Đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì Tết Âm lịch để kiếm lời thì có vi phạm pháp luật hay không? Đổi tiền lẻ, tiền mới để kiếm lời bị phạt bao nhiêu?
Đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì Tết Âm lịch để kiếm lời có bị pháp luật nghiêm cấm không?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định như sau:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
1. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
2. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hướng dẫn, kiểm tra việc thu, đổi, tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước
1. Tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
3. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.
Theo đó, chỉ có Ngân hàng nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân Hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước mới có thẩm quyền đổi tiền. Như vậy, hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì để kiếm lời của cá nhân, tổ chức là vi phạm pháp luật.
Đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì Tết Âm lịch để kiếm lời thì có vi phạm pháp luật hay không? Đổi tiền lẻ, tiền mới để kiếm lời bị phạt bao nhiêu?
Đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì để kiếm lời dịp Tết Âm lịch 2023 bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
…
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
Theo đó, việc đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để có phí,… là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng đối với cá nhân.
Mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân còn mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới để kiếm lời dịp Tết Âm lịch 2023?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Nghị định 43/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
1. Thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng
2. Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
3. Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000.000 đồng
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, trường hợp tổ chức có hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.0000 đồng có thể thuộc thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Trưởng đoàn thanh tra theo quy định nêu trên.
Trường hợp cá nhân có hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.0000 đồng có thể thuộc thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Trưởng đoàn thanh tra theo quy định nêu trên.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
– Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
Law
Net
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
– Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
– Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
– Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Bài viết này có hữu ích cho bạn không?