Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ( Đặc khu kinh tế ) Bắc Vân Phong
Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ( Đặc khu kinh tế ) Bắc Vân Phong
22/10/2018 05:50
Một trong những biện pháp trọng tâm mà Việt Nam đã và đang thực hiện là bằng các cơ chế, chính sách về hành chính và kinh tế đột phá, hình thành khu vực tăng trưởng cao, với phương thức quản lý mới nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo động lực phát triển mới, có tác động lan tỏa ra các vùng, khu vực và cả nước, đó là xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu kinh tế, viết tắt là SEZ) trên đất nước Việt Nam.
Để hiểu rõ việc hình thành cũng như những thành công và thất bại của các SEZ trên thế giới chúng ta trở ngược lại quá khứ đó là: vào năm 1959 mô hình Đặc khu này xuất hiện tại sân bay Shannon ở Ireland, nhưng ý tưởng được cho là cất cánh trong những năm 1980 sau khi Trung Quốc đạt được thành công vang dội với SEZ Thẩm Quyến.
Tính đến năm 2016, trên thế giới có khoảng 4.500 SEZ tại 140 quốc gia, tạo thêm 66 triệu việc làm trên toàn thế giới. Các đặc khu thành công trên thế giới có thể kể đến là Thẩm Quyến, Ma Cau, Hồng Kông ở Trung Quốc, Jebel Ali tại Dubai ở Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống Nhất (UAE), Okynawa ở Nhật Bản, Docklands ở Anh, Ibiza ở Tây Ban Nha, Incheon và Jeju ở Hàn Quốc, Tanjong Pagar Terminal and Keppel Terminal ở Singapore…
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự thành công của các SEZ phụ thuộc vào các yếu tố:
Một là, có vị trí chiến lược: phần lớn các đặc khu kinh tế thành công đều được xây dựng tại những nơi có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược (gần cảng biển quốc tế, các tuyến giao thông quan trọng của đất nước, kết nối dễ dàng với khu vực và quốc tế), có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội, liền kề khu vực kinh tế phát triển, có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hai là, có sự cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và chính quyền địa phương. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng niềm tin và thu hút nhà đầu tư. Có cơ chế, chính sách và thể chế hành chính vượt trội, chính quyền đặc khu kinh tế được giao quyền tự chủ cao. Bộ máy quản lý hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thủ tục hành chính đơn giản, công khai và minh bạch. Áp dụng những tiến bộ tiên tiến hiện đại trong quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế. Nhà nước chỉ can thiệp khi cần thiết để bảo đảm tính ổn định và cạnh tranh lành mạnh theo luật pháp quốc tế.
Ba là,
p
hát triển với một số ngành nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà, có hiệu quả cao về tài chính, l
àm động lực để phát triển kinh tế của vùng, khu vực và lan toả cho cả nước.
Mặt khác kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự thất bại các SEZ phụ thuộc vào các yếu tố:
Một là, không có vị trí chiến lược và địa kinh tế và chính trị, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, không có tiềm năng và lợi thế.
Hai là, đầu tư cơ sở hạ tầng quá yếu kém, không kết nối giữa các SEZ với phần còn lại của quốc gia và thế giới.
Ba là, cơ chế, chính sách không nhất quán, chính phủ muốn cải cách nhưng không dám mạo hiểm, tự do hoá toàn diện. Mặt khác để xãy ra tình trạng quan liêu, tham nhũng. Bên cạnh đó, tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội còn phức tạp nên khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng. Điển hình nhất là các SEZ ở Ấn Độ và Châu Phi.
Quay trở lại Việt Nam, trước khi có chủ trương hình thành các SEZ, tại Việt Nam đã tồn tại 6 mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp bao gồm: (1) Khu chế xuất, (2) Khu công nghiệp; (3) Khu công nghệ cao; (4) Khu kinh tế cửa khẩu; (5) Khu kinh tế mở; (6) Khu kinh tế ven biển.
Tính đến hết tháng 7/2017, cả nước có 328 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 96,3 nghìn ha và 16 Khu kinh tế với tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 815 nghìn ha
.
Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã có đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế như cơ chế, chính sách ưu đãi chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế; quản lý kinh tế – xã hội kém linh hoạt; bộ máy quản lý với thẩm quyền chưa thống nhất và thủ tục hành chính chưa đủ thông thoáng, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, hàm lượng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo còn chưa cao. Ngoài ra, vấn đề môi trường, tài nguyên đất cũng chưa được sử dụng hiệu quả…
Do vậy việc tìm kiếm địa điểm để hình thành SEZ trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cấp thiết nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, hình thành khu vực tăng trưởng cao, có phương thức quản lý mới tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo động lực phát triển mới, có tác động lan tỏa ra các vùng, khu vực và cả nước. Đồng thời đổi mới
cơ chế, thể chế, chính sách cho việc quản trị một nền kinh tế hiện đại
.
Dựa vào kinh nghiệm thành công và thất bại của các SEZ trên thế giới, căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của nước ta, căn cứ vào tiềm năng, lợi thế, vị trí địa kinh tế -chính trị ta có thể dễ nhìn thấy là khu vực Bắc Vân Phong có thể phát triển một SEZ với ngành nghề chính là Cảng trung chuyển Container quốc tế là tối ưu nhất. Thông qua đó sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại như: Internet Vạn vật ( IoT), Trí tuệ nhân tạo ( AI); Blockchain; Big Data… trong sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành xã hội nhằm xây dựng một đặc khu thông minh, hiện đại, làm mô hình điểm để nhân rộng ra cho cả nước. Nếu có Cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong thì sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, chi phí vận chuyển hàng hải đi quốc tế sẽ giảm, gắn nền sản xuất hàng hóa của nước ta với thị trường thế giới, tạo thêm thế và lực để Việt Nam đồng hành cùng các quốc gia lân cận khác theo tinh thần “cần thiết” cho nhau, “tùy thuộc” lẫn nhau; đồng thời cũng là một kiểu “quốc tế hóa” Biển Đông, huy động sức mạnh tổng hợp của quốc tế để bảo đảm tự do hàng hải ở biển đông gắn với bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở khu vực này.
Vịnh Vân Phong là điểm cực Đông của nước ta và của bán đảo Đông Dương, nằm ở ngã 3 đường hàng hải Quốc tế, Vân Phong nằm gần trục hàng hải phát triển và sôi động vào bậc nhất của thế giới. Là một vịnh lớn. có hai luồng vào: Luồng Cửa Lớn có bề rộng 950m, luồng Cửa Bé có bề rộng nhỏ nhất 700m, cả hai luồng vào đều khá ổn định, không bị sa bồi bởi các yếu tố sông, biển và được che chắn tốt bởi núi cao nên hầu như không bị ảnh hưởng của sóng gió từ biển khơi lan truyền vào. Độ sâu nước lớn ( trung bình là 16-18m, có nơi sâu 27m ), không cần phải nạo vét, thuận lợi cho việc phát triển một cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải rất lớn so với các cảng hiện nay. (Hiện nay luồng vào của các cảng Singapore, Hong Kong, Tanjung Pelepas rộng chỉ 300m, độ sâu tối đa 16m). Địa chất công trình khu vực xây dựng khá tốt, cho phép giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu và duy tu hàng năm. Có thể nói điều kiện tự nhiên của Đầm Môn – Vân Phong thuận lợi hơn bất kỳ địa điểm nào dọc bờ biển cả nước, thậm chí nhiều nước trong khu vực đẻ xây dựng cảng nước sâu cho tàu lớn, đặc biệt là các tàu chở container xuyên đại dương thế hệ mới.
Đối tượng thu hút chính của cảng TCQT Vân Phong là hàng container xuất/nhập khẩu vận hành trên các tuyến xuyên đại dương đi/đến Châu Âu, Châu Mỹ của Việt Nam và các nước lân cận trong khu vực đến tiếp chuyển tại Vân Phong thay vì qua Hồng Kông, Singapore… như hiện nay.
Vì vậy Vân Phong đã hội đủ những điều kiện khách quan thuận lợi để hình thành và phát triển một Đặc khu kinh tế với cảng trung chuyển Container Quốc tế đóng vai trò chủ đạo.
Khu Kinh tế Tự do ở vịnh Gwangyang của Hàn Quốc. Ảnh: Korean Free Economic Zones
Cảng Singapore nhìn từ trên cao. (Nguồn: Reuters)
Trần Văn Ngoạn
Vì vậy Vân Phong đã hội đủ những điều kiện khách quan thuận lợi để hình thành và phát triển một Đặc khu kinh tế với cảng trung chuyển Container Quốc tế đóng vai trò chủ đạo.