Đơn xin miễn, giảm tiền phạt vi phạm giao thông đường bộ
Thưa luật sư tôi có vấn đề cần tư vấn: Trong thời gian qua tôi có chạy vượt quá tải vướt quá trọng tải 94.3% nhưng do gia đình tôi không đủ điều kiện chi trả nên nay tôi muốn viết đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông đường bộ , vậy Luật sư cho tôi hỏi mẫu đơn đó viết như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Mục Lục
1. Đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông là gì?
Đơn xin giảm tiền phạt trong lĩnh vực giao thông là mẫu đơn hành chính do cá nhân vi phạm hành chính gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm giao thông.
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể,chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.
2. Quy định của pháp luật về đơn xin giảm tiền phạt giao thông đường bộ
Theo quy định, cá nhân bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc mà không có khả năng thi hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông thì có thể được xem xét miễn, giảm tiền phạt.
Trong trường hợp này, bạn phải có đơn đề nghị miễn, giảm phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp.
Trong năm ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị miễn, giảm biết; nếu không đồng ý với việc miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.
Nếu Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định xử phạt thì UBND cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc miễn, giảm tiền phạt. Cá nhân được miễn, giảm tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định.
Như vậy, việc có được miễn, giảm tiền phạt vi phạm giao thông hay không là do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
3. Mức xử phạt xe vượt quá trọng tải
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 31/12/2019, quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ôtô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ôtô vận chuyển hàng hóa khi chở hàng vượt quá trọng tải số tiền từ 800 nghìn đồng đến 40 triệu đồng.
Cụ thể, phạt tiền từ 800 nghìn đồng – 1 triệu đồng đối với xe chở vượt từ 10% – 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và hơn 20% – 30% đối với xe xi-téc chở chất lỏng.
+ Xe chở quá tải trên 30 – 50% thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng và phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.
+ Xe chở vượt trọng tải từ 50-100% thì bị phạt tiền từ 5 – 7 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
+ Phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng đối với xe chở vượt trên 100% đến 150%, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
+ Xe chở vượt trọng tải cho phép trên 150% thì bị phạt tiền từ 8 – 12 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng.
Những mức phạt cụ thể đối với các trường hợp xe chở quá tải theo quy định tại Nghị định 100. Ảnh: G.T
Những mức phạt cụ thể đối với các trường hợp xe chở quá tải theo quy định tại Nghị định 100. Ảnh: G.T
Khi xe vượt quá tải trọng cho phép thì chủ xe cũng sẽ bị xử phạt theo quy định, cụ thể:
+ Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 – 8 triệu đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 10% – 30%, trên 20% – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng.
+ Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 – 16 triệu đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 30% – 50%.
+ Phạt tiền từ 14 – 16 triệu đồng đối với cá nhân, từ 28 – 32 triệu đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 50% – 100%.
+ Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng đối với cá nhân, từ 32 – 36 triệu đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 100% – 150%.
+ Phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 36 – 40 triệu đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 150%.
Như vậy trường hợp của bạn là vượt trọng tải 50% , với trọng tải như vậy thì bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Còn nếu bạn vừa là chủ phương tiện, đồng thời là người điều khiển xe thì bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt đối với chủ phương tiện từ Phạt tiền từ 14 – 16 triệu đồng.
4. Hướng dẫn viết đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông
Phần kính gửi người làm đơn sẽ ghi rõ tên của Công an xã/huyện/tỉnh- cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông.
Phần thông tin cá nhân của người là đơn yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chi tiết nhất những thông tin đó. Trình bày cụ thể lý do viết đơn và trình bày một cách ngắn gọn nhất vụ việc đã xảy ra.
Đồng thời cá nhân vi phạm an toàn giao thông sẽ cam kết về những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cuối cùng là ký và ghi rõ họ tên để làm căn cứ bằng chứng.
5. Mẫu đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông do chạy quá tải
Bạn có thể tải mẫu đơn xin miễn, giảm tiền phạt vi phạm giao thông dưới đây về sử dụng hoặc có thể soạn thảo trực tuyến in ra và sử dụng:
Tải về
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
——–o0o——
..…… , ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN XIN GIẢM TIỀN PHẠT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG
(Về việc xin giảm tiền phạt ……)
– Căn cứ Luật giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi bổ sung 2018
– Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Kính gửi: Công an xã/huyện/tỉnh …..
Họ và tên: … Sinh ngày: ……
Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp: ……. Nơi cấp: ….
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi xin được tường trình sự việc như sau:……
Ví dụ: Ngày 20 tháng 9 năm 2018, trong quá trình tham gia giao thông tôi đã đi với vận tốc 90.3km/h ở khu vực có biển báo tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h (đường 2 chiều không có dải phân cách ở giữa) và bị công an lập biên bản phạt tiền. Trong quá trình lập biên bản, tôi đã rất tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi. Tuy nhiên, đồng chí công an vẫn phạt tôi với số tiền phạt là 3.000.000 đồng nhưng do gia
Theo tôi được biết, tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định
” Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;
b) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;
c) Nhận, trả hàng trên đường cao tốc;
d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”
Và Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
“Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu; “
Do đó, tôi nhận thấy hành vi vượt quá trọng tải từ 50% đến 100% của tôi không đáng bị phạt bao nhiêu tiền đó cái đấy bạn tự viết ra nên tôi làm đơn này kính đề nghị cơ quan xem xét giảm mức phạt xuống dưới số tiền đó cho tôi.
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
In / Sửa biểu mẫu
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về vấn đề này. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn giao thông trực tuyến gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được hợp tác!