Dòng điện xoay chiều là gì ? Khái niệm, ký hiệu, tác dụng, cách tạo ra

Ai cũng biết dòng điện chúng ta đang sử dụng ở các thiết bị điện đó là dòng điện xoay chiều nhưng chắc chẵn các bạn sẽ không hiểu rõ được nó và sẽ có những câu hỏi được đặt ra như ” Dòng điện xoay chiều là gì” . Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về dòng điện này chúng tôi xin gửi đến các bạn thông tin tại đây.

Dòng điện xoay chiều là gì?

Dòng điện xoay chiều còn được gọi là dòng điện AC (Alternating Current) là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều được tạo ra do biến đổi nguồn điện một chiều hoặc tư các máy phát điện xoay chiều. Các đồ dùng điện quen thuộc với chúng ta thường sử dụng nguồn điện xoay chiều: máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh …

dong dien xoay chieu

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Dòng điện này thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.

Hoặc bạn có thể làm theo cách

  • Cách 1: Đặt một cuộn dây dẫn kín và cho nam châm quay xung quanh.
  • Cách 2: Để cuộn dây dẫn kín quay quanh từ trường của nam châm.

 Ký hiệu

Trong kỹ thuật điện, nguồn xoay chiều được viết tắt tiếng Anh là AC (viết tắt của Alternating Current) và được ký hiệu bởi hình ~ (dấu ngã – tượng trưng cho dạng sóng hình sin).

Tác dụng

Để nói về tác dụng của dòng điện xoay chiều để mọi người dễ hiểu nhất bạn sẽ thấy những công việc của chúng ta làm hay sử dụng hàng ngày bằng điện trong gia đình đó chính là tác dụng của nó.

Thường chúng ta có thể quy ước 3 tác dụng chính như sau

1. Tác dụng nhiệt

Tác dụng nhiệt là một trong những tác dụng đầu tiên phải đề cập của dòng điện xoay chiều. Chúng ta có thể lấy ví dụ về bóng đèn dây tóc để dễ hình dung. Chúng ta sẽ cảm nhận được nhiệt lượng từ bóng đèn khi nó hoạt động.

=> Đây chính là tác dụng nhiệt, một số sản phẩm khác của tác dụng nhiệt có ích cho đời sống phải kể đến như: bàn ủi, lò sưởi điện,…

2. Tác dụng quang

Minh chứng cho tác dụng quang của dòng điện xoay chiều là các loại bóng đèn phát sáng như: bóng đèn bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bút đèn bút thử điện,…

3. Tác dụng từ

Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều rất dễ dàng nhận biết khi chúng ta đưa một đinh sắt lại gần cuộn dây. Khi cuộn dây hút đinh sắt vào, chính là biểu hiện của tác dụng từ.

+ Ngoài ra, tác dụng từ của cuộn dây lên nam châm cũng sẽ thay đổi khi dòng điện đổi chiều.

Dòng điện xoay chiều trong vật lý lớp 9 – 12

dong dien xoay chieu vat ly 9

1. Công suất dòng điện xoay chiều và cách tính

Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc 3 đại lượng: cường độ của dòng điện, điện áp và độ lệch pha của cường độ so với điện áp.

Công suất dòng điện xoay chiều được tính như sau:

P = U.I.cosα

Trong đó:

  • P: biểu hiện cho công suất của dòng điện xoay chiều (W)
  • U: là điện áp (V)
  • I: là cường độ dòng điện (A)
  • α: chính là độ lệch pha giữa cường độ của dòng điện và điện áp

2. Cách tính chu kỳ và tần số

Chu kỳ của dòng điện xoay chiều: Được ký hiệu là T và được tính bằng giây (s), là khoảng thời gian mà dòng điện xoay chiều trở lại vị trí ban đầu.

Tần số điện xoay chiều: Được ký hiệu là F và có đơn vị tính là Hz. Đại lượng này thể hiện số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây.

Công thức tính tần số như sau:

F=1/T

Trong đó:

  • F là tần số
  • T là chu kỳ

5/5 – (2 bình chọn)