Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng hình sự 2015

Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015

Luật tố tụng hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

doi-tuong-va-phuong-phap-dieu-chinh

Khái niệm về tố tụng hình sự:

Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều ữa, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự:

Luật tố tụng hình sự là ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tô, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phát sinh mối quan hệ nhất định.

Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự:

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những cách thức dùng để tác động đến các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự được xác định căn cứ vào tính chất đặc thù của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự Việt Nam có hai phương pháp điều chỉnh đặc trưng, đó là: Phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp – chế ước.

Phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tố tụng hình sự. Quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Các quyết định của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân. Quyền uy không có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật. Phương pháp quyền uy còn thể hiện ở việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng…

Phương pháp phối hợp – chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án… Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của BLTTHS. Cơ quan này làm sai thì Cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mình sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa những sai lầm đó. Mức độ chế ước được thể hiện trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia giải quyết vụ án hình sự.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: [email protected]