Đồng dao là gì? Tuyển tập bài đồng dao cho trẻ mầm non hay, dễ hát – Rửa xe tự động
Đồng dao thường gắn liền với các trò chơi của trẻ nhỏ nhưng cũng có những bài chứa những khái niệm, bài học, tư tưởng. Để biết rõ khái niệm, đặc điểm cũng như những bài đồng dao cho trẻ mầm non hay, dễ hát thì bạn đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org
Đồng dao là gì?
Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích khái niệm đồng dao là gì. Đồng dao mang nhiều lớp nghĩa khác nhau, cụ thể:
Theo cuốn “Từ điển văn học Việt Nam”, đồng dao là loại dân ca sinh hoạt đặc thù, hầu như chỉ dành cho trẻ em hát. Tuy có khi người lớn cùng hát và bao giờ cũng do người lớn đặt ra rồi dạy trẻ em. Ở dạng thông thường, mỗi bài đồng dao sẽ gắn với một trò chơi, mỗi câu ứng với một hành động, vừa giống phần thanh âm đệm theo và cầm nhịp cho phần diễn xướng, vừa giống như lời chỉ dẫn cho động tác.
Theo cuốn “Tìm hiểu về đồng dao người Việt”, đồng dao là thể loại văn học dân gian, thuộc phương thức diễn đạt tự sự bằng văn vần gồm phần lời của những bài hát dân gian trẻ em. Còn trong cuốn “Vấn đề đồng giao là một thể loại âm nhạc” cho rằng: hát đồng giao là sự kết hợp của văn hóa, văn nghệ dân gian bao gồm trò chơi, lời ca và âm nhạc.
Tựu chung, đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng. Đồng dao gồm nhiều loại khác nhau như bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em,…Các bài đồng dao thường gắn liền với các trò chơi trẻ em. Đồng dao sử dụng câu từ rất đơn giản, ngắn gọn chỉ 2 từ, 3 từ, 4 từ,…
Đặc điểm của đồng dao
Đặc điểm về ngôn ngữ
Thể thơ phổ biến sử dụng trong những bài đồng dao là thể thơ bốn chữ, bốn chữ biến thể, thơ lục bát, thơ hai chữ, ba chữ và thể thơ hỗn hợp. Thành phần cấu tạo nên một bài đồng dao đó là âm điệu, thanh điệu, lối bắt vần chân, vần lưng tạo cho lời bài hát đồng dao gần với chất ca xướng. Cùng với đó là sự xuất hiện phổ biến của vần bằng, vần trắc ở giữa dòng và cuối dòng tạo ra sự luân phiên thanh bằng, thanh trắc giúp tăng thêm sự trầm bổng cho giai điệu, chứa cả phần nhạc và phần thơ.
Ví dụ: Bài “Thả đỉa ba ba” được xây dựng ở thể thơ bốn chữ, sử dụng lối bắt vần chân luân phiên thành bằng – thanh trắc.
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông..
Bên cạnh đó cũng có một số bài đồng dao sử dụng thể thơ hỗn hợp, thơ lục bát, có khi là sự kết hợp của thể thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ nhưng thực chất lại là sự biến thể của thể thơ bốn chữ do việc yêu cầu mở rộng nội dung.
Ví dụ:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè…
Lời ca của bài đồng dao có một vị trí quan trọng trong việc thực hiện các trò chơi âm nhạc vì nó giúp trẻ dễ nhớ, dễ phát âm, nội dung thể hiện mối quan hệ mật thiết với con người, môi trường xung quanh. Đặc biệt, phần lời ca có sự hỗ trợ cho động tác vận động của trò chơi.
Ví dụ:
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật…
Phần lời ca gắn liền với hình ảnh quen thuộc đã ăn sâu vào tâm hồn trẻ nhỏ như cái cống, con ong, củ khoai chấm mật,… kết hợp với lời thơ chân thành giản dị.
Đặc điểm về âm nhạc
Về mặt biến tấu, đồng dao là những bài hát có cấu trúc nhịp lặp đi lặp lại và nói theo tiết tấu. Đặc điểm này rất phù hợp với khả năng âm nhạc của các hạn học sinh. Có 2 loại tiết tấu theo chu kỳ đó là:
-
Cấu trúc theo chu kỳ đơn
Là những bài hát đồng dao có loại nhịp điệu thuần nhất thuộc nhóm cấu trúc tiết tấu chu kỳ đơn giản như kéo cưa lừa xẻ, nu na nu nống,…được trẻ ngắt nhịp theo hơi thở của từng câu với phần nhịp điệu quan trọng. Đa số các bài đồng dao ít mang tính giai điệu nên chủ yếu dưới dạng vần vè, diễn xướng, nhịp điệu rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
-
Cấu trúc theo chu kỳ phức
Là những bài đồng dao viết ở nhiều dạng, nhịp điệu kết hợp với nhau theo lối luân phiên. Sử dụng cấu trúc thang 4 âm, các âm son – si – đô – rê là âm ổn định thay nhau xuất hiện, kết hợp với giai điệu ở âm khu cao, sử dụng loại nhịp điệu 6 âm tiết nhịp và 8 âm tiết nhịp, xen kẽ tiết tấu lượn sóng.
Về mặt nhịp điệu, đồng dao gắn liền với trò chơi dân gian và chủ yếu là động bộ với mối quan hệ trường độ nốt đơn, đơn chấm dôi hoặc nốt đen, tiết tấu ở thể thơ có ca từ chẵn, trọng tâm sẽ rơi vào từ chẵn và thể thơ 3 chữ, 5 chữ, 7 chữ trọng tâm rơi vào từ lẻ. Đồng dao là thể loại âm nhạc dân gian cho trẻ nhỏ.
Cấu trúc nhịp điệu theo chu kỳ là nét đặc trưng của đồng giao. Mỗi bài tồn tại dưới dạng trò chơi riêng, có lối chơi nhất định mang tính tổ chức chặt chẽ.
Về thang âm, đồng dao là thể loại hát nói, đọc diễn cảm nên phần thang âm xây dựng dựa trên khoảng âm hẹp, đơn giản, dễ hát, dễ nhớ phù hợp với lứa tuổi học sinh. Chẳng hạn như bài “Bắc kim thang” viết ở điệu thức 5 âm điệu Son cung. Âm son là âm ổn định nhất trong bài, xuất hiện liên tiếp tạo giai điệu vui tươi, trong sáng cùng sự kết hợp bước nhảy quãng 2, quãng 3,….Phần lời đậm chất Nam Bộ qua những từ cà lang bí rợ, kèo, té, chi,…- đặc trưng trong cách nói của người dân Nam Bộ.
Tuyển tập bài đồng dao cho trẻ mầm non hay, dễ hát
Đồng dao về cá (Vè cá)
Cá biển, cá đồng,
Cá sông, cá ruộng.
Dân yêu dân chuộng,
Lá cá tràu ổ.
Ăn nói hàm hồ,
Là con cá sứ.
Đưa đẩy chốn xa,
Là con cá đảy.
Hay gặp mặt nhau,
Là con cá ngộ.
Trong nhà nghèo khổ,
Là con cá cầy.
Chẳng dám múc đầy,
Là con cá thiểu.
Mỗi người mỗi thiếu,
Là con cá phèn.
Ăn nói vô duyên,
Là con cá lạc.
Trong nhà rầy rạc,
Là con cá kình.
Trai gái rập rình,
Là cá trích ve.
Dỗ mãi không nghe,
Là con cá ngạnh.
Đi đàng phải tránh,
Là con cá mương.
Mập béo không xương,
Là con cá nục.
Được nhiều diễm phúc,
Là con cá hanh.
Phản cha hại anh,
Là con cá diếc.
Suốt ngày ăn miết,
Là con cá cơm.
Chẳng kịp dọn đơm,
Là con cá hấp.
Rủ nhau lên dốc,
Là con cá leo.
Hay thở phì phèo,
Là con cá đuối.
Vừa đi vừa cúi,
Là con cá còm.
Hay nói tầm xàm,
Là con cá gáy.
Vừa trốn vừa chạy,
Là con cá chuồn.
Cứ viết lách luôn,
Là con cá chép.
Đồng dao về củ
Ngồi chơi trên đất
Là củ su hào
Tập bơi dưới ao
Đen xì củ ấu
Không cần phải nấu
Củ đậu mát lành
Lợn thích củ hành
Chó đòi riềng sả
Củ lạc đến hạ
Có hạt uống bia
Nước mũi ông hề
Là củ cà rốt…
Đồng dao về rau
Nghe vẻ nghe ve,
Nghe vè các rau.
Thứ ở hỗn hào,
Là rau ngành ngạnh.
Trong lòng không chánh,
Vốn thiệt rau lang.
Đất ruộng bò ngang,
Là rau muống biển.
Quan đòi thầy kiện
Bình bát nấu canh.
Ăn hơi tanh tanh,
Là rau dấp cá (diếp cá).
Có cha có mẹ,
Rau má mọc bờ.
Thò tay sợ dơ,
Nó là rau nhớt.
Rau cay như ớt,
Vốn thiệt rau răm.
Sống trước ngàn năm,
Là rau vạn thọ.
Tánh hay sợ nợ,
Vốn thiệt rau co.
Làng hiếp chẳng cho,
Nó là rau húng.
Lên chùa mà cúng,
Vốn thiệt hành hương.
Giục ngựa buông cương,
Là rau mã đề.
Đồng dao đi cầu đi quán
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp gài đầu
Đi mau về mau
Kẻo trời sắp tối
Đồng dao lúa ngô là cô đậu nành
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu cậu lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành…
Bài đồng dao Con vỏi con voi
Con vỏi, con voi,
Cái vòi đi trước.
Hai chân trước đi trước,
Hai chân sau đi sau.
Còn cái đuôi đi sau rốt.
Tôi xin kể nốt,
Cái chuyện con voi.
Đồng dao rềnh rềnh ràng ràng
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Chân gầy chân béo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến mai trời nắng
Đem vải ra phơi
Đến mốt đẹp trời
Đem ra may áo
Rềnh rềnh ràng ràng
Bài đồng dao mùa xuân
Mùa xuân là mùa của lễ hội, của vui chơi nên trong dân gian có rất nhiều bài hát đồng dao được trẻ em sử dụng, như:
Bài đồng dao xúc xắc xúc xẻ 1
Xúc xắc xúc xẻ
Năm mới năm mẻ
Nhà nào còn thức
Mở cửa cho chúng tôi
Bước lên thềm cao
Thấy đôi rồng ấp
Bước xuống thềm thấp
Thấy đôi rồng chầu
Bước ra đằng sau
Thấy nhà ngói lợp
Voi ông còn buộc
Ngựa ông còn cầm
Ông sống một trăm
Linh năm tuổi lẻ
Vợ ông sinh đẻ
Đứa con tốt lành!
Bài đồng dao xúc xắc xúc xẻ 2
Xúc xắc xúc xẻ
Tiền lẻ bỏ vào
Bỏ được đồng nào
Được thêm đồng ấy
Ống đâu cất đầy
Đến Tết chẻ ra
Mua cái áo hoa
Mà khoe với mẹ
Xúc xắc xúc xẻ.
Bài đồng dao chúc tết
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Tết đến
Bạn bè thân mến
Cùng nhau sum vầy
Sức khỏe tràn đầy
Gia đình hạnh phúc
Nhà nhà sung túc
Mừng đón xuân sang
Một nhành mai vàng
Bên mâm ngũ quả
Tiếng cười rộn rã
Vang khắp mọi nhà
Đây đó gần xa
Tiếng cười trẻ nhỏ
Rộn ràng ngoài ngõ
Mừng tuổi ông bà
Kính chúc mẹ cha
Sống lâu hạnh phúc
Cháu con xin chúc
Làm ăn phát tài
An khang thịnh vượng.
Bài đồng dao Gà con giúp mẹ
Gà mẹ nằm ngủ
Hai chú gà con
Lon ton lon ton
Nhảy lên lưng mẹ
Se sẽ, se sẽ
Nhặt những bọ gà
Con giúp mẹ cha
Ai mà chẳng mến.
Bài đồng giao Con Kiến Mà Leo Cành Đa
Con kiến mà leo cành đa,
Leo phải cành cộc leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào,
Leo phải cành cộc leo vào leo ra.
Bài đồng dao chi chi chành chành
Chu tri rành rành,
Cái đanh nổ lửa.
Con ngựa đứt cương,
Ba vương tập đế.
Cấp kế đi tìm,
Hú tim bắt ập.
Bài đồng dao rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây
Có cây xúc sắc
Có quả đồng hồ
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Đồng dao lộn cầu vồng
Lộn cầu vồng,
Nước sông đang chảy.
Thằng bé lên bảy,
Con bé lên ba.
Đôi ta cùng lộn.
Lộn cầu vồng,
Nước trong nước chảy.
Có cô mười bảy,
Có chị mười ba.
Hai chị em ta,
Cùng lộn cầu vồng.
Bài đồng giao Chim Ri Là Dì Sáo Sậu
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri…
Bài đồng dao Bịt Mắt Bắt Dê
Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê vấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Mọi người cười rộ
Cố đuổi vòng quanh
Dê chạy thật nhanh
Túm ngay một chú.
Bài đồng dao Bắc Kim Thang
Bắc kim thang: cà, lang, bí rợ…
Cột qua kèo là kèo qua cột.
Chú bán dầu qua cầu mà té,
Chú bán ếch ở lại làm chi.
Con le le đánh trống thổi kèn,
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.
Bài đồng dao Bà Còng Đi Chợ Trời Mưa
Bà còng đi chợ trời mưa,
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.
Đưa bà đến quãng đường đông,
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà.
Tiền bà trong túi rơi ra,
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau.
Bài đồng giao Ba bà đi bán lợn con
Ba bà đi bán lợn con,
Bán đi chẳng được lon xon chạy về.
Ba bà đi bán lợn sề,
Bán đi chẳng được chạy về lon xon.
Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biết đồng giao là gì. Cập nhật thêm nhiều thông tin khác bằng cách truy cập ruaxetudong.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!