Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì và những lưu ý khi sử dụng

Đòn bẩy tài chính được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong giao dịch chứng khoán để sinh lợi nhuận nhiều hơn so với vốn bỏ ra. Phương pháp này là con dao hai lưỡi, nên bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm. Đọc ngay bài viết bên dưới để hiểu về cách tính và những lưu ý quan trọng dành cho nhà đầu tư.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (FL – Finanacial Leverage) là công cụ sử dụng vốn vay nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ cao hơn chi phí vay. Đòn bẩy giúp bạn thu được lợi nhuận với phần vốn nhỏ bỏ ra.

Ví dụ về đòn bẩy tài chính:

Anh A dự định mua nhà đang thi công trị giá 2 tỷ đồng. Anh A sẽ trả cho chủ đầu tư 800 triệu, sau đó và ngân hàng 1.2 tỷ, trả tiền lãi vay và gốc mỗi tháng. Sau 1 năm, dự án bàn giao, anh A rao bán với giá 2.5 tỷ, hoàn trả tiền vay cho Ngân hàng và thu về lợi nhuận: 2.5 tỷ – 1.320 tỷ (tiền gốc và lãi vay 10%/năm) – 800 triệu = 380 triệu.

Tìm hiểu đòn bẩy tài chính là gì

Tìm hiểu đòn bẩy tài chính là gì?

Ý nghĩa của việc sử dụng đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính không chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân mà còn là công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì những ý nghĩa sau:

  • Bù đắp sự thiếu hụt dòng vốn để doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh, nắm bắt thời cơ tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Khoản vay và tiền lãi được tính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, sau đó được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Do đó, nếu tổ chức biết cách sử dụng phương pháp đòn bẩy thì sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Có hai công thức điển hình liên quan đến đòn bẩy tài chính:

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính được tính bằng cách chia hệ số nợ cho tổng tài sản (D/A) hay trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Ví dụ:

Anh A đặt mua cổ phiếu B với giá trị 100 triệu, sử dụng công cụ để đạt lợi nhuận mong muốn, cụ thể:

  • Trường hợp không sử dụng đòn bẩy tài chính, cổ phiếu B tăng hoặc giảm 5% thì anh A sẽ lãi hoặc lỗ 5 triệu.
  • Sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:10, cổ phiếu B tăng hoặc giảm 5% thì A sẽ lãi hoặc lỗ 50 triệu.
  • Sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:50, cổ phiếu B tăng hoặc giảm 5% thì A sẽ lãi hoặc lỗ 250 triệu.
  • Sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:500, cổ phiếu B tăng hoặc giảm 5% thì A sẽ lãi hoặc lỗ 2.5 tỷ.

Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

cong-thuc-don-bay-tai-chinh

Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Trong đó:

  • EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay
  • p: giá bán
  • Q: số lượng sản phẩm
  • I: lãi vay phải trả
  • F: chi phí cố định
  • v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm

Ví dụ

Doanh nghiệp A kinh doanh với tổng vốn 500 triệu, trong đó 250 triệu là đi vay lãi suất 10%/năm, vốn tiền mặt là 250 triệu.

Dự kiến năm 2023, doanh nghiệp bán được 10.000 sản phẩm với các thông số sau:

  • I: lãi vay phải trả = 10% x 250.000 = 25.000.000
  • F: Chi phí cố định = 200.000.0000
  • v: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị = 70.000 VNĐ
  • p: giá bán = 100.000 VNĐ
  • Q: số lượng sản phẩm = 10.000

EBIT = 10.000 x (100.000 – 70.000) – 200.000.000 = 100.000.000 VNĐ

Khi đó mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là:

DFL = 100.000.000 / (100.000.000 – 25.000.000) = 1,33

Đồng nghĩa, doanh nghiệp A tăng hoặc giảm 1% lợi nhuận thì suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm 1.33%.

cach-su-dung-don-bay-tai-chinh

Biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận

Xem thêm: Hệ số đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp phân tích cơ cấu sử dụng nguồn vốn hợp lý. Nhà đầu tư cũng áp dụng hệ số này để giao dịch trên thị trường hiệu quả hơn.

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong chứng khoán và đời sống hàng ngày luôn có ưu điểm và hạn chế. Để tránh tổn thất đến nguồn vốn đầu tư, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Luôn xác định khẩu vị rủi ro của bản thân. Phương pháp này chỉ phù hợp nếu bạn là người sẵn sàng chịu mạo hiểm và có kiến thức kỹ năng nhất định. Bạn không nên nóng vội, nghe theo đám đông mà không có chính kiến cá nhân.
  • Luôn theo dõi biến động thị trường để ra quyết định đúng thời điểm
  • Lựa chọn đơn vị chấp nhận cho vay tài chính uy tín như ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp phép. Không chạy theo các khoản vay nóng, lãi suất cao, hứa hẹn lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn.
  • Chỉ sử dụng đòn bẩy cho những khoản mà bạn chủ động nguồn tiền chi trả nếu tình hình đầu tư không khả quan. Thậm chí, bạn phải lường trước cả tình huống thua lỗ, mất trắng cả tiền gốc đầu tư.

Xem thêm: Margin là gì? Margin diễn tả việc vay tiền từ các công ty chứng khoán để đầu tư. Tìm hiểu thêm khi nào nên vay và cách sử dụng.

Lời kết

Đòn bẩy tài chính là phương pháp giúp bạn gia tăng lợi nhuận đáng kể với số vốn thấp hơn mức cần đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với công cụ này. Bạn hãy nâng cao kiến thức và kinh nghiệm, cập nhật diễn biến thị trường thường xuyên qua ứng dụng tài chính Anfin để trở thành nhà đầu tư thông minh.