Đơn vị hành chính hiện nay được phân loại như thế nào? Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính cấp xã là gì?
Đơn vị hành chính hiện nay gồm có những loại nào?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 như sau:
Đơn vị hành chính
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Theo đó, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
– Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
– Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
– Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Việc phân loại đơn vị hành chính được quy định thế nào?
Việc phân loại đơn vị hành chính được quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Như vậy, đơn vị hành chính được phân loại như sau:
– Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
– Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
– Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
Đơn vị hành chính hiện nay được phân loại như thế nào? Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính cấp xã là gì?
Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính cấp xã là gì?
Tại Điều 14 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính cấp xã như sau:
– Quy mô dân số:
+ Xã từ 3.500 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 3.500 người thì cứ thêm 100 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 35 điểm;
+ Xã miền núi, vùng cao áp dụng mức 75% quy định tại điểm a khoản này;
+ Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a khoản này.
– Diện tích tự nhiên từ 10 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 10 km2 thì cứ thêm 0,5 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.
– Trình độ phát triển kinh tế – xã hội:
+ Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.
Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 30% trở xuống được tính 3 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;
+ Xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới được tính 20 điểm.
Trường hợp xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nếu đạt được tiêu chí nào trong hệ thống các tiêu chí quy định chuẩn nông thôn mới thì mỗi tiêu chí được tính 1 điểm nhưng tổng số điểm các tiêu chí tối đa không quá 15 điểm;
+ Xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền áp dụng mức 30% quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
– Các yếu tố đặc thù:
+ Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 1 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
+ Xã đặc biệt khó khăn được tính 1 điểm;
+ Xã an toàn khu được tính 1 điểm;
+ Có di tích quốc gia đặc biệt hoặc có di sản được UNESCO công nhận được tính 1 điểm.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
– Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
Law
Net
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
– Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
– Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Bài viết này có hữu ích cho bạn không?