Đồng Cảm
Đồng cảm là món quà quý giá mà chúng ta có thể trao cho những người bạn của mình khi chúng ta học cách nhìn bằng con mắt của người khác, hoặc cảm nhận bằng suy nghĩ của người khác, khi đó xung đột được giải quyết và tình yêu hiển lộ.
Đôi khi, một khoảnh khắc đẹp chỉ là suy nghĩ về một điều gì đó. Khi tôi đang ngồi trong một khu vườn vào một buổi chiều, có một cậu bé đang nắm tay người mẹ mang thai. Thay vì chạy đi chơi đu dây hay cầu tuột cùng những đứa trẻ khác, cậu ngồi sát bên mẹ, đặt một bàn tay lên bụng mẹ, và nói : “Anh biết bên trong đó chắc rất tối, và em muốn chui ra. Nhưng cần thêm một thời gian nữa. Anh đã mất 9 tháng. Anh chỉ muốn nói với em rằng, anh đang chờ em, và rằng anh hiểu em đang cảm thấy gì”. Hai từ kì diệu “Anh hiểu” vang lên trong tai tôi, và các câu hỏi tuôn ra. Thế nào là Đồng cảm? Làm thế nào để bạn đặt tay lên một ai đó, và nói những lời “Tôi hiểu”? Liệu có công cụ nào giúp tôi trở thành người đồng cảm hơn không? Câu trả lời đến từ nhiều góc độ.
Đồng cảm là gì?
Nguồn gốc của từ “đồng cảm” (empathy) có từ những năm 1880 khi nhà tâm lý học người Đức Thoedore Lipps đặt tên cho khái niệm “einfuhlung”, nghĩa là cảm-thấy-từ-bên-trong (in-feeling). Dada Vaswani, giám đốc của chương trình Sadhu Vaswani Mission, phân tích “Đồng cảm là quên đi bản thân mình trong niềm vui và nỗi buồn của người khác, nhiều đến mức mà bạn thực sự thấy rằng niềm vui hay nỗi buồn mà người khác đang trải qua cũng chính là niềm vui và nỗi buồn của bạn. Đồng cảm là sự gắn bó hoàn toàn với người khác”. Deepa Kodkal, một chuyên gia về tinh thần, nói “Đồng cảm là đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu người đó đang nghĩ gì và trải qua điều gì trong một thời điểm nhất định. Về cơ bản đó là sự bắt sóng cùng tần số với ai đó”. Chồng của bà là Raja Kodikal cũng đồng ý, và nói thêm rằng đó là cảm giác hòa hợp với người khác, mà thông qua đó bạn có thể giúp đỡ họ giải quyết vấn đề của họ. Gandhi, một biểu tượng quốc gia về đồng cảm, cũng nói tương tự như vậy. Ông thường cầu nguyện hàng ngày với những lời như “Nếu tôi được tái sinh, tôi sẽ ước mình được sinh ra là một người dân hèn mọn để có thể chia sẻ với họ những đau buồn, chịu đựng, và sự lăng mạ nhằm vào họ, để tôi có thể cố gắng để giải phóng bản thân mình và họ khỏi sự đau khổ”.
Đồng cảm không là gì?
Các định nghĩa trong từ điển khó cắt nghĩa được sự khác nhau giữa đồng cảm (empathy), thương xót (pity), thông cảm (sympathy) và trắc ẩn (compassion), tuy vậy vẫn có sự khác biệt. Chandrika, tác giả của Atam Siddhi, giải thích “Khi một người cảm thấy được nỗi đau của người khác với tư cách là giữa một bề trên với bề dưới, hay là cảm thấy tiếc thương cho một hoàn cảnh mà một người không bao giờ tưởng tượng là mình sẽ gặp phải – thì đó là cảm giác của sự thương xót. Chúng ta thương xót một người mù vì chúng ta không biết mù là thế nào. Tuy nhiên, khi chúng ta nhấc họ lên, nhìn người khác ngang hàng với mình, và có thể tưởng tượng được bản thân chúng ta trong hoàn cảnh của họ, và cảm thấy có sự gắn kết mạnh mẽ với người đó, thì sự thương xót chuyển thành thông cảm. Tuy nhiên, khi chúng ta hòa mình vào những gì một người đang phải chịu đựng, và cảm nhận được nỗi đau; khi người đó cười, niềm vui cũng tràn ngập trong ta; khi người đó phấn khích, trái tim ta rộn rã sướng vui; đó là lúc chúng ta gần với cái gọi là đồng cảm”.
Lòng trắc ẩn là cảm thấy nỗi đau của người khác, và hành động để làm giảm bớt nó. Trắc ẩn có thể sinh ra từ sự đồng cảm – ví dụ, tôi động lòng thương người nghèo, và muốn giúp đỡ họ, nhưng tôi chưa bao giờ trải qua cảnh nghèo đói. Tôi bắt đầu bằng việc dạy trẻ ở khu ổ chuột tại nhà, và sau đó tôi dành thời gian cho một cô bé- người đã để dành cái bánh Cadbury suốt cả một tháng, và chỉ nhấm nháp mỗi ngày một tí ti, khi tôi gặp một cậu bé người đã mơ về một ngôi nhà trong đó mẹ cậu được làm người nội trợ, tôi sẽ hiểu rõ hơn về sự nghèo đói. Như thế đồng cảm là cảm xúc thấy “hòa nhập” hơn, bao gồm các bước nhìn thấy, kết nối, cảm nhận, và tiếp theo hành động.
Bước 1: Đừng cứng nhắc cố chấp
Phần lớn các chuyên gia về tinh thần đều đồng ý rằng bước đầu tiên của sự nhận thức đó là quên đi cái tôi của mình. Cái tôi theo định nghĩa là cảm giác sai lầm về bản thân (false sense of self). Khi có cái tôi thì đồng cảm không thể tồn tại. Một người mà quá ám ảnh về chính mình, về những cảm xúc của mình, những đánh giá của mình thì sẽ không có thời gian hiểu được những điều người khác đang trải qua. Bước đầu tiên để kết nối với người khác là bạn phải linh hoạt trong suy nghĩ của mình, và đừng cứng nhắc cố chấp.
Adita Jalan, một giáo viên của từ Kolkata, chia sẻ, “Một ngày, chồng tôi đi làm về sớm, và nói “Anh chịu hết nổi rồi, Anh sẽ không làm cho bố nữa, ông luôn làm anh chán nãn.Anh sẽ lấy số tiền anh đáng nhận được trong việc kinh doanh này và bắt đầu cái gì đó mới”. Chồng tôi là một người điềm tĩnh và có lòng trắc ẩn, người luôn đặt gia đình lên trên hết. Bố chồng tôi chắc hẳn đã làm tổn thương anh ấy ghê gớm. Lòng tràn ngập nỗi tức giận và thấy mình đúng, tôi quyết định chúng tôi phải tạo dựng một thế giới mới cho mình. Tôi đi ra và lấy cho anh một cốc nước, khi đó tôi nhìn thấy bố chồng đang ngồi trong phòng khách nước mắt lã chã. Đột nhiên mọi sự thay đổi. Tôi tự hỏi mình “Liệu một người cha có chủ ý làm tổn thương con trai mình? Liệu có bao giờ tôi chủ ý làm tổn thương con trai tôi, Aarav?”. Câu trả lời là một tiếng KHÔNG vang dội. Tôi nói với chồng mình, với tư cách như một người mẹ chứ không phải một người vợ, và vấn đề đã được giải quyết. Người cha và người con lần đầu tiên nói chuyện một cách cởi mở về những kì vọng của họ, và hôm nay, họ đã có được một sự gắn kết tuyệt vời. Nếu mà tôi đã để cái tôi của mình chế ngự, thì sự đồng cảm sẽ không bao giờ có được, và hôm nay tôi sẽ không thể nhìn thấy Aaray cưỡi lên lưng ông nó.
Bước 2: Thấu hiểu hoàn cảnh của người
Sự đồng cảm thực sự nảy sinh từ sự chia sẻ cùng nhau, hoặc chí ít là hiểu được trải nghiệm của người khác. Chỉ đi chiếc giày của người khác rồi lại bước chân ra ngay, chỉ nhìn thấy hoàn cảnh của người ta, mà không hòa nhập thì chưa đủ. Dù khó khăn đến mấy, thì cũng hãy cố gắng nhận biết thành thạo đôi giày, biết kích cỡ của nó, hiểu được cái cảm giác đó, hãy là người đó, và bạn sẽ hiểu được người đó đang trải qua điều gì, và thực sự đồng cảm với họ.
Jaggi Vasudev, người sáng lập tổ chức Coimbatore-based Isha Foundation, tham gia chỉ đạo các tình nguyện viên tham gia công tác cứu trợ nạn nhân sóng thần đã nói “Đừng đi vào các khu làng này như là một người ngoài cuộc hay khán giả. Sự mất mát của một người trong gia đình chúng ta có thể coi là một thảm họa. Và tương tự như vậy, sự mất mát một con người ở các gia đình khác cũng đau khổ không kém. Chúng ta phải hiểu được điều này. Khi chúng ta đi vào làng, hãy đi như bạn là người bạn hay họ hàng thân thiết nhất của người đã chết. Hãy vào đó với cảm xúc rằng tất cả 150,000 người đã chết là họ hàng thân thiết nhất của bạn. Hãy chứng tỏ rằng bạn đến với tình yêu và lòng trắc ẩn, như là anh em ruột rà”.
Dada Vaswani cũng chia sẻ một kinh nghiệm thú vị. Ông hồi tưởng lại “Một buổi sáng sớm, Gurudev Sadhu Vaswani dạy chúng tôi rằng trong thực tế, không có cái chết. Cái chết chỉ là một ảo giác. Chúng ta phải học cách vượt qua nó. Trong ngày hôm đó, ông đã mời đến bên một người mẹ già có đứa con một chết trong vụ đâm máy bay. Bà gạt những giọt nước mắt cay đắng. Mắt Sadhu Vaswani cũng đẫm lệ. Sau đó, tôi nói với ông “Buổi sáng nay thầy đã dạy chúng em rằng cái chết là một ảo giác. Vậy lý do thầy đã khóc là gì?”. Ông trả lời “Khi tôi ngồi bên cạnh người mẹ già, tôi cảm thấy tôi là người mẹ già đó”.
Mẹ Teresa, một hình mẫu của sự đồng cảm, nói về một khoảnh khắc đáng nhớ khi mẹ là kẻ không nhà. Mẹ nói “Khi tìm kiếm một ngôi nhà, tôi đi và đi cho đến khi chân và tay đau nhức. Tôi nghĩ bao nhiêu người nghèo cũng đau nhức trong thể xác, tâm hồn, đang tìm kiếm một ngôi nhà, thức ăn và sức khỏe”. Nhận thức có được từ kinh nghiệm và sự chia sẻ nỗi đau đã tạo ra cuộc cách mạng trong bà, và biến một nữ tu sĩ bình thường trở thành mẹ Teresa phi thường.
Raja Kodikal chia sẻ một kinh nghiệm hài hước trong cuộc đời mình. Một lần nọ, ông- một người cha đáng tự hào của bốn cô con gái, đi ra bờ biển Juhu, Mumbai, với vợ, bốn cô con gái và mấy đứa bạn của nó. Khi mười cô gái và ông đang đứng uống nước dừa, đột nhiên người thanh niên phục vụ khoét các quả dừa cười với ông vẻ đầy thông cảm và nói “Ho jayega, ho jayega, ladka bhi ho jayega” (tiếng Hindi, nghĩa là “Đừng lo, rồi ông sẽ có một đứa con trai thôi”-ND). Raja cười khúc khích khi nhớ lại khoảnh khắc đó, và nói ông không có ý định bảo anh chàng đó đã nhầm lẫn, vì ông thực sự xúc động và phấn khích bởi sự đồng cảm của anh ta.
Tôi có một em họ 17 tuổi, bị một khuyết tật về mắt ở tuổi 13, và cậu đã dần dần mất đi thị lực kể từ đó. Hôm nay, cậu đã bị mù đến 95% . Tình trạng đó không thể cứu vãn, và ít nhất là cho đến bây giờ, các bác sĩ cũng không có cách nào. Là một anh chàng rất quả quyết, cậu thường nói với mọi người “Cách mà tôi nhìn sự việc đó, chỉ là một phần cơ thể tôi không hoạt động – thế còn hàng trăm các bộ phận khác đang hoạt động rất hoàn hảo thì sao?”. Cậu không bao giờ cho phép bố mẹ mình cảm thấy là họ có một đứa con tật nguyền. Tuy vậy, là một người bạn tâm tình, tôi đã cố gắng lắng nghe những khó khăn – những người bạn nghĩ cậu đang gây sự chú ý bằng nỗi khổ của mình; cô gái mà cậu thích tỏ ra thương xót cậu, nhưng không bao giờ xem cậu là một người bạn trai, và tất nhiên, cũng không thể hiểu được cái cảm giác bị mù sau 13 năm nhìn thấy cái đẹp của cuộc sống.
Cảnh ngộ của cậu động lòng tôi, nhưng không thực sự sâu đậm lắm, và tôi thường bận rộn với cuộc sống nên quên giữ liên lạc với cậu. Một buổi tối đã thay đổi mọi thứ. Một ý tưởng chợt nảy ra, tôi quyết định nhắm mắt, và thử bị mù. Bóng tối bao trùm. Một hành động đơn giản như đi bộ bỗng trở nên khủng khiếp. Mỗi một suy nghĩ, một tiếng thở, như thành cực đại. Những khuôn mặt, hình ảnh đã quen tan biến vào bóng tối. Chỉ 10 phút sau, tôi mở mắt ra và uống lấy những hình ảnh một cách đầy thèm khát như là kẻ hành hương trên sa mạc tình cờ nhìn thấy một cái giếng uống nước vậy. Tôi đã gọi cho cậu ấy, và chúng tôi nói chuyện, cậu bảo tôi “Này chị, một ngày nào đó em chắc là em sẽ tìm được một cô gái tuyệt vời. Khi đó, tình yêu là không còn nhìn thấy gì nữa” (Love is blind). Tôi đã khóc.
Bước 3: Nhớ trở lại là mình
Bước cuối cùng thường bị nhiều người lãng quên. Những người đồng cảm nhất trong số chúng ta thường hòa nhập vào cảnh ngộ người khác, và không thoát ra được. Hiểu được nỗi đau của người khác như thế nào là quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là bạn phải sống chính hoàn cảnh của mình. Bạn cần phải hiểu được nỗi đau khổ của người, nguyên nhân của nó, và giúp đỡ họ trong khi vẫn giữ được sự bình tĩnh. Hơn nữa, sự đồng cảm sẽ đưa đến hai con người đau khổ, thay vì một. Ý tưởng về sự đồng cảm nghĩa là hiểu biết vì thế mà bạn có thể nâng đỡ họ lên, và cũng không khiến mình bị sa lầy.
Shraddha Mittal là một cô gái 23 tuổi có mẹ bị chẩn đoán ung thư tử cung. Mặc dù việc điều trị đã xong cách đây mấy năm, và mẹ cô hiện tại khỏe mạnh, Shraddha đã bị tác động rất mạnh bởi căn bệnh này và quyết định tình nguyện cho một tổ chức phi chính phủ về ung thư gọi là Helping Hands tại bệnh viện Jaslok, ở Mumbai, giúp đem lại hi vọng cho bệnh nhân ung thư. Trong suốt tháng đầu tiên, cô thường trở về nhà và khóc. Nhìn những người bệnh nhân khác, cô đã nhớ đến mẹ mình. Mỗi lần một người không sống sót được trong cuộc chiến chống lại ung thư, lòng cô tràn một nỗi sợ hãi về sự bình phục của mẹ.Nhiều lúc cô đã định bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng cô đã quyết định tiếp tục. Cô nói “Hôm nay là một năm kể từ khi tôi gia nhập tổ chức, và tôi hiểu tôi đã tạo nên một sự khác biệt nào đó – cho bệnh nhân và bản thân tôi. Tôi nhận ra rằng tôi cần phải gắn-tách, kết nối-tháo bỏ. Khi tôi nói chuyện với một người bệnh nhân, tôi nói như là tôi hiểu chính xác nó thế nào, tuy nhiên khi đi ra khỏi phòng, tôi tạo ra một khoảng cách giữa người bệnh và tôi bằng cách nói “Cô ấy bị ung thư trở lại không có nghĩa là mẹ tôi cũng thế. Mẹ tôi đang rất khỏe”. Một câu đơn giản, nhưng tại thời điểm đó, nó thực sự đã tạo nên sự khác biệt lớn”.
Và hơn nữa:
– Lắng nghe: các nhà tâm lý học trên thế giới đồng ý rằng phần lớn mọi người không yêu cầu giải pháp hay lời khuyên. Một khi họ có được cơ hội để nói chuyện, và được thấu hiểu, một nửa vấn đề đã được giải quyết. Ruchita Mehra, nhà tư vấn tại bệnh viện Jaslok, Mumbai, nói “Hai thứ quan trọng nhất mà bệnh nhân cần là đôi tai! Vâng, đôi tai! Một khi bạn cho phép họ nói, và tỏ ra bạn hiểu họ đang cảm thấy gì, và điều đó là tự nhiên, một nửa căn bệnh đã biến mất”. Quả thực, để lắng nghe người khác, người ta cần phải phát triển kĩ năng nghe tích cực để hiểu được những điều mà người khác đang nói, và vâng, cũng là những điều mà người đó không nói!
– Hiểu chính mình: Bà Kodikal nói “Mục tiêu của bất cứ sự thực hành tinh thần nào, dù là thiền hay yoga đều là tạo ra nhận thức trong bạn, vì thế loại bỏ tất cả những điều tiêu cực, và tăng cường tất cả những gì tốt bên trong”. Khi chúng ta sống có nhận thức, chúng ta sẽ cảm thấy nỗi đau của người khác qua trực giác, và biết làm thế nào để xoa dịu nó. Đồng cảm trở thành một phần của con người bạn.
– Yêu vô điều kiện: Dada Vaswani nói “Tăng trưởng trong tinh thần cho đi. Cho đi, cho đi và cho đi không bao giờ chán. Cho đi và không lưu giữ gì, không nhớ những gì đã cho đi. Cho đi và quên tất cả. Cho đi trong tình yêu: cho đi trong sự tôn kính. Bạn không chỉ một lần không đáp lại tiếng gọi của nỗi đau con người. Đó là cách bạn sẽ tăng trưởng trong sự đồng cảm’.
– Tất cả là một: Sự đồng cảm là một quá trình phát triển. Raja Kodidak nói rằng chỉ khi chúng ta đồng cảm với bản thân, khi chúng ta chấp nhận và yêu bản thân mình, cả tốt lẫn xấu, thì chúng ta mới có thể trở nên đồng cảm với người khác. Chandrika cũng nói thêm rằng một giai đoạn bắt đầu là khi một người bắt đầu nhận thức được bản chất đồng cảm không thể tách rời của mình và nó xảy ra khi có sự nhận thức rõ rằng không có sự khác biệt cá nhân nào như “anh” và “tôi”. Ở giai đoạn phát triển đó, một cá nhân hiểu rằng cái quan trọng là tâm hồn, và tất cả tâm hồn là sự phản chiếu của Một Thức, không hơn, không kém. Bà nói thêm rằng sự đồng cảm là nguyên tắc cơ bản của triết học nhất nguyên (advaita) do Adi Sankara khởi xướng. Ông nói “Chúa và bạn không phải là hai, Chúa và bạn là một”. Rằng vì sao một pháp sư thuộc chủ nghĩa thần bí nói rằng khi Chúa muốn trốn ở một nơi mà không mắt người nào nhìn thấy được, Ngài sẽ trốn ở trong trái tim con người vì thế mà Ngài có thể nhìn qua được mắt, nghĩ bằng cái đầu, và cảm nhận được trái tim của người đó. Đó là lý do vì sao, người ta đã thấy nữ thần Radha hát và nhảy múa ở Vrindavan (thánh địa của đạo Hindu, Ấn độ) sau khi thần Krishna đã đi Mathura, Radha đã nói “Tại sao tôi phải cảm thấy buồn? Bởi vì Krishna đã rời bỏ tôi ư? Nhưng điều đó không đúng! Krishna không bao giờ có thể bỏ tôi. Vì bạn không thấy được, giữa Krishna và tôi, và tôi và Krishna, không có sự khác biệt nào?”
Hãy để nhà thơ John Donne nói lời cuối cùng:
Không ai là một hòn đảo
Hoàn toàn chỉ riêng mình
Mỗi người là một phần lục địa
Một mảnh của đại dương.
………
Mỗi cái chết đều khiến tôi hao hụt
Bởi tôi là một của loài người.
(Chuông Nguyện Hồn Ai)
Hoàng Khánh Hòa dịch
.
EMPATHY
by Megha Bajaj
Empathy is a precious gift we can offer our fellow beings. when we learn to see through another’s eye, or feel through another’s mind, conflicts dissolve and love unfolds
Sometimes, a beautiful moment is all it requires to set a thought in motion, an article in progress. I was sitting in a garden one evening when a little boy walked hand-in-hand with his pregnant mother. Instead of running along with other children to swing and slide, he sat close to his mother, placed a hand on her stomach, and said, “I know it must be all dark inside, and you must want to come out. But it will take some time. It took me nine months. I just wanted to tell you, I am waiting for you, and that I understand what you are feeling.” The two magic words “I understand,” rang in my ears, and the questions began to flow. What is empathy? What does it take to put your hand upon someone else’s, and say the words, “I understand”? Are there tools that can help me become a more empathetic person? Answers came from various quarters.
What is Empathy?
The origin of the word ‘empathy’ dates back to the 1880s, when German psychologist Theodore Lipps coined the term einfuhlung, which literally meant in-feeling. Dada Vaswani, head of the Sadhu Vaswani Mission, articulates, “Empathy is forgetting oneself in the joys and sorrows of another, so much so that you actually feel that the joy or sorrow experienced by another is your own joy and sorrow. Empathy involves complete identification with another.” Deepa Kodikal, spiritual adept, says, “Empathy is putting yourself in another’s shoes to find out what exactly that person is feeling or going through at the given time. It basically refers to being at a common wavelength with someone.” Her husband Raja Kodikal agrees with her, and adds that it’s a feeling of being in-tune with another, through which you are empowered to help that person resolve his problem. Gandhi, the national icon of empathy, said something similar. He used to pray every day uttering the words, “If I have to be reborn, I should wish to be born an untouchable so that I may share their sorrows, sufferings, and the affronts levelled at them, in order that I may endeavour to free myself and them from that miserable condition.”
What is Empathy not?
Dictionary definitions have a hard time distinguishing between empathy, pity, sympathy and compassion, but a difference does exist. Chandrika, author of Atma Siddhi, explains, “When an individual feels for another’s pain, as a superior towards an inferior, or feels sorry for a condition one cannot even imagine oneself in – that is the feeling of pity. We pity a blind person, for we don’t know what blindness is. However, when we rise higher, look at the other as an equal, can probably imagine ourselves in his condition, and feel a strong bond with him, then that pity converts itself into sympathy. When, however, we identify so totally with another that he suffers, and we feel the pain; he laughs, and joy suffuses our being; he is excited, and our heart leaps in exhilaration; then we are close to the condition that is called empathy.”
Compassion involves feeling the pain of another, and acting in order to alleviate it. It may or may not be born out of empathy – for instance, I feel for the poor, and want to help them, but I have never experienced poverty myself. I started teaching slum kids at my house, and when I invested time with a little girl who saves her birthday Cadbury bar for a month, and nibbles only a bit each day; when I met the little boy who dreams of buying the house in which his mother works as a housemaid, I could understand poverty much better. Empathy then is a more ‘involved’ emotion, which includes steps of seeing, connecting, feeling and thereby, acting.
Since empathy is aptly described as getting into another’s shoes, let’s try to understand the steps that it involves using the same metaphor.
Step 1: Don’t wear your own shoes too tightly
Almost every spiritual master will agree that the very first step towards realisation is to let go of one’s ego. Ego is defined as the false sense of self. Where ego is, empathy cannot exist. One is so obsessed with oneself, with one’s feelings, one’s judgments that there is no time to understand what another is going through. The very first step towards connecting with another is indeed that you be flexible in your own thoughts, and do not hold on too tightly to your own shoes.
Aditi Jalan, a teacher from Kolkata, shares, “One day, my husband came home early from work, and said, ‘I have had it, I won’t work with dad anymore, he is always trying to pull me down. I will take themoney I deserve from the business, and start something new.’ My husband is a calm, compassionate man, who has always placed the family before himself. My father-in-law must indeed have hurt him badly. Suffused with anger and self-righteousness, I decided that we would indeed create a new world for ourselves. I went out to get him a glass of water, when I saw my father-in-law sitting in the living room with huge tears rolling from his eyes. Suddenly, everything changed. I asked myself, ‘Can a father ever knowingly hurt his son? Could it ever be my intention to hurt my own little son, Aarav?’ The answer was a loud resounding No. I spoke to my husband, as a parent and not as a wife, and the matter was settled. The father and son spoke openly for the first time about their expectations, and today, they share a wonderful bond. If I had allowed ego to take over, empathy wouldn’t have been possible, and I would not see Aarav riding on his grandfather’s back today.”
Step 2: Get the complete feel of being in another’s shoes
True empathy is born out of shared experience, or at least a clear understanding of another’s experience. It is not enough to step into another’s shoes, and immediately step out. No matter how difficult it may seem, get the feel of the shoes, learn their shape, understand the feeling, in your mind become the other person, and then you have a chance to know what the individual is going through, and truly empathise.
Jaggi Vasudev, founder of the Coimbatore-based Isha Foundation, addressed volunteers doing reliefwork during the tsunami. He said, “Do not enter these villages as a bystander or a spectator. Even the loss of a single person in our family could mean a disaster. Similarly, the loss of life in others’ families is equally grave. We must understand this. When you go into the village, go as if it is your closest friend or relative who is dead. Go with the feeling that all the 150,000 who died are your closest relatives. Show that you have come with love and compassion, as their kith and kin.”
Dada Vaswani too shares a beautiful experience. He reminisces, “Early one morning, Gurudev Sadhu Vaswani taught us that in reality, there is no death. Death is only an illusion. We must learn to transcend it. In the course of the day, he was called to the side of an old mother who had lost an only son in an air-crash. She wept bitter tears. Sadhu Vaswani’s eyes were touched with tears. When later, I said to him: “Only this morning you taught us that death is an illusion. What, then, was the reason for your tears?” He answered, “When I sat by the side of the old mother, I felt I was the old mother!”
Mother Teresa, the very epitome of the word ‘empathy’, spoke of a defining moment when she was homeless. She says, “While looking for a home, I walked and walked till my arms and legs ached. I thought how much poor people must ache in body and soul, looking for a home, food and health.” The realisation born out of the experience, the shared pain, created a revolution within her, and made an ordinary nun into the extraordinary Mother Teresa.
Raja Kodikal shares a humorous episode from his life. A proud father of four girls, he once went to Juhu beach, Mumbai, with his wife, the four girls and several of their friends. Ten girls and he stood sipping coconut water, when suddenly the man opening the coconuts, flashed him an understanding smile, and said, “Ho jayega, ho jayega, ladka bhi ho jayega”. Raja chuckles as he remembers the moment, and says he didn’t bother correcting the man’s mistake because he was touched and amused by his empathy!
I have a young cousin, 17 years of age, who had developed an eye problem when he was 13, and has been losing a bit of vision consistently ever since. Today, he is 95 per cent blind. The condition is irreversible, and at least for now, doctors have no answers. A determined young fellow, he would say to everyone, “The way I look at it is, only a part of my body is not working – what about the hundreds of other systems that are functioning perfectly?” He has never allowed his parents to feel they have a disabled son. However, since I am his confidante, I get to hear of the difficulties – friends thinking he is vying for attention through his plight; the girl he likes pitying him, but never looking at him as boyfriend material; and of course, the very feeling of becoming blind to life’s beauty, after having enjoyed it for 13 years.
His plight touched me, but not very deeply, and often I would get so pre-occupied with life, that I would forget to keep in touch. One evening changed everything. Out of a whim, I decided to close my eyes, and experience blindness. Darkness engulfed me. A simple act like walking seemed terrifying. Every thought, every breath, seemed magnified. Known faces, known sights, melted into a bland darkness. In only 10 minutes, I opened my eyes, and drank in the sights as avidly as a desert traveller chancing upon a well would drink water. I called him up, and as we spoke, he told me, “Hey didi, someday I will surely get a great girl. After all, love is blind!” I had tears in my eyes.
Step 3: Remember to get your feet back in your own shoes
The last step is invariably forgotten by many. The most empathetic of us will get into another’s shoes, and not get out of them at all. It’s important to understand what another’s shoes feel like, but ultimately you have to walk the roads of life with your shoes. You need to feel another’s misery, understand its cause, and help them out, while retaining your equanimity. Else, empathy will lead to two depressed people, instead of only one. The idea of empathy is to understand, so you can uplift them, and not get pulled under the mire yourself.
Shraddha Mittal is a 23-year-old girl whose mother was diagnosed with cancer of the uterus. Although her treatment got over a couple of years back, and she is well now, Shraddha was deeply impacted by the disease and determined to volunteer with a cancer NGO called Helping Hands at Jaslok Hospital, Mumbai, and offer hope to cancer patients. The entire first month, she came home and cried. Seeing the other patients, she was reminded of her own mother. Each time someone didn’t survive their battle against cancer, she would be filled with fear about her own mother’s recovery. Often, she was tempted to discontinue. And yet she went on. She says, “Today it’s been a year since I joined the organisation, and I know I have made some difference – to patients and to myself. I realised that I needed to be attached-detached, connected-disconnected. When I spoke to a patient, I spoke like I knew exactly how it felt, and yet as I stepped out of their room, I created a distance between her and me by saying, ‘Just because she had a recurrence does not mean my mother will. My mom is doing great.’ A simple sentence, but in time; it actually made a big difference.”
And more…
• Listen: Psychologists worldwide agree that most people do not require solutions or advice. Once they are given a chance to talk, and be understood, half the problem is solved. Ruchita Mehra, counsellor at Jaslok Hospital, Mumbai, says, “The two most important things that patients need are ears! Yes, ears! Once you allow them to speak, and show that you understand what they are feeling, and that it’s natural, half the disease just disappears.” Indeed, to feel for someone else, one needs to develop active listening skills to comprehend all that the other person is saying, and yes, also what he is not saying!
• Grow in self-awareness: “The aim of any spiritual sadhana, be it meditation or yoga,” says Ms Kodikal, “is to create awareness in you, and thereby eliminate all that is negative, and enhance all that is good within.” When we live out of awareness, we intuitively feel another’s pain, and know how we can act as a balm for it. Empathy becomes a part of you.
• Love unconditionally: Dada Vaswani says, “Grow in the spirit of giving. Give and give and give and never be tired of giving. Give and keep no account, no memory, of what you give. Give and forget all about it. Give in love: give in reverence. Not once must you fail in answering the call of human suffering. That is how you will grow in empathy.”
• All is one: Empathy is a progression. Raja Kodikal says that only after we are empathetic towards ourselves, when we accept and love ourselves, both the good and bad, can we be empathetic towards someone else. Chandrika adds that once one becomes aware of one’s integral empathetic nature, a stage comes when the realisation dawns that there are really no individual differences, like ‘you’ and ‘me’. At that evolved state, the individual understands that it is the soul that matters, and all souls are reflections of that One Consciousness, no more, no less. She adds that empathy is the fundamental principle of the philosophy of advaita propounded by Adi Sankara. He says, “God and you are not two, God and you are one.” That is why a Sufi mystic said that when God wanted to hide where no man’s eyes would see Him, He hid within the human heart so that He could see through man’s eyes, think through his mind, and feel with his heart. That is why, when Radha was found singing and dancing in Vrindavan after Krishna had departed for Mathura, she is supposed to have said, “Why should I feel sad? Because Krishna has left me? But that’s not true! Krishna can never leave me. For don’t you see, between Krishna and me, and me and Krishna, there is no difference?
Let the poet John Donne have the last word:
“No man is an island, entire of himself, every man is a part of the continent, a piece of the maine,….every man’s death diminishes me, because I am involved in mankind.”
( For Whom The Bell Tolls)
Share this:
-
Thêm
Thích bài này:
Thích
Đang tải…