, i, l, m, n, o, ô, ơ, r, u, ư, y )

Câu 26: Kí hiệu ∗ trong vở tập viết học sinh có nghĩa là:

A. Tập viết ở lớp

B. Tập viết chữ nghiêng (tự chọn)

C. Luyện viết thêm

D. Luyện viết buổi chiều

=> Đáp án: B. Tập viết chữ nghiêng (tự chọn)

Câu 27: Kí hiệu • trong vở tập viết học sinh có nghĩa là:

A. Tập viết ở lớp

B. Luyện viết thêm

C. Tập viết chữ nghiêng (tự chọn)

D. Luyện viết buổi chiều

=> Đáp án: A. Tập viết ở lớp

Câu 28: Các phương pháp thường sử dụng khi dạy tập viết ở trường tiểu học:

A. Trực quan; đàm thoại gợi mở; luyện tập.

B. Trực quan; thuyết trình, luyện tập.

C. Đàm thoại; trực quan; nêu gương.

D. Thuyết trình; luyện tập; nêu gương.

=> Đáp án: A. Trực quan; đàm thoại gợi mở; luyện tập.

Câu 29: Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng:

A. ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón áp út) của bàn tay phải

B. ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón út) của bàn tay phải

C. ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón út) của bàn tay phải

D. ba ngón tay ( ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải

=> Đáp án: D. ba ngón tay ( ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải

Câu 30: Quy trình chung khi dạy một bài tập viết theo trình tự là:

A. Giới thiệu bài tập viết, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào vở củng cố bài tập viết.

B. Giới thiệu bài tập viết, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào bảng, củng cố bài tập viết.

C. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài, học sinh viết vào vở, bảng và củng cố bài.

D. Giới thiệu bài tập viết, phân tích cấu tạo chữ, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào bảng, vở và củng cố bài tập viết.

=> Đáp án: D. Giới thiệu bài tập viết, phân tích cấu tạo chữ, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào bảng, vở và củng cố bài tập viết.

Câu 31: Vị trí của việc dạy tập viết ở tiểu học:

A. Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc thông, viết thạo.

B. Là phân môn có tính chất cung cấp phần lí thuyết.

C. Là phân môn có tính chất thực hành, giúp cho học sinh rèn kĩ năng viết và rèn cho học sinh tính cần thận, tính kĩ luật và khiếu thẩm mỹ.

D. Giúp học sinh viết đúng mẫu và đẹp.

=> Đáp án: C. Là phân môn có tính chất thực hành, giúp cho học sinh rèn kĩ năng viết và rèn cho học sinh tính cần thận, tính kĩ luật và khiếu thẩm mỹ.

Câu 32: Tập viết đúng theo mẫu và đều nét các chữ thường theo cỡ nhỏ là nội dung chương trình của :

A. lớp 1

B. lớp 2

C. lớp 3

D. lớp 2 và 3

=> Đáp án: B. lớp 2

Câu 33: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi viết cần đặt vở như thế nào?

A. Vở viết cần đặt nghiêng so với mép dưới của bàn một góc khoảng 45o (nghiêng chéo lên trên về bên trái).

B. Vở viết cần đặt nghiêng so với mép trên của bàn một góc khoảng 40o (nghiêng chéo lên trên về bên phải).

C. Vở viết cần đặt nghiêng so với mép dưới của bàn một góc khoảng 35o (nghiêng chéo lên trên về bên trái).

D. Vở viết cần đặt nghiêng so với mép dưới của bàn một góc khoảng 30o (nghiêng chéo lên trên về bên phải)

=> Đáp án: D. Vở viết cần đặt nghiêng so với mép dưới của bàn một góc khoảng 30o (nghiêng chéo lên trên về bên phải)

Câu 34: Tư thế ngồi học đúng giúp cho các em tập trung cao, không bị các bệnh về mắt, tim, vẹo cột sống… và giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.Ngồi viết đúng tư thế luôn có các điểm tựa:

A. Tay chống cầm

B. Hai chân chạm đất, hai mông đặt thoải mái lên ghế,hai cánh tay đặt lên bàn

C. Tay trái chống cầm, hai chân chạm đất

D. Cả câu b và câu c

=> Đáp án: B. Hai chân chạm đất, hai mông đặt thoải mái lên ghế,hai cánh tay đặt lên bàn

Câu 35: Tư thế viết bảng của giáo viên đúng nhất là:

A. Khi viết ở tầm bảng ngang bằng hoặc thấp dưới mặt giáo viên, cần nghiêng người về phía bên trái để học sinh nhìn rõ chữ giáo viên đang viết ( không “úp mặt” vào bảng, che chữ đang viết).

B. Trường hợp viết ở phần bảng hơi thấp, giáo viên có thể khom lưng hoặc gập chân thấp xuống để tạo được tầm viết ngang mặt).

C. Tuỳ ý giáo viên, muốn đứng thế nào cũng được.

D. Cả câu a và câu b.

=> Đáp án: D. Cả câu a và câu b.

Câu 36: Nguyên tắc viết dấu thanh có 3 nguyên tắc: Nguyên tắc khoa học, nguyên tắc thẩm mỹ, nguyên tắc thực dụng. Hiện nay dấu thanh được thống nhất viết như thế nào?

A. đặt dấu thanh ở vị trí cân đối.

B. đặt dấu thanh cuối vần

C. đặt dấu thanh trên hoặc dưới âm chính.

D. đặt dấu thanh ngay trên hoặc dưới âm đệm

=> Đáp án: C. đặt dấu thanh trên hoặc dưới âm chính.

Câu 37: Theo qui định của Sở Giáo dục và đào tạo, thang điểm chấm vở sạch – chữ đẹp hằng tháng như sau:

A. Vở sạch: 5 điểm, chữ đẹp 5 điểm

B. Vở sạch: 4 điểm, chữ đẹp 6 điểm

C. Vở sạch: 6 điểm, chữ đẹp 4 điểm

D. Vở sạch: 10 điểm, chữ đẹp 10 điểm

=> Đáp án: B. Vở sạch: 4 điểm, chữ đẹp 6 điểm

Câu 38: Theo qui định của Sở Giáo dục và đào tạo, xếp loại vở sạch chữ đẹp hằng tháng như sau:

A. Loại A: 9-10 điểm; loại B: 7-8 điểm; loại C: 5-6 điểm; loại D: dưới 5 điểm

B. Loại A: 8-10 điểm; loại B: 5-7 điểm; loại C: 3-4 điểm

C. Loại A: 9-10 điểm; loại B: 6-8 điểm; loại C: 5 điểm; loại D: dưới 5 điểm

D. Câu a và c đúng

=> Đáp án: B. Loại A: 8-10 điểm; loại B: 5-7 điểm; loại C: 3-4 điểm

Câu 39: Theo qui định của Sở Giáo dục và đào tạo, điểm giữ vở sạch như sau:

A. Vở có bao bìa sạch sẽ, ghi nhãn cẩn thận (1 điểm)

B. Vở không bị quăn góc, các trang không bị nhàu, dơ bẩn, bỏ phí hoặc bị xé (2 điểm)

C. Trình bày vở đúng mẫu qui định (3 điểm)

D. Cả 3 ý trên đều đúng

=> Đáp án: A. Vở có bao bìa sạch sẽ, ghi nhãn cẩn thận (1 điểm)

Câu 40: Theo qui định của Sở Giáo dục và đào tạo, điểm Viết chữ đẹp như sau:

A. Viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ (2 điểm)

B. Viết chữ thẳng hàng, ngay ngắn (1 điểm)

C. Giữ đúng khoảng cách giữa con chữ- con chữ; tiếng – tiếng (2 điểm)

D. Bài viết sạch sẽ, không viết bậy (2 điểm)

=> Đáp án: A. Viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ (2 điểm)

Câu 41: Tư thế ngồi học sai không những làm các em thiếu tập trung mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.Các tư thế học mà học sinh cần tránh:

A. Ngồi học cúi quá hoặc nằm bò ra bàn học,ngực tì vào bàn.

B. Nằm ra giường, sàn nhà để học.

C. Ngồi học vắt chân, chân gác lên ghế, ngồi học vẹo sống lưng.

D. Cả a, b, c

=> Đáp án: D. Cả a, b, c

Câu 42: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong:

A. a, c, d, e, g, q.

B. a, c, o, d, q, x.

C. c, o, ô, ơ, e, ê, x.

D. c, e, o, g, q, x.

=> Đáp án: C. c, o, ô, ơ, e, ê, x.

Câu 43: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng):

A. a, ă, â, d, đ, g.

B. a, c, d, e, g, q.

C. ư, p, m, n.

D. c, o, d, q, x.

=> Đáp án: A. a, ă, â, d, đ, g.

Câu 44: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc:

A. i, t, u, ư, p, m, n.

B. a, ă, â, d, đ, g.

C. a, c, o, d, q

D. i, t, u, ư, g, q

=> Đáp án: A. i, t, u, ư, p, m, n.

Câu 45: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc):

A. l, h, k, b, y, g.

B. h, t, u, ư, g, q

C. a, c, o, d, x, y

D. i, t, p, m, n, l

=> Đáp án: A. l, h, k, b, y, g.

Câu 46: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:

A. r, v, s

B. i, t, h

C. l, v, y

D. l, r, y

=> Đáp án: A. r, v, s

Hy vọng với bộ đề thi giáo viên viết chữ đẹp trên đây sẽ giúp các bạn chuẩn bị kiến thức một cách tốt nhất để giúp làm bài thi hiệu quả, đạt kết quả cao nhất.

Các bạn muốn cho các em học sinh của mình luyện chữ đẹp, các bạn nên download mẫu giấy thi viết chữ đẹp mới nhất. Đây là yếu tố giúp cho các em thực hành viết chữ đúng hàng và đúng ly.