Đơn giá định mức là gì? Sự khác nhau giữa đơn giá và định mức – Mr.Thắng 0989786232 Ưu đãi 25%

Đơn giá định mức là gì? Sự khác nhau giữa đơn giá và định mức

Cùng tìm hiểu 2 khái niệm cơ bản trong dự toán đó là định mức là đơn giá. Cũng như sự khác nhau giữa đơn giá và định mức là gì ? Khi nào dùng đơn giá, khi nào dùng định mức.

Định mức là gì ? Định mức có những loại nào, do cơ quan nào ban hành

Định mức kinh tế kỹ thuật ( gọi tắt là định mức ) là mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1 tấn cốt thép,… từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).

Định mức dự toán bao gồm :

a) Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ; vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác.

b) Mức hao phí nhân công: Là số lượng ngày công lao động của công nhân trực tiếp; tương ứng với cấp bậc công việc để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác.

c) Mức hao phí xe máy thi công: Là số lượng ca xe máy trực tiếp sử dụng để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác.

Hiểu đơn giản, định mức là số lượng vật liệu, nhân công, máy cần sử dụng để hoàn thành một đơn vị công tác.

Một mã định mức xây dựng

Các phần định mức phổ biến hiện nay

Định mức do bộ xây dựng ban hành bao gồm các phần định mức phục vụ các công tác xây dựng cơ bản bao gồm:

  1. Định mức xây dựng.
  2. Định mức lắp đặt.
  3. Định mức khảo sát.
  4. Định mức sửa chữa.
  5. Định mức thí nghiệm vật liệu.
  6. Các định mức về công ích đô thị : cây xanh, chiếu sáng, thoát nước, môi trường.
  7. Các định mức chuyên biệt khác như : định mức bảo dưỡng đường bộ; định mức sử dụng tro xỉ

Định mức chuyên ngành do các bộ, ngành khác ban hành

Ngoài bộ xây dựng thì các bộ, ngành khác cũng ban hành các định mức chuyên ngành của mình như điện, viễn thông, thủy lợi. Các cơ quan này ban hành các bộ định chuyên ngành riêng cho lĩnh vực của mình. Một số định mức chuyên ngành thường gặp như :

  • Định mức đường dây và trạm biến áp
  • Định mức thí nghiệm điện
  • Định mức thủy lợi
  • Các định mức viễn thông
  • Định mức tu bổ công trình văn hóa

Đơn giá là gì ? Cơ quan nào ban hành đơn giá 

Đơn giá hay đơn giá xây dựng cơ bản là tài liệu tra cứu do địa phương ban hành dựa vào định mức do nhà nước ban hành. Đơn giá được phân thành chương mục, trong mỗi mục lại có các công tác. Mỗi công tác lại có mã hiệu, tên, đơn vị đơn giá vật liệu, nhân công, máy. Khi lập dự toán, người lập phải tra cứu đơn giá để chọn các công tác phù hợp với yêu cầu công việc để đưa vào bảng tiên lượng.

Cấu thành đơn giá cũng gồm có 3 thành phần tương tự như định mức :

Chi phí vật liệu :

Là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ; các cấu kiện hoặc các bộ phần rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Chi phí vật liệu thường được tham khảo tại thời điểm ban hành đơn giá.

Chi phí nhân công

Là chi phí nhân công trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng

Chi phí nhân công được xác định theo Quyết định nhân công gần nhất tại địa phương ban hành đơn giá; hoặc ban hành kèm theo đơn giá hướng dẫn tính chi phí nhân công.

Chi phí máy thi công

Là chi phí sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy; và thiết bị phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Phần này còn được gọi là bảng giá ca máy, được ban hành kèm theo đơn giá; hoặc ban hành dựa trên bảng giá ca máy có sẵn từ trước đó

Đơn giá, định mức

Ví dụ năm 2017 Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành đơn giá xây dựng công trình phần Xây dựng dựa trên các chi phí :

  • Chi phí vật liệu trong đơn giá được lấy theo công bố giá vật liệu xây dựng tại Nội thành Hải Phòng ( giá chưa có thuế VAT) theo công văn số 162/CV-TTKĐ ngày 21/12/2016.
  • Chi phí nhân công được xác định theo Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng; với mức lương đầu vào Vùng I : 2.242.069 đồng/ tháng. Theo văn bản số 3322/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố Hải Phòng.
  • Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; được công bố tại Quyết định số 3053/QĐ-UBND này 10/11/2017 của UBND thành phố Hải Phòng ( kèm theo bộ đơn giá )

Sự khác nhau giữa định mức là và đơn giá

Qua các khái niệm nêu trên ta có thể thấy sự khác nhau giữa định mức và đơn giá đó là : Định mức là mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy để hoàn thành một khối lượng công việc; còn Đơn giá là mức giá được ban hành vào một thời điểm nhất định, được xây dựng dựa trên định mức và sử dụng giá vào thời điểm ban hành để xây dựng lên.

Đơn giá và định mức là 2 nội dung không thể tách rời của dự toán. Vậy khi nào thì dùng đơn giá, khi nào dùng định mức ?

Sử dụng đơn giá

Với những dự toán thông thường ( dự toán xây dựng công trình ) thì thường áp dụng đơn giá; vì đơn giá dựa trên cơ sở định mức, được sửa đổi phù hợp theo địa bàn địa phương đó cùng với một mức giá gốc để tham khảo. Khi áp dụng đơn giá người lập dự toán sẽ được bù trừ mức giá chênh lệch giữa thời điểm ban hành đơn giá và thời điểm lập dự toán. Lợi thế của cách này là có môt mức giá sẵn để tham khảo, sau đó tìm các nguồn giá vật liệu, nhân công, máy để bù trừ; trường hợp k có nguồn tham khảo có thể áp luôn giá gốc.

Sử dụng định mức

Các bộ đơn giá thông thường được các Sở Xây dựng ban hành, việc ban hành sẽ bao gồm nhiều thủ tục và tốn chi phí nên đơn giá thông thường được ban hành 4,5 năm 1 lần, các phần đơn giá ban hành cũng không đầy đủ, đa số chỉ là các phần đơn giá về xây dựng cơ bản. Vì thế với những phần công việc sử dựng các định mức mới, chưa được ban hành đơn giá hoặc những định mức đặc thù, ít sử dụng thì việc sử dụng định mức để lập dự toán là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên có 1 khó khăn đó là khi áp dụng định mức, toàn bộ các  mức giá đều phải được khảo sát và nhập vào để cấu thành đơn giá ( không có mức giá gốc để dựa vào ).

Hiện nay việc lập dự toán đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với sự trợ giúp của các công cụ phần mềm dự toán. Phần mềm dự toán Eta là một trong những phần mềm ưu việt, cập nhật đầy đủ đơn giá các tỉnh, các định mức chuyên ngành; Sử dụng đơn giản, dễ dàng với giao diện thân thiện người sử dụng.

Bấm vào đây để nhận link tải dự toán Eta

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần trợ giúp

Hotline – Zalo : 098 978 6232