Dòng Sản Phẩm Là Gì? Các định Nghĩa Của Dòng Sản Phẩm
Dòng sản phẩm là gì? Luôn là mối quan tâm quen thuộc của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi kinh doanh không hẳn sẽ chỉ kinh doanh một sản phẩm duy nhất. Trong quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp cố gắng mở rộng các sản phẩm kinh doanh của mình cùng với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách.
Tuy vậy, không hẳn việc mở rộng sản phẩm đều vô tội vạ, các sản phẩm có liên quan với nhau tạo nên một thể thống nhất hay còn gọi là dòng sản phẩm. Cùng hiểu xem các thông tin thú vị qua bài viết sau!
Mục Lục
Dòng sản phẩm là gì? (Produce line)
Khái niệm dòng sản phẩm sẽ mở đầu cho chuỗi những góc nhìn về dòng sản phẩm là gì.
Dòng sản phẩm là tập hợp những sản phẩm có sự liên quan chặt chẽ đến nhau, phục vụ cho 1 nhóm khách hàng giống nhau. Ngoài ra chúng còn có sự liên kết tại các điểm bán và giá cả nằm trong 1 khung nhất định.
Một cách rõ nét về dòng sản phẩm là gì, bạn có thể hiểu rằng các doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm liên quan để phục vụ nhiều nhu cầu có liên quan đến nhau, người mua có nhu cầu tương ứng sẽ mua hàng của họ dù thương hiệu này hoặc kia. Bên cạnh đó, để việc bán hàng và thúc đẩy mua hàng hiệu quả thì những sản phẩm cùng dòng sẽ tập trung tại một nơi và nằm cùng khoảng giá để người mua dễ dàng cân nhắc.
Mở rộng dòng sản phẩm là gì?
Như vậy sau khi xác định được dòng sản phẩm là gì, bước tiếp theo đó chính là xác định được mở rộng dòng sản phẩm là gì và làm như thế nào.
Đầu tiên, để trả lời cho câu hỏi mở rộng dòng sản phẩm là gì, hãy xét lại dòng sản phẩm là gì. Từ đó ta sẽ thấy được điều cơ bản mở rộng dòng sản phẩm là hoạt động tăng thêm số loại sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.
Khi mở rộng sản phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu, khảo sát trước và luôn luôn không bao giờ xa rời lý thuyết dòng sản phẩm là gì để tránh sai lệch.
Chiến lược dòng sản phẩm là gì? (Produce lining)
Chiến lược dòng sản phẩm là gì? Là câu hỏi không dễ dàng thỏa mãn, tuy nhiên qua lý giải ở trên ở phần dòng sản phẩm là gì chúng ta sẽ phân tích ý nghĩa cụm từ chiến lược.
Như vậy, chúng ta đều hiểu rằng chiến lược là định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Mọi kế hoạch thực thi đều dựa trên chiến lược đã được đề ra.
Dòng sản phẩm cũng vậy, để xác định được doanh nghiệp sẽ kinh doanh dòng sản phẩm là gì? Trước hết cần có chiến lược đề ra cho việc hình thành dòng sản phẩm đó, và việc xây dựng các dòng sản phẩm kinh doanh phải tuân theo một quy luật. Một trong số chúng và là quy tắc khi xây dựng dòng sản phẩm chính là “sản phẩm trong dòng không được phép là đối thủ của nhau”.
Kết luận lại rằng chiến lược dòng sản phẩm chính là định hướng dài hạn cho việc xây dựng tập hợp dòng sản phẩm cho doanh nghiệp một cách đúng đắn và hiệu quả.
5 Chiến lược dòng sản phẩm là gì?
Product Lining hay còn gọi là chiến lược dòng sản phẩm là thuật ngữ phổ biến trong Marketing. Thuật ngữ này được giải thích là tập hợp các hoạt động tiếp thị và phân phối một nhóm các sản phẩm có liên quan mật thiết, chặt chẽ với nhau đến khách hàng. Nhóm sản phẩm này được phân phối rộng khắp tại các cửa hàng hoạt động theo một phương thức giống nhau và được quy định mức giá cụ thể cho chúng.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường thường rất hiếm khi họ chỉ kinh doanh 1 sản phẩm cố định. Thường họ sẽ có 1 dòng sản phẩm để phân bổ rủi ro cũng như thăm dò thị trường, tăng độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm của họ.
Để làm được điều này, công ty cần lựa chọn chiến lược dòng sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển của công ty nhất. Có các chiến lược sau:
Chiến lược thiết lập
Để tạo dựng vị thế, chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường, công ty cần xây dựng, thiết lập kế hoạch chỉn chu cũng như củng cố thế mạnh của những sản phẩm chủ lực cả về số lượng lẫn chất lượng để từng bước đưa công ty phát triển.
Chiến lược hạn chế
Trong quá trình đưa và xâm nhập sản phẩm ra thị trường. Doanh nghiệp cần thường xuyên tiến hành khảo sát nhóm sản phẩm, từ đó kịp thời loại bỏ sản phẩm/nhóm sản phẩm lỗi, không phù hợp, khó thu hút được khách hàng, không mang lại doanh thu cho công ty. Khi đó, chúng ta sẽ có đủ nguồn lực để phát triển các nhóm sản phẩm đầu tàu, khai thác các nhóm sản phẩm mới.
Chiến lược hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng thị trường luôn đổi mới từng giây từng phút. Để có chỗ đứng trên thương trường, doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên những công nghệ hiện đại, cải tiến sản phẩm và đào thải những công nghệ lỗi thời.
Để tránh gây thiệt hại, doanh nghiệp nên cải tiến từng sản phẩm một trong nhóm sản phẩm. Sau đó, tiến hành khảo sát phản ứng của khách hàng đối với sự cải tiến, nếu thuận lợi, có thể cải tiến toàn bộ nhóm sản phẩm.
Chiến lược phát triển
Với chiến lược phát triển dòng sản phẩm này, có thể thực hiện theo 2 cách
Cách 1: Kéo dãn dòng sản phẩm (line stretching): bằng cách phát triển sản phẩm về chất lượng, giá cả theo nhiều hướng khác nhau:
-
Phát triển lên trên: Doanh nghiệp có dòng sản phẩm chất lượng thấp, giá trị thấp. Để phát triển và nâng tầm giá trị doanh nghiệp của mình, có thể cải tiến về chất lượng, tăng giá từ từ để sản phẩm leo phân khúc thị trường cao hơn. Tuy nhiên, cách thức này cũng có những rủi ro nhất định.
-
Phát triển xuống dưới:Ngược lại với chiến lược phát triển lên trên, chiến lược này sẽ giúp cản trở sự phát triển của đối thủ cũng như để doanh nghiệp xâm nhập vào phân khúc thị trường thấp hơn.
-
Phát triển lên góc bên trái: Chiến lược này được một số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng để từng bước chiếm lĩnh thị trường. Yêu cầu tiên quyết khi đi theo chiến lược này là công ty phải có lợi thế chi phí đầu vào
thấp
. Từ đó xuất ra thị trường sản phẩm với chất lượng cao tương đương với những sản phẩm xuất xứ nước ngoài nhưng giá thấp.
-
Phát triển theo cả hai phía: Chiến lược này hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Doanh nghiệp sử dụng chiến lược này với mục tiêu chiếm lĩnh toàn bộ thị trường.
Cách 2: Bổ sung, lấp đầy dòng sản phẩm (line filling) tức là tạo sự đa dạng cho các nhóm sản phẩm bằng cách thêm vào sản phẩm mới.
Chiến lược cải tiến
Thị trường luôn thay đổi từng giây, để thỏa mãn nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cần cải tiến và nghiên cứu đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Áp dụng đúng chiến lược này, có thể thử những cách sau:
-
Thay đổi màu sắc, kiểu dáng hợp với xu hướng
-
Cải tiến giá trị sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ để tăng hàm lượng chất có ích cho sản phẩm, tạo nên tính đặt trưng riêng…
-
Thay đổi những nguyên vật liệu giúp tiết kiệm, thân thiện với môi trường.
-
Đảm bảo sản phẩm không bị lạc hậu trên thị trường
Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm
Đây là chiến lược phân khúc giá theo dòng để tạo nên sự phân cấp giá khác nhau cho cùng một dòng sản phẩm. Mục đích lớn nhất của chiến lược này về phía khách hàng sẽ trải nghiệm được sản phẩm với giá thấp, về phía doanh nghiệp sẽ thu hút được lượt mua cũng như gia tăng lượng khách hàng. Có các chiến lược định giá theo dòng sản phẩm sau.
Dòng giá/ Phân khúc giá (Price lining)
Đây là chiến lược hiệu quả và vô cùng phổ biến. Nói đến các chiến lược liên quan đến dòng sản phẩm là gì không thể không nhắc đến. Một thuật ngữ khác cũng được sử dụng là “Giá lót”.
Với chiến lược này, nhà sản xuất sẽ tạo ra một phiên bản cùng loại với sản phẩm gốc nhưng với những tinh giản bớt đi từ đó, giá của phiên bản thứ 2 sẽ nhỏ hơn.
Ví dụ: Thông thường nhà sản xuất nước đóng chai sẽ sản xuất phiên bản tiêu chuẩn với dung tích 500ml. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu đặc biệt thấp hơn, không cần dùng đến mức nước đó để tiết kiệm chi phí thì phiên bản 330ml lại xuất hiện. Thương hiệu vẫn sẽ được sử dụng và họ vẫn thu được doanh số từ nhóm nhu cầu khác.
Định giá bán kèm (Captive Pricing)
Phương thức này áp dụng thành công đối với một số mặt hàng đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về chiến lược này khi nghiên cứu chủ đề dòng sản phẩm là gì và mức độ ảnh hưởng của nó, ta hiểu như sau:
Trong chiến lược định giá bán kèm, nhà kinh doanh bán các sản phẩm chỉ có thể thực hiện chức năng khi chúng “có nhau”. Từ đó, qua việc dự đoán hành vi “mua” của khách hàng khi mua sản phẩm A họ phải mua cả sản phẩm B, nhà kinh doanh tiến hành định giá để thu lấy lợi nhuận cao hơn ở B để bù qua phần A.
Ví dụ: Sản phẩm dễ dàng nhận thấy nhất chính là những chiếc dao râu/ máy cạo râu, bạn có thể dễ dàng bỏ tiền ra mua nhanh chóng 1 chiếc dao cạo râu và sử dụng trong một thời gian rất lâu nhưng suy cho cùng số tiền bạn bỏ ra mua lưỡi dao lại lớn hơn rất nhiều lần giá trị của dao.
Điểm yếu của chiến lược này nằm ở dòng sản phẩm mà bạn kinh doanh. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ bạn đang kinh doanh dòng sản phẩm là gì? Tránh trường hợp xác định sai hoặc định giá cho A quá cao dẫn đến việc khách hàng từ chối mua A vì giá ảnh hưởng tiêu cực đến B.
Định giá theo gói (Bundled Pricing)
Đây là biện pháp dễ thấy trên các sàn thương mại điện tử. Bằng cách giảm giá các sản phẩm liên quan khi mua cùng nhau, bạn sẽ dễ dàng thúc đẩy doanh số của nhiều sản phẩm cùng.
Lưu ý duy nhất khi dùng chiến lược này là các sản phẩm phải thật sự phù hợp với nhau nên việc sắp xếp và xây dựng dòng sản phẩm vô cùng quan trọng. Điều này cũng cho thấy vai trò của việc tìm hiểu kỹ dòng sản phẩm là gì trước khi áp dụng các chiến lược về giá.
Ví dụ: Khi mua hàng điện tử, các mặt hàng laptop khi mua thường có chính sách giảm giá chuột/ bàn phím hoặc giảm giá khi lắp đặt các phần mềm diệt virus hoặc ưu đãi khi cài hệ điều hành bản quyền. Hay khi mua áo các shop online nếu mua thêm quần thì quần sẽ có giá rẻ hơn mua lẻ. Giá này phải được tính toán kỹ tránh mất “cả chì lẫn chài”.
Định giá nhử mồi (Bait Pricing)
Định giá nhử mồi hay định giá chim mồi (trong các tài liệu tham khảo khác) là phương pháp định giá quan trọng, áp dụng chủ yếu trong các sản phẩm dịch vụ. Bản chất phương pháp định giá này sẽ trở thành con dao 2 lưỡi đối với sản phẩm hoặc dịch vụ nếu bạn không có sự tính toán kỹ.
Có thể lý giải rằng khi bạn mua một sản phẩm/ dịch vụ mà bạn nhìn thấy là rất rẻ nhưng khi mua thì lại được báo là hết hàng và được gợi ý mua sản phẩm có giá khác.
Ví dụ: Đây là trường hợp dễ xảy ra nhất khi mua online tại các shop không rõ ràng, khi nhấp vào sản phẩm khuyến mãi họ sẽ luôn để cập nhật trạng thái đã hết hàng. Ngoài ra còn một ví dụ khác đó là ứng dụng chiến lược này để “educate” khách hàng, các app tính phí thường sẽ giới hạn thời gian sử dụng, giới hạn số tài khoản đăng ký miễn phí để kích thích tiêu dùng, từ đó “educate” khách hàng, biến việc tiêu dùng thành thói quen từ đó tạo tiền đề để họ trả phí.
Định giá dẫn dụ (Leader Pricing)
Những sản phẩm khi đi siêu thị thường được bài trí sao cho khi bạn phải đi qua các sản phẩm này để đến được sản phẩm khuyến mãi cần mua. Chiêu dụ khách hàng theo hình thức này gọi là định giá dẫn dụ. Cũng như định giá nhử mồi chiến lược này cũng là con dao 2 lưỡi do đó cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.
So sánh với định giá nhử mồi, cả 2 phương pháp này đều định giá dựa trên dòng sản phẩm và tâm lý khách hàng, trong đó tập trung chủ đạo vào tâm lý khách hàng. Tâm lý khách hàng là thứ khó nắm bắt do đó với những chiến lược khó nắm bắt nên có thời gian thử nghiệm trước khi ứng dụng chính thức
Dòng sản phẩm nằm đâu trong danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm là gì?
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Một danh mục có thể có nhiều dòng sản phẩm tùy vào định hướng của doanh nghiệp.
Ngoài ra danh mục sản phẩm còn là một phần trong chiến lược sản phẩm góp phần tạo nên chiến lược marketing tổng thể hoàn chỉnh.
Danh mục sản phẩm gồm những gì?
Dòng sản phẩm là gì? Sẽ là thắc mắc thuộc câu hỏi danh mục sản phẩm gồm những gì? Nghe khó hiểu nhưng đơn giản, danh mục sản phẩm sẽ gồm các dòng sản phẩm được sắp xếp và xây dựng theo các yếu tố sau:
Chiều dài
Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng tất cả các sản phẩm dù dòng sản phẩm là gì cũng sẽ được tính vào chiều dài của danh mục sản phẩm.
Lấy ví dụ nếu bạn đang kinh doanh 4 dòng sản phẩm mỗi dòng có 4 loại sản phẩm thì tổng chiều dài sản phẩm của doanh nghiệp là 4×4=16 sản phẩm.
Chiều rộng
Nói đến chiều rộng là nói đến độ dày của danh mục sản phẩm. Hay nói đúng hơn, trong ngữ cảnh các dòng sản phẩm là gì thì tập hợp các dòng sản phẩm đang kinh doanh chính là chiều rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu công ty sản xuất 2 loại sữa khác nhau là sữa đặc và sữa nước thì chiều rộng danh mục của công ty gồm 2 dòng sản phẩm là sữa đặc và sữa nước bất kể mỗi dòng có bao nhiêu sản phẩm.
Chiều sâu
Chiều sâu của sản phẩm chính là yếu tố số lượng phiên bản trong mỗi sản phẩm khi nói đến dòng sản phẩm là gì.
Ví dụ: Với dòng sản phẩm bột giặt OMO sẽ có các biến thể là loại cho máy giặt, loại hương nước hoa, loại cho nước phèn và loại cho nước mặn, như vậy chiều sâu của dòng bột giật gồm 4 loại sản phẩm.
Tính nhất quán
Tính nhất quán đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing tổng thể, là yếu tố cội nguồn khi tìm hiểu các dòng sản phẩm là gì.
Các dòng sản phẩm phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và điều quan trọng sẽ đề cặp nhiều lần, kể cả sản phẩm hay dòng sản phẩm là gì cũng không được trở thành đối thủ của nhau.
Ví dụ về một số dòng sản phẩm
P&G hướng tới chiến lược xây dựng danh mục sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm theo cả chiều rộng và chiều sâu tạo nên tập hợp sản phẩm lớn. Các thương hiệu của P&G được phân loại dựa trên ngành hàng mà thương hiệu hướng tới.
Ví dụ: Với ngành hàng chăm sóc tóc, có các thương hiệu Head and Shoulder, Pantene, Rejoice đáp ứng những nhu cầu khác nhau về chăm sóc tóc,…
Như vậy qua bài viết Dòng sản phẩm là gì? Và các định nghĩa về sản phẩm. Muaban.net đã cung cấp những khía cạnh xoay quanh dòng sản phẩm là gì?. Những góc nhìn đó có mới có quen thuộc, hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình học tập và kinh doanh của bạn.
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ, đồ điện tử…. tại Mua Bán. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
>>>Xem thêm: