Domain là gì? Tiêu chí lựa chọn tên miền chuẩn bạn nên biết – Thanh Lý Cường Phát
Nếu hỏi những người làm SEO hoặc kinh doanh marketing online domain là gì thì chắc chắn họ có thể trả lời trôi chảy mà không cần suy nghĩ. Những khái niệm Domain hay Hosting là một trong những yếu tố quan trọng của những người hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, với dân “ngoại đạo” và những người mới bắt đầu thì domain còn là một thuật ngữ khá mơ hồ. Để hiểu rõ về Domain, mời bạn xem thêm bài viết tổng hợp mà tôi chia sẻ dưới đây.
Domain là gì?
Domain (tên miền) hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì nó chính là địa chỉ trang web. Cụ thể nó chính là tên người dùng gõ vào thanh URL thuộc các trình duyệt như Chrome, Coccoc để truy cập một trang web. Để dễ hiểu hơn thì bạn hãy hình dung các trang web như một ngôi nhà và domain đóng vai trò như địa chỉ nhà.
Máy tính của chúng ta khi hoạt động sẽ có một địa chỉ IP nhất định. Do dãy số dài, khó nhớ nên khái niệm domain đã ra đời. Nó được dùng với mục đích xác định thực thể trên mạng. Với sự ra đời của tên miền, khi muốn truy cập một website nào đó bạn chỉ cần nhập tên miền vào thanh URL. Ví dụ: thanhlycuongphat.com.
Domain vô cùng đa dạng, nó không giới hạn ở bất cứ từ hay số nào. Chủ website có thể kết hợp giữa chữ cái và số hoặc cùng các phần mở rộng để tạo nên domain riêng. Để có thể sử dụng được domain thì điều kiện đầu tiên chính là việc đăng ký. Tên domain không được trùng với trang web khác.
Cách thức hoạt động của Domain
Domain là gì? Đóng vai trò là một lối đi tắt tới server host của trang web, tên miền giống như địa chỉ nhà. Thông quan tên miền người dùng sẽ tìm thấy web của bạn trên www. Thanh URL trên đầu của mỗi trình duyệt chính là thanh địa chỉ. Tại đây, người dùng có nhu cầu tìm kiếm website chỉ cần nhập tên web cụ thể.
Nếu coi domain là địa chỉ thì hosting chứa trang web chính là ngôi nhà. Khi tạo ra website, chắc chắn việc bạn cần làm chính là đặt tên miền. Mục đích lựa chọn và đặt domain trỏ về máy chủ để người dùng tìm web của bạn trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần nhập domain người dùng sẽ được đưa đến đúng địa chỉ website của bạn. Trường hợp không có tên miền thì việc tìm kiếm trở nên phức tạp hơn. Cần phải nhập địa chỉ IP máy chủ mới có thể truy cập website của bạn.
Hiện nay, phần đa các website đều dùng tên miền. Website của các công ty, doanh nghiệp thường lấy tên doanh nghiệp để đặt tên miền. Ví dụ như thanhlycuongphat.com,google.com.vn, facebook.com,….
Domain được phân loại như thế nào?
Theo thống kê, trên thị trường website thế giới hiện nay thì gần 50% là tên miền.com. Không có bất cứ quy chuẩn nào cho việc đặt tên domain. Ngoài .com bạn có thể đặt .net, .vn, .org,…. Dưới đây là một số tên miền thông dụng:
Mục Lục
TLD (Top level domain) – Tên miền cao cấp nhất
Đây là loại tên miền được mở rộng ra sau dấu chấm, thuộc cấp đầu tiên của hệ thống domain trên mạng. Tên miền cao cấp vô cùng đa dạng, không chỉ có một mà tới hàng ngàn TLDs có thể đăng ký. Danh sách của loại domain này được tổ chức IANA quản lý. TLDs được chia thành tên miền cao cấp quốc gia và tên miền cao cấp chung.
CCTLD (Country- code top- level domain) – Tên miền cao cấp nhất quốc gia
Loại domain này được dùng với mục đích xác định một nước cụ thể. Ví dụ (.vn) cho Việt Nam. Hầu hết công ty thường dùng tên miền này. Lý do là các công ty, doanh nghiệp có site riêng đối với mỗi thị trường nhất định. Thêm nữa, tên miền này cũng là một dấu hiệu cho thấy người dùng truy cập đúng website.
gTLDs (Generic top- level)
Loại tên miền cao cấp chung này không ảnh hưởng bởi yếu tố mã quốc gia. Nhiều tên miền gTLDs hướng tới từng mục đích nhất định. Ví dụ như tên miền .edu – hướng tới tổ chức giáo dục. Với tên miền cao cấp chung bạn có thể đăng ký tên miền cao cấp chung một cách đơn giản.
Ý nghĩa một số đuôi tên miền phổ biến
.VN: Được hiểu là viết tắt của “Việt Nam”, là tên miền quốc gia Việt Nam.
.NET: Viết tắt của từ “network”, nghĩa là mạng lưới. Thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty kinh doanh website, và các tổ chức khác có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet.
.ORG: Viết tắt của từ “organization”, dành cho các tổ chức.
.EDU: (Education) Dành cho các tổ chức giáo dục
.BIZ: (Viết tắt của từ Business) Được dùng cho các trang thương mại.
.INFO: Thuờng được đặt tên cho các trang web cung cấp thông tin.
.US: Dành cho các trang web của Mỹ.
.CN: Dành cho các trang web của Trung Quốc.
.INT: Dành cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam
.HEALTH: Dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế
.TEL: Sử dụng trong lĩnh vực danh bạ điện thoại trực tuyến.
.AC: Tên miền sử dụng cho các tổ chức hoạt động, nghiên cứu.
.TV: Dành cho các trang phim, truyền thông, truyền hình.
.NAME: là một loại tên miền đặc biệt chỉ sử dụng cho tên các cá nhân.
.ASIA: Tên miền của khối Châu Á.
.EU: Tên miền của khối liên minh Châu Âu.
.MOBI: Dành cho các trang liên quan tới dịch vụ di động.
.PRO: Dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vưc có tính chuyên ngành cao
.GOV: (Goverment) Dành cho các tổ chức chính phủ.
Ngoài ra còn rất nhiều đuôi tên miền các nước: CN, JP, US, CA, TH, SG, AF, AX, AL….
Tiêu chí lựa chọn domain chuẩn nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu domain là gì thì bạn cũng cần nắm rõ được các tiêu chí lựa chọn domain. Có thể thấy tên miền có vai trò quan trọng đối với mỗi website. Chính vì vậy mà việc lựa chọn tên miền như thế nào là điều rất đáng quan tâm. Nếu đang có ý định xây dựng một website, muốn đặt một tên miền phù hợp, ấn tượng thì hãy “bỏ túi” các tiêu chí sau:
Tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm
Điều mà ai cũng mong muốn khi xây dựng website chính là có được lượt truy cập cao. Muốn có được nhiều người vào thăm web thì điều đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn và đặt một tên miền dễ nhớ.
Tên miền càng ngắn gọn, dễ nhớ thì càng tốt. Tên miền đảm bảo yếu tố này sẽ tăng tính cạnh tranh website của bạn với các web khác. Khi người dùng nhớ được tên miền của website thì việc truy cập sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tên miền ngắn cùng với tên miền cao cấp nhất thường được sử dụng nhiều. Lý do là giá trị của chúng so với loại tên miền khác có giá trị cao hơn. Nếu có thể, hãy ưu tiên đặt tên miền ngắn, phát âm dễ dàng cho website của mình.
Tên miền có sự độc đáo, tránh gây sự nhầm lẫn
Khó có thể thống kê được hiện có tất cả bao nhiêu website trên môi trường internet. Mỗi website đều có tên miền riêng. Với hàng triệu tên miền như vậy thì việc nhầm lẫn giữa các trang web là điều dễ hiểu. Do đó, chọn tên miền có sự độc đáo, tránh tình trạng nhầm lẫn với tên miền của các web khác là điều cần thiết.
Đa phần những tên miền dễ nhớ đều đã được dùng hết. Muốn có tên miền riêng, độc đáo thì bạn cần bỏ thời gian tìm tòi, nghiên cứu. Cố gắng tìm ra một domain name riêng biệt, dễ nhớ mà không gây sự nhầm lẫn. Đặc biệt là với các đối thủ của mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, dễ nhớ, ngắn gọn, độc đáo nhưng phải có ý nghĩa.
Hạn chế dùng ký tự đặc biệt, dùng tên chuẩn
Khi đã hiểu rõ domain là gì chắc hẳn bạn đã biết nó có vai trò quan trọng như thế nào. Chính vì vậy, khi chọn tên miền cho web hãy lưu ý đặt sao cho chuẩn. Với những ký tự đặc biệt chỉ nên sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết. Hãy hạn chế bởi nó khiến người dùng “lười” gõ khi tìm kiếm địa chỉ web. Lời khuyên cho bạn là nên dùng tên đầy đủ hoặc các từ viết tắt tên doanh nghiệp.
Tên miền liên quan tới nội dung, hướng tới khách hàng mục tiêu
Nếu website của bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu thì hãy chọn domain name đuôi .com. Nếu muốn hướng tới phạm vi quốc gia thì chọn tên miền tương ứng như .vn , .us,…
Bên cạnh đó, tên miền cũng cần liên quan và có sự tương tác với nội dung. Domain name mà không liên quan tới lĩnh vực hoạt động, nội dung của web sẽ khiến khách hàng bị nhầm lẫn. Thêm nữa, điều này cũng gây khó khăn cho việc kết nối với chủ đề của website.
Dựa vào tất cả các tiêu chí trên, bạn sẽ chọn được cho mình một tên miền phù hợp. Hãy luôn ghi nhớ về mục đích cũng như tầm quan trọng của tên miền. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn đúng đắn và đặt cho website của mình một domain name ấn tượng, phù hợp nhất.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ domain là gì cũng như một số vấn đề liên quan tới khái niệm này. Với một người kinh doanh online cần trang bị cho mình rất nhiều kiến thức chuyên môn. Vì vậy hãy tìm hiểu và học hỏi thêm để có được kỹ năng và sự hiểu biết cần thiết nhé.