Domain là gì? Tất tần tật các vấn đề về tên miền website
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi xây dựng website cho mình cũng đều muốn có một Domain (tên miền) ấn tượng và độc đáo để SEO. Nhưng không dễ dàng để lựa chọn được một tên miền website ưng ý. Các bạn không cần phải quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về domain là gì, vai trò của domain.
1. Tên miền là gì?
Domain (tên miền) là tên của một Website hoạt động trên Internet. Tên miền hoạt động giống như một liên kết ngắn để đưa người dùng đến trang web của bạn.
Nói cách khác, tên miền Website chính là địa chỉ vật lý cho trang Web của bạn. Nhờ đó những thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường người dùng đến với Website. Để hướng bạn đến một trang web trình duyệt web cần có một tên miền.
Những điều bạn cần biết về một domain name đó là:
- Một domain name sẽ tương đương với một địa chỉ website của bạn.
- Domain name sẽ bao gồm 2 phần: Tên trang web và Phần mở rộng như .com (viết tắt của commercial – thương mại, là loại tên miền phổ biến nhất)
Sẽ có quy trình đăng ký khác nhau cho mỗi domain name. Để tìm các domain có sẵn bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm. Có thể chuyển tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Nơi toàn bộ nội dung, dữ liệu của website bạn được lưu trữ chính máy chủ (Web Server của nhà cung cấp dịch vụ hosting).
> Đọc ngay: Mua tên miền ở đâu là uy tín nhất!
2. Cách tên miền hoạt động
Internet là một mạng lưới kết nối các máy tính có “nối mạng” lại với nhau. Do đó, để xác định một máy tính cụ thể trên internet, người ta gán cho mỗi máy tính một địa chỉ, gọi là IP (Internet Protocol).
Địa chỉ IP hiển thị dưới dạng một dãy số (ví dụ: 87.654.32.1), và bạn thấy đấy, nó khá là khó nhớ. Vì vậy, tên miền ra đời như một giải pháp cho vấn đề này.
Nhưng làm thế nào để tìm chính xác một địa chỉ IP bằng cách sử dụng tên miền? Đây là một quá trình phân giải tên miền (DNS Resolution) phức tạp. Tuy nhiên, một cách dễ hiểu, bạn có thể hình dung như sau:
- Khi bạn gõ một tên miền lên trình duyệt thì trình duyệt đó sẽ gửi yêu cầu đến một hệ thống gọi là DNS server.
- Khi nhận được thông tin yêu cầu, DNS server sẽ làm việc để truy xuất địa chỉ IP của máy chủ tên miền bạn vừa gõ.
- Sau khi biết được địa chỉ IP, máy tính sẽ thiết lập một kết nối với máy chủ và gửi thông tin website đó trở lại trình duyệt.
- Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy giao diện của trang chủ của website có tên miền bạn yêu cầu truy cập.
SEO marketing là gì? Đọc ngay bài viết hấp dẫn này!
3. DNS là gì
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền. Một cách cơ bản nhất, DNS là một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet. DNS sẽ chuyển đổi các tên miền (ví dụ: www.tienziven.com) sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng.
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng, DNS là một “phiên dịch viên” và công việc chính của người phiên dịch này là dịch tên miền website thành địa chỉ IP và ngược lại.
Thực tế, các DNS có tốc độ “phiên dịch” không giống nhau. Có cái nhanh hơn nhưng cũng có cái sẽ chậm hơn. Do đó, người dùng thường chọn DNS server phù hợp với mình để sử dụng.
Nếu dùng DNS server khác thì bạn phải điền địa chỉ DNS server vào network connections, nếu dùng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ Internet thì không cần thực hiện thao tác này. Một số dịch vụ DNS phổ biến hiện nay là DNS Google,DNS Cloudflare, DNS OpenDNS, DNS VNPT, DNS FPT, DNS Viettel…
4. Các loại tên miền
Không nhất thiết phải có một tiêu chuẩn nào cho tên miền website. Tuy .com chiếm hơn 46.5% thị trường website toàn cầu. Nhưng sẽ vẫn còn nhiều tên miền khác để bạn có thể chọn lựa thay thế như .net hay .org. Vẫn còn đó nhiều tên miền khác có thể chọn thay thế như .org và .net. Như vậy, có thể kể đến các loại tên miền thông dụng như:
TLD – Top level domain là gì?
TLD (top-level domain) – Đây là tên miền cấp cao nhất – là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name. Ở cấp đầu tiên của hệ thống tên miền trên Internet. Ngoài kia sẽ có hàng ngàn TLDs có thể đăng ký và phổ biến nhất là các loại các TLDs như .com, .net, .org, .edu.
Danh sách domain của TLDs được t tổ chức Internet Assigned Numbers Authority (IANA) quản lý và có thể xem toàn bộ ở đây. IANA có danh sách TLDs bao gồm cả gTLDs và ccTLDs mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.
Có thể chia TLDs thành hai loại khác: Những tên miền website cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs). Hãy luôn chọn ccTLD hoặc gTLD nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và dùng website lâu dài.
ccTLD – Country-code top-level domain là gì?
Tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs – country-code top-level domain) được dùng để xác định một quốc gia cụ thể. Chẳng hạn, .vn cho Việt Nam và .us cho United States.
Chúng thường được sử dụng bởi các công ty có site riêng cho thị trường nhất định. Đồng thời đây cũng là dấu hiệu cho thấy người dùng đã truy cập đúng địa chỉ.
gTLDs – Generic top-level domain là gì?
Tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top-level domains) được biết đến là một top-level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Có rất nhiều gTLDs được dành cho mục đích dùng cụ thể, như .edu hướng đến các tổ chức giáo dục.
Tuy nhiên, để đăng ký một tên miền gTLD do đặc thù chung chung của internet, web của bạn không cần phải thỏa tiêu chí nào. Đó cũng là lý mà tên miền .com không hẳn dành cho mục đích thương mại (commercial).
Chẳng hạn như: .org (phi lợi nhuận và tổ chức), gTLDs là .mil (quân đội), .gov (chính phủ), và .net, trước đây dành cho nhà cung cấp internet (ISPs) nhưng sau này được mọi người sử dụng cho mọi mục đích.
sTLDs – Tên Miền Cấp Cao Nhất Được Tài Trợ
sTLDs là viết tắt của cụm từ Sponsored Top Level Domain và được dịch sang tiếng Việt là Tên Miền Cấp Cao Nhất Được Tài Trợ. sTLDsb dùng để chỉ những tên miền có đuôi được tài trợ để đại diện cho một cộng đồng cụ thể nào đó.
Ví dụ như đuôi .edu sử dụng cho các tổ chức liên quan đến giáo dục, đuôi .gov thì dùng đối với tổ chức chính phủ…
> Đọc thêm: Lỗi 404 là gì?
Infrastructure Top-Level Domain – Tên miền hạ tầng
Infrastructure Top-Level Domain là tên miền cấp cao nhất cho cơ sở hạ tầng và được sử dụng chủ yếu để quản lý cơ sở hạ tầng mạng kỹ thuật. Infrastructure Top-Level Domain chỉ bao gồm một tên miền là “.arpa” và dành riêng cho tổ chức ICANN để giải quyết các vấn đề liên quan về cơ sở hạ tầng internet.
>>> Tìm hiểu quản trị website bao gồm các công việc gì?
Tên miền thứ cấp
Trước đây có thể bạn đã từng thấy tên miền website này. Ở đây, chúng tôi đang muốn nói đến các tên miền ngay bên dưới top-level domain name. Ví dụ mà chúng tôi đưa ra ngay sau đây sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn chẳng hạn: Các công ty Anh thay vì .com thì thường sử dụng tên miền .co.uk.
Đây là ví dụ điển hình của tên miền cấp 2. .gov.uk là một loại tên miền cấp hai khác thường được sử dụng bởi những tổ chức chính phủ. Còn các trường đại học và học viên thì thường sử dụng .ac.uk.
Subdomain
Subdomain có thể hiểu là tên miền mà webmaster sau khi đã mua tên miền có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau để tách biệt những dịch vụ của website ra.
Webmaster hoàn toàn có thể trỏ subdomain về một server khác và hoạt động bình thường như một top level domain. Nhất là trong những hoàn cảnh như bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo hay những nội dung khác biệt hoàn toàn so với web chính.
> Đọc ngay: Subdomain là gì
Chẳng hạn như: Facebook sử dụng developers.facebook.com để cung cấp thông tin cụ thể cho web app developer muốn dùng Facebook API.
> Tìm hiểu thêm: Addon Domain là gì
5. Hướng dẫn đăng ký và gia hạn Domain
Cách thức mua tên miền của mỗi nhà cung cấp sẽ khác nhau. Thường thì sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra tên miền trước. Để kiểm tra tính khả dụng của tên miền thì đa số những nhà cung cấp tên miền đều cho phép bạn gõ tên miền muốn mua.
Nhưng đăng ký tên miền không có nghĩa là bạn sẽ đồng thời có dịch vụ hosting, bạn sẽ cần một tài khoản host. Chúng tôi hiện nay có cả 2 dịch vụ trên với chi phí tiết kiệm khi đăng ký cả 2. Đảm bảo chất lượng, tốc độ nhanh và tính bảo mật cao.
Để sở hữu tên miền đó bạn chỉ cần hoàn tất thanh toán. Khi đó, bạn sẽ được cấp một trang web để quản lý tên miền với các công cụ quản lý quan trọng.
Khi tên miền hết hạn thì cần bao lâu để có thể mua lại được? Thường thì sau 75 ngày thì bạn hoặc bất cứ ai cũng có thể mua lại tên miền hết hạn. Tùy từng TLD khác nhau thì con số này sẽ khác nhau. Để hỏi chính xác ngày có thể mua lại tên miền website bạn có thể liên lạc với nhà đăng ký.
Lưu ý, chủ hiện tại của tên miền có quyền khôi phục và gia hạn tên miền trong khoảng thời gian chờ tên miền website được đưa ra ngoài Internet. Bằng cách liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký có hoặc không có phí khôi phục. Nếu tên miền có tình trạng (status) là Pending Delete khi kiểm tra thông tin whois thì trong khoảng 5 ngày bạn sẽ có thể mua lại như mới.
> Xem thêm bài viết: navigation là gì?
6. Làm thế nào để transfer domain (chuyển tên miền)
Trong trường hợp bạn cần transfer domain (chuyển tên miền) từ nhà đăng ký tên miền này sang nhà đăng ký tên miền khác. Bạn cần kiểm tra xem bạn đã đủ điều kiện để chuyển tên miền chưa (tên miền đã đăng ký hơn 60 ngày chưa, tên miền có đang ở trạng thái Active không…)
Nếu đã đủ thì thủ tục cụ thể của đơn vị đăng ký tên miền mà bạn muốn chuyển đến có quy định như thế nào? Về cơ bản sẽ gồm những nội dung sau:
- Bước 1: Trước hết bạn cần làm việc với đại lý tên miền hiện tại của bạn để mở khóa tên miền. Ghi nhận mã số chuyển tên miền (mã số này được gọi là EPP hoặc authorization code). Một số đại lý bạn có thể thao tác trực tiếp trên hệ thống, một số khác thì bạn cần liên hệ nhân viên của họ để được hỗ trợ.
- Bước 2: Xác nhận địa chỉ thư điện tử liên hệ của tên miền.
- Bước 3: Liên hệ với đại lý tên miền mới và cung cấp mã số chuyển tên miền (bạn sẽ phải nộp một khoản phí cho việc chuyển tên miền).
- Bước 4: Sau khi đại lý tên miền mới xác nhận yêu cầu của bạn và gửi lệnh chuyển tên miền, bạn sẽ tiếp tục nhận được một thông báo xác nhận vào địa chỉ email quản lý tên miền. Bạn làm theo hướng dẫn trong email để kích hoạt quá trình chuyển tên miền.
Lưu ý: Nếu bạn không kích hoạt trong thời gian quy định, thường là 7 ngày thì quá trình chuyển tên miền sẽ bị hủy.
7. Sự khác biệt giữa chuyển tên miền và trỏ tên miền là gì?
Có thể bạn sẽ nhầm lẫn một chút giữa chuyển tên miền và trỏ tên miền. Để phân biệt, bạn có thể dựa vào thao tác và chi phí khi thực hiện chúng. Cụ thể:
- Về thao tác: Chuyển tên miền (transfer domain) là thao tác chuyển tên miền đã mua từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Còn trỏ tên miền (point domain) là thao tác kết nối tên miền tới hosting
- Về chi phí: Chuyển tên miền (transfer domain) bạn cần thanh toán một khoản phí chuyển tên miền. Còn trỏ tên miền thì không phải mất phí.
Tức là, khi có tên miền và hosting ở một nhà cung cấp khác thì bạn cần trỏ tên miền đến hosting đó. Sau khi sử dụng, nếu bạn có nhu cầu quản lý hosting và tên miền website tại cùng một đơn vị thì mới chuyển tên miền.
>> Tham khảo: Tổng hợp phần mềm seo tools mới nhất!
8. Tên miền hết hạn thì bao lâu mua lại được?
Đối với tên miền được đăng ký ở Việt Nam, sau khi tên miền hết hạn, chủ sở hữu tên miền có 20 ngày để gia hạn và thời điểm cuối cùng có thể gia hạn sẽ được thông báo cụ thể. Sau 20 ngày, nếu chủ sở hữu của tên miền không gia hạn thì tên miền sẽ trở về trạng thái vô chủ. Lúc này, bất kỳ ai cũng có thể chọn mua tên miền này.
Đối với tên miền quốc tế, kể từ ngày hết hạn, tên miền sẽ trải qua 3 giai đoạn kéo dài khoảng 75 ngày gồm Pending Renew, Pending Restore và Pending Delete. Cụ thể:
- Giai đoạn Pending Renew (45 ngày): Nếu chủ sở hữu tên miền gia hạn tên miền trong giai đoạn này thì ngoại trừ phí gia hạn như bình thường sẽ không mất thêm khoản phí nào khác.
- Giai đoạn Pending Restore (30 ngày): Nếu chủ sở hữu tên miền gia hạn tên miền trong giai đoạn này thì sẽ phải trả phí gia hạn và phí khôi phục (phí khôi phục thường rất cao, sẽ gấp khoảng 10 lần phí gia hạn bình thường).
- Giai đoạn Pending Delete (5 ngày) là giai đoạn chờ xoá.
Sau khi hết thời hạn của 3 giai đoạn trên, tên miền hết hạn sẽ trở về trạng thái vô chủ và tất cả mọi người có thể tự do đăng ký mua.
9. Các tiêu chí lựa chọn Domain hoàn hảo
Khi hiểu được tên miền là gì thì có lẽ bạn cũng sẽ biết cách để chọn được một tên miền đúng quy cách. Nhưng thực tế, không hề đơn giản trong việc chọn mua tên miền đúng đơn vị, đúng mục tiêu. Vậy để có một cái tên vừa đẹp vừa phù hợp lại thì bạn cần phải làm gì?. Tuân thủ theo 6 quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn chọn được tên miền ưng ý:
- Dễ nhớ
- Càng ngắn càng tốt
- Khó viết sai
- Không gây hiểu nhầm
- Thuộc khu vực khách hàng mục tiêu
- Liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn
Hy vọng với những chia sẻ ở trên về domain là gì, các khái niệm liên quan đến domain, phân loại domain. Cùng vai trò của tên miền website, cách đăng ký và tiêu chí lựa chọn domain thích hợp nhất đã giúp ích cho các bạn. Chúc bạn chọn được domain ưng ý nhất cho website! Tham khảo ngay dịch vụ SEO TIEN ZIVEN!
Tài liệu tham khảo: Domain Names — SEO Best Practices [2021] – Moz
Tham khảo các bài viết hay: